Tổng quan về ngành kinh doanh xăng dầu tỉnh Khánh Hòa

Một phần của tài liệu phát triển thị trường bán lẻ dầu diesel phục vụ khai thác thủy sản trên địa bàn thành phố nha trang (Trang 58)

2.1.1. Các doanh nghiệp đầu mối phân phối xăng dầu tại Khánh Hòa

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà có 03 doanh nghiệp phân phối bán buôn xăng dầu:

- Công ty xăng dầu Phú Khánh (Petrolimex) trực thuộc Tổng Công ty xăng dầu

Việt Nam – Tập đoàn xăng dầu Việt Nam

- Công ty xăng dầu Quân Đội khu vực 3 trực thuộc Tổng Công ty xăng dầu Quân Đội

- Công ty TNHH Nhân Đạt (Tổng đại lý).

Ngoài ra, còn có một số đầu mối nhập khẩu xăng dầu tại thành phố Hồ Chí Minh,

Vũng Tàu, Bình Thuận, Phú Yên, Đồng Tháp…bán hàng trực tiếp cho các doanh

nghiệp kinh doanh xăng dầu tại Khánh Hòa.

Nguồn xăng dầu cung cấp cho mạng lưới phân phối bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa chủ yếu từ các doanh nghiệp Nhà nước (Công ty xăng dầu Phú

Khánh, Công ty xăng dầu Quân Đội khu vực 3), Công ty TNHH Nhân Đạt và một số

doanh nghiệp đầu mối khác như: Công ty TNHH một thành viên Dầu khí thành phố

Hồ Chí Minh (Saigon Petro), Tổng Công ty dầu Việt Nam (PV Oil), Công ty TNHH

một thành viên Thương mại dầu khí Đồng Tháp…, nên khi có biến động về giá xăng

dầu của thị trường thế giới và thị trường trong nước, tỉnh Khánh Hoà vẫn đáp ứng đủ

số lượng, bình ổn được giá cả và duy trì chất lượng cho người tiêu dùng, không để xảy

ra những biến động bất thường gây ảnh hưởng đến đời sống xã hội của nhân dân trong

tỉnh [25].

2.1.2. Hệ thống kho dự trữ, phương tiện vận tải xăng dầu tại Khánh Hòa

Tổng sức chứa hiện tại của kho xăng dầu Vĩnh Nguyên thuộc Công ty xăng dầu

Phú Khánh là 30.000m3, chưa kể Tổng kho của Công ty xăng dầu Quân Đội khu vực 3

(ngoài nhu cầu quốc phòng) tham gia kinh doanh trên thị trường chứa trên 65.000m3. Với sức chứa của kho hiện tại đáp ứng được cho nhu cầu tiêu thụ của toàn tỉnh là 450.041m3/năm. Bên cạnh đó, còn có Tổng kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong thuộc

Tập đoàn xăng dầu Việt Nam tại thôn Mỹ Giang, Ninh Phước, thị xã Ninh Hoà, với

Hầu hết các doanh nghiệp đầu mối phân phối xăng dầu trên địa bàn tỉnh đều có

xe bồn, riêng hệ thống xe bồn của Công ty xăng dầu Phú Khánh trên 100 chiếc, Công ty xăng dầu Quân Đội khu vực 3 là 32 chiếc, các tổng đại lý khác thuộc loại hình doanh nghiệp tư nhân khoảng từ 7-10 chiếc; với số lượng xe bồn này đủ đáp ứng nhu

cầu vận chuyển xăng dầu trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa kể cả những tỉnh lân cận trong

khu vực miền Trung Tây Nguyên. Ngoài ra, một số doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu với

quy mô lớn có khoảng từ 2-4 chiếc xe bồn, loại hình doanh nghiệp tư nhân hoạt động

kinh doanh tự chủ, do đó khi có khả năng phát triển mở rộng kinh doanh các doanh

nghiệp này đều trang bị xe bồn, rất thuận tiện, chủ động trong việc vận chuyển cấp

bách nhiên liệu của doanh nghiệp vào những thời điểm biến động tăng giá.

