Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu phân tích tài chính công ty tnhh dệt may linh phương (Trang 26)

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh mối quan hệ tài chính giữa các khoản phải có khả năng thanh toán trong kỳ với các khoản phải thanh toán trong kỳ. Việc phân tích các tỷ lệ về khả năng thanh toán không những giúp cho các chủ nợ giảm được rủi ro trong quan hệ tín dụng và bảo toàn được vốn của mình mà còn giúp cho bản thân doanh nghiệp thấy được khả năng chi trả thực tế. Từ đó, doanh nghiệp đưa ra biện pháp kịp thời trong việc điều chỉnh các khoản mục tài sản cho hợp lý nhằm nâng cao khả năng thanh toán.

15

* Khả năng thanh toán ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn

Khả năng thanh toán ngắn hạn =

Nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn dùng để đo lường khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn bằng các TSNH của doanh nghiệp. Chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa giá trị TSNH là loại tài sản mà doanh nghiệp có thể chuyển đổi thành tiền trong một chu kỳ kinh doanh với khoản nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải thanh toán trong một chu kỳ kinh doanh. Chỉ tiêu này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp. Thông thường, khả năng thanh toán ngắn hạn xấp xỉ một thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Ngược lại, nếu chỉ tiêu nhỏ hơn một thì khả năng doanh nghiệp thanh toán được các khoản nợ ngắn hạn càng thấp. Tuy nhiên nếu con số này quá cao chứng tỏ doanh nghiệp đã đầu

tư quá nhiều vào TSLĐ so với nhu cầu và không sinh thêm được lợi nhuận. Do đó, doanh nghiệp phải phân bổ hợp lý các nguồn lực giúp doanh nghiệp hoạt động đạt hiệu quả cao nhất.

* Khả năng thanh toán nhanh

TSLĐ - HTK

Khả năng thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ (HTK). Vì HTK là tài sản khó chuyển đổi nhất trong các TSLĐ, nên loại bỏ HTK sẽ phản ánh chính xác hơn khả năng chi trả các khoản nợ tới hạn của doanh nghiệp. Một tỷ lệ thanh toán hiện hành cao chưa phản ánh chính xác việc doanh nghiệp có thể đáp ứng nhanh chóng được các khoản nợ ngắn hạn trong thời gian ngắn với chi phí thấp hay không vì chỉ tiêu này còn phụ thuộc vào tính thanh khoản của các mục trong TSLĐ và kết cấu của các khoản mục này.

* Hệ số khả năng thanh toán tức thời

Hệ số thanh toán tức thời là thước đo về khả năng trả nợ ngay, không dựa vào việc bán các loại vật tư hàng hóa. Tiền và các khoản tương đương tiền là các tài sản mang tính thanh khoản cao nhất của doanh nghiệp. Hệ số thanh toán tức thời thể hiện mối quan hệ tiền (tiền mặt và các khoản tương đương tiền như chứng khoán ngắn hạn dễ chuyển đổi...) và các khoản nợ đến hạn trả. Hệ số thanh toán tức thời quá cao tức doanh nghiệp dự trữ quá nhiều tiền mặt dễ bỏ lỡ cơ hội sinh lời. Các chủ nợ đánh giá mức trung bình hợp lý cho tỷ lệ này là 0,5. Khi hệ số này lớn hơn 0,5 thì khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp là khả quan. Ngược lại, nếu hệ số này nhỏ hơn 0,5 thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ ngắn hạn.

16

Tiền và các khoản tương đương tiền Khả năng thanh toán tức thời = Nợ ngắn hạn

Một phần của tài liệu phân tích tài chính công ty tnhh dệt may linh phương (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w