0
Tải bản đầy đủ (.doc) (115 trang)

Quy trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN VIỆC ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 90012008 TẠI CÔNG TY TƯ VẤN XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP VÀ ĐÔ THỊ VIỆT NAM (Trang 70 -70 )

a. Mục đích.

Quy trình này quy định các bước xem xét, thực hiện, kiểm tra và phê duyệt báo cáo, đánh giá tác động môi trường để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu đã thỏa thuận với khách hàng.

b. Phạm vi áp dụng.

Quy trình này áp dụng cho công việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường tại VCC.

c. Định nghĩa.

Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến môi trường của các dự án quy hoạch, phát triển kinh tế- xã hội, của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học kỹ thuật, y tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và các công trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường.

d. Nội dung thực hiện.

- Tiếp nhận thông tin lập báo cáo.

+ Giám đốc trung tâm tiếp nhận các thông tin từ phòng kinh doanh về việc lập báo cáo ĐTM gồm có:

•Hợp đồng, phụ lục hợp đồng kinh tế với khách hàng và nội bộ. •Phiếu giao nhiệm vụ.

+ Giám đốc trung tâm tiếp nhận hợp đồng, phụ lục hợp đồng từ khách hàng hoặc từ phòng kế hoạch kinh doanh.

-Lập kế hoạch chất lượng.

Sau khi tiếp nhận thông tin trên, giám đốc trung tâm tiến hành lập kế hoạch thực hiện, gồm có:

•Xác định các nội dung hạng mục công việc. •Xác định thời gian và tiến độ thực hiện. •Xác định người và đơn vị thực hiện. •Xác định người kiểm tra và thẩm tra.

-Triển khai thực hiện.

Phân phát kế hoạch trên tới bộ phận, người tham gia thực hiện lập báo cáo ĐTM.

Các thành viên được yêu cầu thực hiện các công việc sau:

•Nghiên cứu dự án: Quy mô đầu tư, dây chuyền công nghệ, ý nghĩa kinh tế, xã hội…

•Điều tra khảo sát đánh giá hiện trạng môi trường tại khu vực dự án. •Điều tra khảo sát thực địa.

•Lấy mẫu tại hiện trường và phân tích các thành phần môi trường trong phòng thí nghiệm: Điều kiện vi khí hậu, môi trường không khí, chất lượng nước mặt, nước ngầm, chất lượng đất, hệ sinh thái, tài nguyên sinh vật…

•Xử lý kết quả phận tích.

•Tổ chức tham vấn ý kiến của công đồng: Xin ý kiến của UBND và ủy ban MTTQ cấp xã.

•Lập báo cáo ĐTM theo từng chuyên đề và tổng hợp để lập báo cáo ĐTM chi tiết.

-Kiểm tra báo cáo.

•Tập hợp báo cáo từ các bộ phận và người được phân công . •Kiểm tra các kết quả trong báo cáo gồm:

•Các kết quả đánh giá phân tích.

•Việc đáp ứng các yêu cầu của hợp đồng.

•Việc đáp ứng các yêu cầu luật định.

Khi cần có thể tham khảo ý kiến nhận xét của các chuyên gia chuyên ngành. Nếu báo cáo đạt yêu cầu: tiến hành phê duyệt báo cáo và chuyển đến bộ phận xuất bản để bàn giao cho chủ đầu tư, khách hàng.

Nếu báo cáo chưa đạt yêu cầu, người kiểm tra phải chỉ rõ phần chưa đạt yêu cầu của sản phẩm. Người hay bộ phận phụ trách báo cáo này tiến hành phân tích và đánh giá mức độ chưa đạt yêu cầu của báo cáo để đưa ra biện pháp phù hợp như sửa lại hay làm lại, phân công người, bộ phận chịu trách nhiệm thực hiện biện pháp trên. Thực hiện hành động khắc phục, phòng ngừa( nếu cần). Kiểm tra lại kết quả thực hiện. Các công việc kiểm tra như đã mô tả ở trên. Sau đó tiên hành phê duyệt báo cáo và chuyển đến bộ phận xuất bản để bàn giao nghiệm thu với chủ đầu tư, khách hàng.

•Tham gia họp hội đồng thẩm định báo cáo cùng chủ đầu tư.

•Tiếp nhận ý kiến thẩm định để bổ sung hoàn thiện báo cáo ĐTM giao nộp lại chủ đầu tư để trình phê duyệt của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

e. Hồ sơ lưu trữ.

Toàn bộ tài liệu được thực hiện trong quá trình lập ĐTM được tập hợp lại thành hồ sơ. Hồ sơ này được kiểm soát theo quy trình kiểm soát hồ sơ do công ty ban hành.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN VIỆC ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 90012008 TẠI CÔNG TY TƯ VẤN XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP VÀ ĐÔ THỊ VIỆT NAM (Trang 70 -70 )

×