thống ISO 9001:2008 tại công ty VCC.
2.3.2.1. Các hạn chế gặp phải khi áp dụng hệ thống ISO 9001:2008 tại công ty VCCty VCC ty VCC
Tuy nhiên, trong suốt thời gian áp dụng kể từ khi đạt chứng nhận cho đến nay, hệ thống quản lý chất lượng vẫn còn tồn tại một số điểm sau:
- Về thực hiện chính sách – mục tiêu:
+ Lãnh đạo cấp trung gian và cấp cơ sở chưa chú trọng vào công tác truyền đạt định hướng, chính sách cho các thành viên trong bộ phận.
+ Kết quả thực hiện mục tiêu khá thấp.
+ Việc triển khai thực hiện các mục tiêu còn bị động, hoạt động theo dõi, giám sát và đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu chưa được triển khai một cách thường xuyên để đảm bảo mục tiêu đặt ra được hoàn thành.
+ Một số mục tiêu chất lượng chưa xác định được chỉ tiêu đo lường cụ thể: các mục tiêu về an toàn, về đào tạo.
- Về hệ thống tài liệu:
+ Công tác lưu trữ hồ sơ - tài liệu - bản vẽ tại các công trường chưa thống nhất, còn lộn xộn khó truy tìm, tình trạng sử dụng tài liệu lỗi thời, bản vẽ lỗi thời vẫn còn tồn tại ở một vài công trường.
+Việc áp dụng theo tài liệu đã ban hành tại các công trường chưa được thực hiện triệt để,
nhất là khối công trình.
- Về quản lý các nguồn lực:
+ Sự phân công trách nhiệm công việc ở khối văn phòng chưa rõ ràng.
+ Tính sẳn sàng của thiết bị phục vụ cho hoạt động thi công chưa cao: 42/135 thành viên khối công trường nhận xét công tác bảo trì sửa chữa thiết bị thi công còn bị động gây ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ và chất lượng công trình.
+ Thông tin từ hoạt động và các thông tin về thị trường – khách hàng chưa được tập hợp và quản lý nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu cho hoạt động cải tiến. Hoạt động trao đổi thông tin còn bị động.
+ Công tác hoạch định nhu cầu và kiểm soát về nguồn lực tài chính cho hoạt động chưa hiệu quả
- Về triển khai thi công và kiểm soát chất lượng công trình:
+ Các ý kiến khiếu nại của khách hàng được giải quyết chậm và bị động, các khiếu nại về chất lượng còn nhiều và chiếm tỷ trong lớn trong tổng số khiếu nại.
+ Các hành động khắc phục phòng ngừa trong hoạt động thi công chưa được triển khai triệt để.
- Về quản lý hệ thống và các quá trình
+ Các hoạt động sau khi xem xét hệ thống của Ban lãnh đạo theo định kỳ chưa được thực
hiện một cách hiệu quả.
+ Hoạt động triển khai và vận hành hệ thống chưa thật sự đồng bộ giữa 2 khối văn phòng
và công trường.
+ Việc phân tích, đánh giá hiệu quả của từng quá trình chưa được triển khai triệt để nhằm
tạo cơ sở cho hoạt động cải tiến.
- Công tác theo dõi – đo lường – cải tiến hệ thống
+ Công tác đánh giá hiệu quả của các chương trình cải tiến chưa được thực hiện tốt nên chưa động viên, khuyến khích được tinh thần cải tiến của các thành viên trong tổ chức.
+ Hoạt động đánh giá nội bộ chưa đi sâu vào đánh giá hiệu quả công việc và phần lớn tập trung vào việc xem xét mức độ tuân thủ hệ thống tài liệu.
+ Việc ghi nhận các hành động không phù hợp để phân tích nguyên nhân và đưa ra các hành động khắc phục phòng ngừa còn hạn chế. Cũng như hoạt động áp dụng kỹ thuật thống kê nhằm phân tích và cải tiến hoạt động chưa được triển khai một cách hiệu quả.
+ Chưa cụ thể hóa các chỉ tiêu để theo dõi và đo lường hiệu quả của các quá trình, các hoạt động.
Với những tồn tại như đã nêu ở trên, hệ thống thống quản lý chất lượng tại Công ty Cổ phần tư vấn xây công nghiệp và đô thi Việt Nam chưa thật sự tuân thủ các nguyên tắc của quản lý chất lượng, đặc biệt là Nguyên tắc 2,3,4,5 và 6. Trên cơ sở mức độ vi phạm các nguyên tắc, mức độ tuân thủ hệ thống quản lý chất lượng theo kết quả khảo sát thực tế, tôi xếp hạng mức độ ảnh hưởng của những tồn tại
nêu trên đối với hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng của Công ty theo cấp độ giảm dần như sau:
- Về quản lý hệ thống và các quá trình;
- Công tác theo dõi đo lường và cải tiến hệ thống; - Về quản lý các nguồn lực;
- Về triển khai thi công và kiểm soát chất lượng công trình; - Về chính sách- mục tiêu;
- Về hệ thống tài liệu.