2.1.3. Mạng lưới cửa hàng bán lẻxăng dầu tại Khánh Hòa

Với vai trò chiến lược của mặt hàng xăng dầu, mạng lưới cửa hàng bán lẻ xăng dầu được bao phủ rộng khắp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Có thể thấy rõ qua bảng 2.1

như sau [17]:

Bảng 2.1: Sự phân bố các cửa hàng bán lẻ xăng dầutrên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Địa điểm Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số cửa hàng Tỷ lệ (%) Số cửa hàng Tỷ lệ (%) Số cửa hàng Tỷ lệ (%) 1. T.p Nha Trang 52 36.36 59 38.82 60 37.04 2. T.p Cam Ranh 22 15.38 22 14.47 23 14.20

3. Huyện Cam Lâm 14 9.79 14 9.21 16 9.88

4. Huyện Diên Khánh 13 9.09 13 8.55 13 8.02 5. T.x Ninh Hòa 19 13.29 19 12.50 19 11.73 6. Huyện Vạn Ninh 19 13.29 20 13.16 24 14.81 7. Huyện Khánh Vĩnh 3 2.10 3 1.97 4 2.47 8. Huyện Khánh Sơn 1 0.70 2 1.32 3 1.85 Tổng cộng 143 100 152 100 162 100

Nguồn: Sở Công Thương Khánh Hoà

Tính đến cuối năm 2012 đã có đến 162 cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên toàn tỉnh,

trong đó số cửa hàng tại thành phố Nha Trang chiếm tỷ trọng lớn nhất là 37%. Hệ

thống cửa hàng bán lẻ này về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các cửa hàng chủ yếu tập trung ở vùng nội thành và một số huyện có

Quốc lộ 1A đi qua. Mật độ cửa hàng xăng dầu trên tuyến Quốc lộ 1A tương đối dày

(65/136 cửa hàng chiếm 47,79%), bình quân 2,7 km có 1 cửa hàng xăng dầu, phân bố không đồng đều. Nhiều đoạn đường trên quốc lộ 1A có mật độ cửa hàng xăng dầu rất

bàn phường Cam Nghĩa, thành phố Cam Ranh. Trong khi trên các tỉnh lộ và một số

tuyến đường ở các xã ven đô thị lại quá thưa.

Mạng lưới phân phối bán lẻ xăng dầu tại tỉnh Khánh Hòa, cũng giống bức tranh

chung của thị trường bán lẻ xăng dầu Việt Nam, chủ yếu vẫn qua kênh bán lẻ truyền

thống như các cửa hàng xăng dầu trên đất liền.

2.2. Tổng quan về ngành khai thác thuỷ sản tỉnh Khánh Hoà

2.2.1. Sản lượng khai thác thủy sản tại tỉnh Khánh Hòa

Tỉnh Khánh Hòa có trên 385 km bờ biển kể cả các đảo, có 200 đảo lớn nhỏ. Vùng biển Khánh Hòa có nguồn lợi đa dạng, phong phú mang tính địa phương. Nguồn lợi

hải sản bao gồm: cá, giáp sát, thân mềm, rong biển, trong đó chủ yếu là nguồn lợi cá

biển. Vùng biển Khánh Hòa có hơn 600 loài cá khác nhau, trong đó có trên 50 loài có giá trị kinh tế. Cá nổi: chiếm tỷ trọng 70% gồm các loài cá lớn như: Nhám, Thu, Ngừ,

Bạc Má… cá nhỏ như cá Cơm, Trích, Nục, Chuồn, Chỉ Vàng… Cá đáy: chiếm tỷ

trọng không lớn (khoảng 30%) nhưng có giá trị kinh tế cao như: cá Mú, Đổng, Mối, Đỏ Da… Trữ lượng cá biển ở Khánh Hòa có khoảng 116 nghìn tấn. Khả năng cho phép khai thác hàng năm khoảng 70 nghìn tấn, trong đó chủ yếu là cá nổi, cá đáy tuy

sản lượng không lớn nhưng có nhiều loài cá có giá trị xuất khẩu [26].

