bán lẻ xăng dầu
a) Cách tính giá bán lẻ xăng dầu
Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu quy định cách tính giá xăng dầu như sau:
Giá cơ sở là giá để hình thành giá bán lẻ xăng dầu bao gồm các yếu tố và được xác định bằng (=) {Giá CIF cộng (+) Thuế nhập khẩu cộng (+) Thuế tiêu thụ đặc biệt}
nhân (x) Tỷ giá ngoại tệ cộng (+) Chi phí kinh doanh định mức cộng (+) Quỹ Bình ổn
giá cộng (+) Lợi nhuận định mức trước thuế cộng (+) Thuế giá trị gia tăng cộng (+) Phí xăng dầu cộng (+) Các loại thuế, phí và các khoản trích nộp khác theo quy định
pháp luật hiện hành; được tính bình quân của số ngày dự trữ lưu thông (30 ngày). Hiện nay, đã bỏ phí xăng dầu (500 đồng/lít) nhưng cộng thêm thuế Bảo vệ môi trường (1.000 đồng/lít)
Cách tính giá bán lẻ hiện nay còn giúp các doanh nghiệp đầu mối "lãi thực tế, lỗ
điều chỉnh giá 10 ngày một lần, nhưng phải đảm bảo dự trữ lưu thông tối thiểu 30
ngày. Mỗi lần điều chỉnh giá, doanh nghiệp phải cộng giá dự trữ lưu thông của 30 ngày trước đó, rồi chia bình quân cấu thành giá cơ sở làm căn cứ điều chỉnh giá bán lẻ
trên thị trường. Thế nên, có rất nhiều đợt xăng dầu thế giới giảm liên tục nhưng lấy
mức giá trung bình 30 ngày trước đó thì giá cơ sở vẫn cao hơn giá bán lẻ nên các doanh nghiệp không chịu giảm giá. Trong khi thực tế, phương thức nhập hàng, tính giá, xả hàng của doanh nghiệp đầu mối lại hoàn toàn khác. Chuyện nhập nhằng, thiếu
minh bạch cách tính giá này đã nói tới nói lui mấy năm nay vẫn không giải quyết.
Doanh nghiệp xăng dầu đầu mối vẫn tận dụng tối đa sự bất hợp lý của chính sách nói trên để thu lợi cho mình, đẩy phần thiệt hại cho người tiêu dùng.
Giá xăng dầu bất hợp lý hiện nay một phần còn do chính sách đánh thuế của nhà
nước. Xăng dầu là mặt hàng mà hàng ngày ai cũng phải sử dụng nhưng lại bị tính thuế
tiêu thụ đặc biệt, điều này vẫn chưa hợp lý theo cách nhìn nhận đánh giá của người
dân.
Ví dụ: Cách tính giá mặt hàng xăng A92 ngày 8/5/2013 như sau:
Giá thế giới: 112,5 $/thùng; Giá thế giới (FOB) BQ 30 ngày: 108,42 $/thùng Phí bảo hiểm: 2,5$/thùng; Tỷ giá: BQ 30 ngày/LNH:20.945,68/20.828,00
Giá CIF: 110,92$/thùng; Giá CIF tính giá cơ sở: 14.386 đồng/lít
Thuế nhập khẩu 19%: 2.718 đồng Thuế tiêu thụ đặc biệt10%: 1.702 đồng Chi phí định mức: 860 đồng Lợi nhuận định mức: 300 đồng Quỹ BOG: 300 đồng Thuế BVMT: 1.000 đồng/lít Thuế VAT: 2.127 đồng/lít => Giá cơ sở: 23.394 đồng/lít
b) Nguyên tắc quản lý giá bán xăng dầu
Theo quy định tại Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của
Chính phủ về kinh doanh xăng dầu thì hiện nay, Nhà nước cho phép các doanh nghiệp
tự quyết định giá xăng dầu, khi điều chỉnh tăng – giảm giá đặc biệt là tăng giá, các
doanh nghiệp đầu mối phải trình Liên bộ (Công thương – Tài chính) xem xét, quyết định. Bên cạnh đó, Bộ Công thương kiến nghị với Chính phủ về một số giải pháp mới
nhằm bình ổn thị trường, giá cả. Theo đó các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng thiết yếu trong đó có xăng dầu được tự định giá bán nhưng phải cam kết ổn định, tăng
giá theo lộ trình quy định tại Nghị định 84/2009/NĐ-CP. Ngoài ra, trong điều kiện thị trường biến động bất thường, Nhà nước sẽ thực hiện các biện pháp cấp bách nhằm ổn định thị trường. Các cơ quan quản lý Nhà nước có quyền thu hồi giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp có thời hạn hoặc vô thời hạn khi phát hiện doanh nghiệp vi phạm các quy định về giá cả, đo lường, chất lượng,... Bộ Công thương cũng đề nghị Chính
phủ cho phép áp dụng việc yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đăng ký giá bán với cơ quan quản lý bằng văn bản thông báo giá. Các doanh nghiệpcông bố công khai giá bán và bán theo đúng giá công bố, niêm yết. Trong những đợt điều chỉnh tăng
giá, Liên bộ (Công thương – Tài chính) cũng nhận định rằng đối tượng chịu áp lực lớn hơn là những hộ gia đình khó khăn tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa… theo đó, một cơ chế hỗ trợ cũng được ban hành đi kèm với đợt điều chỉnh. Cụ thể là: Chính phủ sẽ
tập trung hỗ trợ cho nhóm những người bị tác động trực tiếp, nhiều nhất từ việc xăng
dầu tăng giá và cho người nghèo, như mở rộng diện hỗ trợ và cấp không thu tiền dầu
cho các hộ dân ở các địa bàn chưa có điện lưới, cho các đồng bào dân tộc thiểu số và thuộc diện chính sách; giảm thuế trong lĩnh vực nông nghiệp; hỗ trợ thay phương tiện
giảm thiểu chi phí nhiên liệu đối với đánh bắt xa bờ; thực hiện các cơ chế cho vay ưu đãi…Quy định là như vậy nhưng việc điều chỉnh tăng giá như thế nào, khi nào tăng là điều rất nhạy cảm và hết sức quan trọng vì liên quan đến nhiều ngành và đời sống của
nhân dân. Do đó, Liên bộ (Công thương – Tài chính) cần phải cân nhắc kỹ trước khi
ban hành quyết định.
