Phân tích khả năng quản lý TSDH

Một phần của tài liệu phân tích tài chính công ty tnhh dệt may linh phương (Trang 69)

Bảng 2.9: Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSDH của Công ty TNHH Dệt May Linh Phương giai đoạn 2011 - 2013

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản Lần 0,44 0,23 0,06 Hiệu suất sử dụng TSDH Lần 0,76

0,42 0,09

Tỷ suất sinh lời TSDH % (8,32) (8,21) (1,64) Sức sản xuất TSCĐ Lần 2,77 15,05 14,00

Tỷ suất sinh lời TSCĐ %

(41,33) (350,23) (363,62)

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Bảng cân đối kế toán)

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản: Chỉ tiêu này cho biết mỗi một đồng tài sản tạo

ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Theo đó, năm 2011, chỉ tiêu này là 0,44 lần được hiểu là một đồng tài sản tạo ra được 0,44 đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này sụt giảm khi năm 2012, hiệu suất sử dụng tài sản chỉ là 0,23 lần, tức là một đồng tài sản chỉ tạo được 0,23 đồng doanh thu thuần. Năm 2013, một đồng tài sản tạo được 0,21 đồng doanh thu thuần. Nguyên nhân là doanh thu thuần có tốc độ giảm mạnh qua các năm. Doanh thu thuần năm 2012 giảm 53,62%, năm 2013 giảm 77,9%. Tổng tài sản cũng giảm liên tục trong giai đoạn 2011 - 2013. Tổng tài sản giảm 1,27% ở năm 2012 và 20,89% ở năm 2013. Doanh thu thuần và tổng tài sản cùng giảm do chính sách chuyển đổi loại hình đầu tư kinh doanh của Công ty. Nhìn vào bảng số liệu kết luận Công ty đã sử dụng kém hiệu quả tài sản. Vì vậy, Công ty cần nhanh chóng đưa ra những giải pháp tăng hiệu suất sử dụng tài sản nhằm tăng doanh thu và giúp Công ty hoạt động có hiệu quả hơn.

Hiệu suất sử dụng TSDH được đo lường bằng tỷ số giữa TSDH và doanh thu

thuần. Chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng TSDH đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Năm 2011, hiệu suất sử dụng TSDH đạt 0,76 lần đồng nghĩa với mỗi đồng TSDH tạo được 0,76 đồng doanh thu thuần. Năm 2012, chỉ tiêu này giảm 0,34 lần xuống còn 0,42 lần. Nguồn TSDH giảm 16,48% nhưng mức giảm của doanh thu thuần đạt 17,63% là nguyên nhân giảm hiệu suất sử dụng TSDH. Đến năm 2013, tốc độ giảm doanh thu thuần là 77,9% lớn hơn tốc độ giảm của TSDH đạt 1,78% tạo nên sự giảm hiệu suất sử dụng TSDH xuống còn 0,1 lần. Nguyên nhân là trong giai đoạn này, doanh thu thuần có mức giảm đáng kể do tác động bởi chính sách thu hẹp sản xuất làm cho lượng hàng hóa tiêu thụ giảm dẫn đến giảm doanh thu. Các số liệu phân tích cho thấy sự kém hiệu quả trong việc sử dụng TSDH.

Trong ba năm 2011 - 2013, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp luôn âm là

nguyên nhân chính làm cho tỷ suất sinh lời trên TSDH không lớn hơn 0. Tỷ suất này là âm 8,32% trong hai năm 2011 và 2012. Đến năm 2013, tỷ suất sinh lời TSDH là âm 54

8,21%. Như vậy, tỷ suất sinh lời TSDH diễn biến phức tạp và kém hiệu quả. Tỷ suất sinh lời TSDH là tỷ số giữa lợi nhuận sau thuế và TSDH. Do đó, sự tăng giảm tỷ suất này chịu sự tác động của hai yếu tố TSDH và lợi nhuận sau thuế. Năm 2013, lợi nhuận sau thuế âm và TSDH giảm. Nhưng so với năm 2012, lợi nhuận sau thuế được cải thiện từ mức giảm 76,69% (2012) giảm xuống còn 8,46% (2013) tăng 80,42% đã làm tăng tỷ suất sinh lời TSDH tăng lên 1,64% nhưng mức tăng chưa cao. Các chính sách xây dựng lại việc sản xuất kinh doanh và quản lý tài sản là cần thiết với Công ty trong giai đoạn này.