Phân bố cá theo một số ngư trường trong khu vực biển Khánh Hòa nhưng sản lượng khai thác hàng năm chủ yếu từ nguồn cá di cư tùy theo mùa. Vùng biển Khánh

Hòa có thể khai thác quanh năm nhưng có hai vụ chính: Vụ Bắc thường khai thác xa

bờ (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau) và Vụ Nam thường khai thác gần bờ (từ tháng 3 đến tháng 9). Đặc biệt ở Khánh Hòa phát triển nghề lưới rê khơi, đó là nghề truyền

thống, có mùa vụ khai thác quanh năm, khai thác cá nổi rất có hiệu quả.

Trong những năm gần đây ngành thủy sản Khánh Hòa đã có những bước phát

triển rõ nét, tạo được thế đi lên, đạt được những thành quả đáng kể, xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn. Tình hình khai thác thuỷ sản tại tỉnh Khánh Hoà trong các năm gần đây thể hiện qua bảng 2.2 sau [19]:

Bảng 2.2: Sản lượng khai thác thuỷ sản tại Khánh Hoà từ năm 2010-2012

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1.Sản lượng khai thác thuỷ sản (tấn) 76.391 79.770 83.000

2.Tốc độ tăng liên hoàn (%) - 104,42 104,05

3.Mức tăng liên hoàn (tấn) - 3.379 3.230

Nhìn chung, tổng sản lượng thuỷ sản khai thác toàn tỉnh Khánh Hòa tăng trưởng ổn định qua các năm từ 2010 đến 2012. Sản lượng thuỷ sản khai thác bình quân hàng năm toàn tỉnh đạt trên dưới 80.000 tấn/năm bao gồm tôm, mực, cá các loại trong đó cá

chọn chiếm 20%, cá sô chiếm 50%, cá tạp chiếm 30%.

Tuy sản lượng khai thác đạt khá, nhưng do giá nhiên liệu và chi phí chuyến biển

vẫn duy trì ở mức cao, trong khi giá thành các sản phẩm khai thác tăng không đáng kể

nên lợi nhuận của ngư dân đạt thấp. Bên cạnh đó, lực lượng lao động nghề biển thiếu,

tùy thuộc vào hiệu quả đánh bắt và mức tiền công nên nhiều chủ tàu không duy trì

được lao động thường xuyên để ổn định sản xuất. Mặt khác, khả năng tiếp cận nguồn

vốn của ngư dân gặp khó khăn, các ngân hàng ít quan tâm cho vay đối với các chủ tàu khai thác thủy sản vì rủi ro cao nên ngư dân gặp không ít khó khăn.

2.2.2. Năng lực khai thác thủy sản tại tỉnh Khánh Hòa

2.2.2.1. Số lượng tàu thuyền khai thác thủy sản tại Khánh Hòa

Tính đến tháng 8 năm 2013, tổng số lượng tàu thuyền khai thác thủy sản tại

Khánh Hòa 9.823 chiếc, trong đó số tàu cá khai thác xa bờ là 1.114 tàu, số còn lại khai thác vùng biển thủy sản ven bờ và vùng lộng. Tình hình số lượng tàu phân theo nhóm nghề và công suất thể hiện qua bảng 2.3 như sau [19]:

Bảng 2.3: Số lượng tàu phân theo nhóm nghề và công suất toàn tỉnh Khánh Hòa (tính đến tháng 8/2013) Nghề Công suất <20cv 20-<50 50-<90 90-<250 250-<400 400-<4000 Cộng 1. Câu 768 251 25 51 73 42 1.210 2. Cản 340 60 37 58 115 50 660 3. D.vụ thủy sản 29 152 73 56 12 04 326 4. Lưới kéo 54 445 162 175 133 51 1.020 5. Lưới cước 1.701 407 24 09 00 00 2.141 6. Lưới quét 02 39 49 03 00 00 93 7. Mành 720 732 37 14 08 01 1.512 8. Nghề khác 1.840 158 07 04 00 01 2.010 9. Pha Xúc 01 23 55 90 25 09 203 10. Trủ 40 148 82 73 35 14 392 11. Vây rút 30 121 44 29 07 16 256 Tổng 5.534 2.536 595 562 408 188 9.823