Với phương pháp này, Nhà nước sẽ không phải đau đầu với con số hàng chục
ngàn tỷ đồng mỗi năm để bù lỗ hỗ trợ doanh nghiệp. Nguồn tiền lớn này thay vì hỗ trợ
gián tiếp cho doanh nghiệp thì từ nay sẽ hỗ trợ trực tiếp đến người dân chịu sức ép của tăng giá xăng dầu. Bên cạnh đó hàng loạt thành quả được tạo ra khi Nhà nước không
phải mất công, mất sức chống buôn lậu, ngăn ngừa tình trạng “bao cấp ngược” cho thị trường khu vực và các doanh nghiệp nước ngoài hưởng lợi từ bao cấp giá. Từ nay
doanh nghiệp cũng hoàn toàn chủ động trong kinh doanh mà không phải chạy theo chính sách; ngược lại, cơ quan quản lý không phải can thiệp vào doanh nghiệp bằng
những mệnh lệnh hành chính. Bên cạnh đó, thị trường cơ bản có được môi trường cạnh
tiêu dùng thì phải tiết kiệm tiêu dùng, được lựa chọn mức giá cạnh tranh… Nhìn
chung đây là mặt tích cực về chính sách vĩ mô. Bên cạnh những chính sách và biện
pháp trên thì Nhà nước cần đầu tư để tìm những nguồn năng lượng thay thế.
Nhưng nhìn dưới góc độ của người tiêu dùng, đụng đến vấn đề tăng giá xăng là
đụng đến túi tiền của họ, sẽ lại làm tăng sự bức xúc, bất bình... Nhìn dưới góc độ của người quản lý thì không thể để doanh nghiệp lỗ mãi. Vì cứ càng bán càng lỗ thì doanh nghiệp sẽ không trụ được lâu. Khi đó, khả năng giữ ổn định năng lượng sẽ bị ảnh hưởng.
Thực tế, cứ mỗi lần giá thế giới biến động theo chiều hướng tăng là những người điều hành xăng dầu cũng như “ngồi trên chảo lửa”. Một bên là áp lực từ phía doanh
nghiệp đòi tăng. Một bên là áp lực rất lớn từ phía người tiêu dùng muốn giữ giá. Nhưng trong những trường hợp này, người tiêu dùng cần “cảm thông” và chấp nhận vì biến động giá thế giới là vấn đề khách quan. Điều chúng ta quan tâm là Nhà nước sẽ điều hành như thế nào để hài hòa lợi ích các bên. Nếu để tăng giá hoàn toàn theo giá thế giới sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người dân. Nếu chỉ giảm thuế nhập khẩu để
không phải tăng giá lại ảnh hưởng lớn đến nguồn thu ngân sách. Do đó, vừa tăng giá,
vừa giảm thuế là hợp lý nhất. Mức giảm thuế bao nhiêu phụ thuộc vào nguồn thu ngân
sách chịu đựng được đến đâu. Mặt khác, cơ quan điều hành cũng phải có những tính
toán để đo lường được mức tăng giá bao nhiêu là hợp lý. Việc đo lường độ nhạy cảm
của dân, cả về tâm lý kinh tế và tâm lý chính trị hết sức quan trọng trước khi đưa ra
quyết định điều hành giá xăng dầu ở từng thời điểm.
Mặt khác, giá xăng dầu tăng ảnh hưởng đến chỉ số CPI cả nước. Trường hợp giá xăng tăng cao sẽ dẫn đến chỉ số CPI cũng tăng theo. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến
việc kiềm chế lạm phát. Do đó, điều hành xăng dầu cần mềm dẻo, linh hoạt, tùy vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội của từng thời điểm. Mức điều chỉnh các công cụ
(giá bán lẻ, thuế, quỹ bình ổn) phải làm sao để mức tăng giá bán lẻ thấp nhất trong điều kiện có thể, tránh trường hợp giảm thuế chỉ chút ít và tăng giá quá nhiều.
Khi giá xăng dầu liên tục tăng, những ngư dân cũng chịu tác động không nhỏ của
giá dầu Diesel, trong khi đó sản phẩm khai thác được lại bị phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường và các đầu nậu (thường xuyên bị tư thương ép giá), nhưng vẫn phải cố gắng
chống chọi ra khơi vì mưu sinh. Chi phí sản xuất mỗi chuyến đi biển của ngư dân
90% chi phí mỗi chuyến đi biển. Như vậy, có thể nói rằng nghề cá đang rơi vào cuộc
khủng hoảng lớn nếu như giá sản phẩm khai thác không được cải thiện, chi phí xăng
dầu tăng cao như hiện nay. Các chủ tàu không ra khơi, nếu bài toán không được giải
thì tương lai ngành khai thác thủy sản sẽ rơi vào bế tắc và suy thoái, điều này sẽ gây ảnh hưởng dây chuyền rất lớn đến phát triển thị trường bán lẻ dầu Diesel cho khai thác thủy sản.