5000 10000 15000 20000 25000
Chưa bao giờ những chủ phương tiện đánh bắt thủy sản phải vất vả trước “cơn
bão giá” như lúc này. Từ tháng 01/2007 giá dầu DO 0,25%S là 8.700 đồng/lít, đến 22/11/2007 tăng vọt lên 10.200 đồng/lít đến ngày 25/02/2008 giá dầu tăng lên 13.900
đồng/lít, chỉ một năm mà giá dầu tăng lên 59,77%.
Từ 13/7/2009 giá dầu DO 13.870 đồng/lít đến 16/12/2009 giá dầu tăng lên 16.620
đồng/lít, những năm tiếp theo cứ tăng dần, cũng có lúc giảm nhưng không đáng kể.
Với hàng ngàn lít dầu DO tiêu thụ mỗi ngày, số tiền bội chi nhân với 3.700đ/lít đã là con số rất lớn.
Có những thời điểm xăng dầu tăng giá đột biến liên tục trong hai lần liền kề, từ
ngày 14/12/2010 giá dầu DO 0,25%S là 14.990 đồng/lít đến ngày 24/02/2011 tăng vọt lên 18.610 đồng/lít, đến ngày 29/3/2011 lại tiếp tục tăng lên 21.470 đồng/lít. Khi có Thông báo số 98/BTC-QLG ngày 24/2/2011 về điều hành giá và sử dụng quỹ bình ổn giá xăng, dầu, chỉ trong vòng 3 tháng giá dầu DO tăng 39,52% và từ đó đến nay giá xăng dầu liên tục tăng, có những lúc giảm nhưng không đáng kể.
Những ngư dân luôn phải đối mặt với những nguy hiểm của thiên tai, bão gió, cũng chịu tác động không nhỏ của giá xăng dầu trong khi đó sản phẩm khai thác được
lại bị phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường và các đầu nậu (thường xuyên bị tư thương
ép giá), nhưng vẫn phải cố gắng chống chọi ra khơi vì mưu sinh. Kết quả hoạch toán
chi phí sản xuất mỗi chuyến đi biển của ngư dân như sau: Nhiên liệu chiếm 80% chi phí, đá lạnh chiếm 15% (trong đó đá lạnh phụ thuộc 90% vào giá điện) và 5% còn lại là chi phí khác. Như vậy việc tăng giá xăng dầu sẽ quyết định đến trên 90% chi phí mỗi chuyến đi biển.
Tiêu hao nhiên liệu dầu nhiều nhất phải nói đến nghề lưới kéo, riêng chi phí dầu
chiếm khoảng từ 75-80% tổng chi phí sản xuất. Với tàu trên 400CV làm nghề này, chi phí dầu cho mỗi chuyến ra khơi khoảng từ 900-950 triệu đồng. Theo tính toán của ngư
dân, với việc giá dầu và giá điện như hiện nay, mỗi chuyến đi biển của cặp cào đôi (từ
35-40 ngày) sẽ tăng thêm khoảng từ 250-300 triệu đồng. Lương thực, thực phẩm, ngư
cụ... cũng tăng thêm 20%. Tàu có công suất dưới 90CV hoặc tương đương khai thác
ngắn hạn trên biển chi phí tăng thêm cho mỗi chuyến từ 10 đến trên 13 triệu đồng so
với trước thời điểm áp dụng giá xăng dầu gần đây. Cái khó là ngư dân không thể chủ động điều chỉnh giá sản phẩm khai thác được. Cũng theo bà con ngư dân, giá các mặt
tăng này không thể bù đắp được chi phí tăng giá dầu, và các hàng hóa thiết yếu khác.
Sự tăng giá đồng loạt như vậy khiến cho hầu hết các tàu thuyền khai thác loại vừa và nhỏ phải neo đậu, chờ giá hải sản tăng thêm để bù đắp chi phí nhiên liệu đầu vào. Với
một số tàu tiếp tục hoạt động thì để có lãi là không nhiều, mức thu nhập của ngư phủ
cũng bị giảm theo. Nếu như trước đây, chủ tàu chi cho ngư phủ trong khoảng 40% lợi
nhuận, thì nay mức chi này chỉ còn 30% đến 35%. Nhiều ngư phủ chuyển sang các tàu khai thác có công suất lớn, các tàu có công suất vừa và nhỏ thiếu ngư phủ trong khai thác. Trước tình hình này, nhiều chủ tàu đánh cá rơi vào tình trạng: Ra khơi hay nằm
bờ cũng đều thiệt hại cho chủ tàu. Ra khơi thì dễ bị thua lỗ. Nằm bờ thì cũng chẳng hơn gì, vì máy móc, tàu thuyền bị xuống cấp rất nhanh.
Theo ước tính chi phí đầu vào từ nhiên liệu, nước đá, nước uống và thực phẩm
cho một chuyến đánh bắt xa bờ có thể tăng một phần tư, trong khi lợi nhuận sau
chuyến đi còn là ẩn số. Nếu bài toán lợi nhuận không được giải thì tương lai ngành
khai thác thủy sản sẽ rơi vào bế tắc và suy thoái, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kế
hoạch xuất khẩu chung của ngành.