Nguồn: Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Khánh Hòa

Đối với các tàu có công suất lớn khai thác xa bờ thì việc trang bị các máy khai

thác (máy dò ngang, máy thu lưới, máy thu câu…) và thiết bị hàng hải (máy đo sâu, la bàn, định vị…) đầy đủ hơn. Tuy nhiên các thiết bị còn lạc hậu do khả năng tài chính và

trình độ tiếp cận các máy móc trang thiết bị hiện đại còn thấp. Nhóm tàu này, khi hoạt động trên biển ngư dân ngày càng có ý thức trong công tác bảo đảm an toàn cho người và phương tiện. Hệ thống thông tin liên lạc giữa cơ quan nhà nước với hộ gia đình chủ tàu cá đã từng bước được thiết lập qua đó đẩy mạnh công tác cứu hộ, cứu nạn trên biển

nhằm hạn chế đến mức thấp nhất về người và tàu cá khi có bảo tố xảy ra.

Các tàu có công suất nhỏ khai thác ven bờ thường đóng theo kinh nghiệm dân

gian, trang thiết bị trên tàu còn thiếu về số lượng và chất lượng. Vấn đề này dẫn đến

tình trạng có nguy cơ mất an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên biển gây thiệt hại đến tài sản và tính mạng của ngư dân.

Có thể thấy rõ sự gia tăng ổn định về số lượng và công suất tàu khai thác thuỷ sản tại Khánh Hoà qua bảng 2.4 sau:

Bảng 2.4: Số lượng tàu khai thác thuỷ sản xa bờ tại Khánh Hoà từ năm 2009-2012

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 I Tổng số tàu cá tàu 8.026 9.682 9.703 9.724

1 Loại 90-250cv tàu 570 594 583 582

2 Loại 250-400cv tàu 138 212 281 323

3 Loại ≥400cv tàu 27 36 71 93

II Tổng công suất Cv 342.504 344.860 372.214 411.564

Nguồn: Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Khánh Hòa 2.2.2.2. Số lượng lao động và trình độ khai thác thủy sản

Số lượng lao động khai thác chiếm 30.000 người, số lượng lao động khai thác xa

bờ khoảng trên 10.000 người. Về trình độ lực lượng lao động đánh bắt: Trình độ nghề

nghiệp chủ yếu theo kinh nghiệm truyền thống nghề cá nhân dân. Đội ngũ thuyền trưởng, máy trưởng chưa được đào tạo qua trường lớp chính quy, thiếu kiến thức cơ

bản để có thể sử dụng được các thiết bị hàng hải, khai thác hiện đại. Do điều kiện kinh

tế đa số còn khó khăn trình độ văn hóa thấp nên việc đào tạo nghề, hướng dẫn kỹ thuật

mới, tiếp thu kiến thức khoa học công nghệ, cácquy định về khai thác và sử dụng các

trang thiết bị hiện đại gặp khó khăn.

2.2.2.3. Tổ chức các tổ đội khai thác thủy sản

Theo truyền thống khai thác, các tàu khai thác hoạt động khai thác cùng một

nghề, nhất là các tàu khai thác xa bờ mỗi khi xuất bến ra khơi hoạt động khai thác, do đặc thù môi trường biển tiềm ẩn các sự cố bất trắc như hư hỏng máy móc, sóng to gió

lớn,…để hỗ trợ lẫn nhau nếu như có sự cố xảy ra và giúp nhau trong hoạt động khai thác như thông báo ngư trường cho nhau, các tàu khai thác có mối quan hệ thân thiết

như cha con, anh em và bạn bè thường tổ chức đi khai thác cùng nhau trong các chuyến biển và từ đó hình thành một cách tự phát và là tiền thân của tổ chức ngư dân