Sức sản xuất TSCĐ phản ánh một đồng TSCĐ sử dụng trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Theo bảng phân tích trên, sức sản xuất TSCĐ mặc dù không cao nhưng có xu thế tăng lên. Năm 2011, sức sản xuất đạt 2,77 lần, tức là mỗi đồng TSCĐ sử dụng tạo ra được 2,77 đồng doanh thu thuần. Năm 2012 chỉ tiêu này tăng lên 15,05 lần, đồng nghĩa với mỗi đồng TSCĐ tạo ra được 15,5 đồng doanh thu thuần. Năm 2013, mỗi đồng TSCĐ sử dụng trong kỳ tạo được 14 đồng doanh thu thuần. Số liệu cho thấy sức sản xuất TSCĐ đem lại hiệu quả trong sản xuất. Nhưng sức sản xuất TSCĐ không ổn định, tăng lên năm 2012 và giảm nhẹ năm 2013. Nguyên nhân do doanh thu thuần giảm mạnh nhưng TSCĐ giảm ít đã kéo theo sự tăng lên của sức sản xuất TSCĐ. Công ty cần tăng lượng TSCĐ để gia tăng sức sản xuất nhằm đạt hiệu quả kinh doanh.

Tỷ suất sinh lời TSCĐ phản ánh một đồng TSCĐ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Trong ba năm 2011 - 2013, tỷ suất sinh lời TSCĐ không ổn định và kém hiệu quả. Lợi nhuận sau thuế hàng năm có sự khởi sắc nhưng nhỏ hơn 0. Công ty hoạt động và đầu tư kinh doanh nhưng không thể bù đắp các chi phí. Tỷ suất sinh lời TSCĐ trong ba năm lần lượt là âm 0,41%, âm 0,35% và âm 3,64%. Như vây một đồng TSCĐ không thể tạo ra được một đồng lợi nhuận. Đây là dấu hiệu chứng minh hoạt động sản xuất của Công ty không tốt, khả năng khai thác công suất và sử dụng tài sản kém hiệu quả.

2.2.2.3 Phân tích chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý nợ

Bảng 2.10: Đánh giá khả năng quản lý nợ của Công ty TNHH Dệt May Linh Phương giai đoạn 2011 - 2013

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Hệ số trả nợ Lần 0,82 0,83 0,8 Tỷ suất tự tài trợ % 18,42 16,63 19,91

Lần (1,92) (2,08) (227,24)

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Bảng cân đối kế toán)

Hệ số trả nợ: Năm 2011, hệ số trả nợ của Công ty là 0,82, nghĩa là một đồng vốn

hiện nay doanh nghiệp đang sử dụng có đến 0,82 đồng là đi vay. Năm 2012, hệ số này 55

tăng nhẹ lên mức 0,83 lần và giảm xuống còn 0 lần ở năm 2013. Nhìn chung, mỗi đồng vốn hiện nay mà Công ty đang sử dụng thì chiếm đếm khoản 80% là vốn đi vay. Điều nay đem lại rất nhiều rủi ro bởi nguồn vốn đầu tư của Công ty thấp, chủ yếu sử dụng vốn đi vay. Do đó, hàng năm Công ty phải gánh chịu rất nhiều các khoản nợ tạo áp lực về chi phí khiến doanh thu thấp. Nhưng mặt khác, việc sử dụng chủ yếu nguồn vốn đi vay cho hoạt động, giúp tiết kiệm được chi phí để đầu tư cho các hạng mục kinh doanh khác nhằm đa dạng hóa các khoản mục đầu tư và gia tăng lợi nhuận.

Tỷ suất tự tài trợ: Tỷ suất nguồn VCSH của Công ty là tương đối thấp trong ba

năm 2011, 2012, 2013. Cụ thể: năm 2011 là 18,42%, tỷ suất tự tài trợ giảm xuống 16,63% trong năm 2012. Nguyên nhân là do năm 2012, lượng VCSH và tổng nguồn nợ đều giảm nhưng mức giảm của VSCH nhỏ hơn mức giảm của nguồn nợ. Năm 2013, mức giảm của VCSH thấp hơn mức giảm của tổng nguồn vốn giúp cho tỷ suất tự tài trợ tăng lên 19,91%. Việc gia tăng tỷ trọng VCSH trong cơ cấu hoạt động sẽ đảm bảo được sự an toàn trong kinh doanh.

Khả năng thanh toán lãi vay: Hệ số thanh toán lãi vay cho biết mức độ lợi

nhuận đảm bảo khả năng trả lãi. Nếu Công ty quá yếu về mặt này, các chủ nợ có thể gây sức ép, thậm chí dẫn tới phá sản. Hệ số này được xác định bằng tỷ số giữa lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Chỉ số này liên tục âm trong giai đoạn 2011 - 2013. Cụ thể, năm 2011, 2012, 2013 khả năng thanh toán lãi vay lần lượt đạt âm 1,92 lần, âm 2,08 lần và âm 227,24 lần. Điều này chứng tỏ Công ty hoạt động kém hiệu quả và gây ảnh hương nghiêm trọng đến tài chính chung của Công ty.

Một phần của tài liệu phân tích tài chính công ty tnhh dệt may linh phương (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w