Theo truyền thống khai thác, các tàu khai thác hoạt động khai thác cùng một
nghề, nhất là các tàu khai thác xa bờ mỗi khi xuất bến ra khơi hoạt động khai thác, do đặc thù môi trường biển tiềm ẩn các sự cố bất trắc như hư hỏng máy móc, sóng to gió
lớn,…để hỗ trợ lẫn nhau nếu như có sự cố xảy ra và giúp nhau trong hoạt động khai thác như thông báo ngư trường cho nhau, các tàu khai thác có mối quan hệ thân thiết
như cha con, anh em và bạn bè thường tổ chức đi khai thác cùng nhau trong các chuyến biển và từ đó hình thành một cách tự phát và là tiền thân của tổ chức ngư dân
đoàn kết sản xuất trên biển. Trên cơ sở thực tế và qua điều tra cơ cấu nghề khai thác tại địa phương Chi cục khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Khánh Hòa (gọi tắt là Chi cục Khánh Hòa) đã tổ chức họp dân phổ biến chủ trương thành lập tổ chức ngư dân đoàn kết sản xuất trên biển và gửi đến các sở ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố có biển lấy ý kiến xây dựng quy chế.
Bên cạnh việc thành lập các tổ đội sản xuất, các tàu khai thác xa bờ làm các nghề
câu cá ngừ đại dương và được tổ chức thành lập ngư đội để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ
chủ quyền biển đảo và thực hiện mô hình tàu mẹ - tàu con.
Hiện tại tổ chức được 09 ngư đội gồm có 45 tàu hoạt động nghề cá ngừ đại dương là : Ngư đội Song Tử Tây – Ngư đội Trường Sa Lớn – Ngư đội Đá Tây – Ngư đội Sinh Tồn – Ngư đội Đá Lát – Ngư đội Đá Nam – Ngư đội Đá Lớn – Ngư đội Nam
Yết – Ngư đội Sơn Ca. Mỗi ngư đội được trang bị tương đối đầy đủ hệ thống thông tin
liên lạc. Các ngư đội này thường xuyên hoạt động khai thác trên các vùng biển xa và
đã đóng góp nhiều thông tin quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ
quyền biểnđảo.
2.2.2.4. Cơ sở hậu cần phục vụ cho khai thác thủy sản tại Khánh Hòa a) Hệ thống cảng, chợ