đoàn kết sản xuất trên biển. Trên cơ sở thực tế và qua điều tra cơ cấu nghề khai thác tại địa phương Chi cục khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Khánh Hòa (gọi tắt là Chi cục Khánh Hòa) đã tổ chức họp dân phổ biến chủ trương thành lập tổ chức ngư dân đoàn kết sản xuất trên biển và gửi đến các sở ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố có biển lấy ý kiến xây dựng quy chế.

Bên cạnh việc thành lập các tổ đội sản xuất, các tàu khai thác xa bờ làm các nghề

câu cá ngừ đại dương và được tổ chức thành lập ngư đội để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ

chủ quyền biển đảo và thực hiện mô hình tàu mẹ - tàu con.

Hiện tại tổ chức được 09 ngư đội gồm có 45 tàu hoạt động nghề cá ngừ đại dương là : Ngư đội Song Tử Tây – Ngư đội Trường Sa Lớn – Ngư đội Đá Tây – Ngư đội Sinh Tồn – Ngư đội Đá Lát – Ngư đội Đá Nam – Ngư đội Đá Lớn – Ngư đội Nam

Yết – Ngư đội Sơn Ca. Mỗi ngư đội được trang bị tương đối đầy đủ hệ thống thông tin

liên lạc. Các ngư đội này thường xuyên hoạt động khai thác trên các vùng biển xa và

đã đóng góp nhiều thông tin quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ

quyền biểnđảo.

2.2.2.4. Cơ sở hậu cần phục vụ cho khai thác thủy sản tại Khánh Hòa a) Hệ thống cảng, chợ a) Hệ thống cảng, chợ

Số lượng, quy mô các cảng cá, bến cá, chợ cá, khu neo đậu cho các tàu thuyền:

Hiện tại Khánh Hòa có 5 cảng cá (Hòn Rớ, Vĩnh Lương, Vĩnh Trường, Đá Bạc, Đại

Lãnh) với tổng chiều dài cảng, bến là 650m. Sức chứa tàu thuyền của tất cả các cảng,

bến là 4.000 tàu. Loại tàu lớn nhất có thể cập cảng bến là 600cv. Tổng diện tích vùng

đất cảng, bến là 46.500m2, tổng diện tích cầu cảng là 5.600m2. Số lượng tàu cập cảng,

bến trung bình tháng 4.000 lượt. Sản lượng hải sản qua cảng trung bình tháng là 4.000 tấn. Tuy nhiên, thực tế khi tàu về cùng một lúc vào tuần trăng thì công suất cảng cá không đáp ứng được cho việc cập tàu lên cá gây khó khăn chậm trễ cho việc lên cá của

ngư dân.

Về khu neo đậu tránh trú bão cho các tàu cá có tất cả là 3 khu với tổng diện tích

là 70.000m2. Sức chứa tối đa là 1.500 tàu. Số khu neo đậu tự nhiên là 12 khu tổng diện

tích là 300.000 m2 sức chứa tối đa là 10.000 tàu.

Toàn tỉnh có 11 cơ sở đóng sửa tàu thuyền có khả năng đóng mới 50 tàu/năm.

Khả năng sửa chữa 4.500 tàu/năm. Các cơ sở đóng sửa tàu thuyền chủ yếu là đóng tàu

vỏ gỗ theo mẫu dân gian và cơ sở đóng tàu vỏ nhựa composite.

c) Cơ sở sản xuất nước đá

Hệ thống bảo quản sản phẩm của các tàu khai thác còn lạc hậu ảnh hưởng đến

chất lượng sản phẩm, làm giảm giá thành sản phẩm, giảm sản lượng xuất khẩu gây tổn

Một phần của tài liệu phát triển thị trường bán lẻ dầu diesel phục vụ khai thác thủy sản trên địa bàn thành phố nha trang (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)