Phân tích chỉ tiêu ROA ROE thông qua mô hình Dupont

Một phần của tài liệu phân tích tài chính công ty tnhh dệt may linh phương (Trang 33)

Mô hình Dupont là kỹ thuật được sử dụng để phân tích khả năng sinh lời của một doanh nghiệp bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống. Mô hình Dupont tích hợp nhiều yếu tố của báo cáo thu nhập với BCĐKT. Thông qua quan hệ của một số chỉ tiêu chủ yếu để phản ánh thành tích tài chính của doanh nghiệp một cách trực quan, rõ ràng. Việc sử dụng phương pháp phân tích Dupont là phân tích từ trên xuống không những có thể tìm hiểu được tình trạng chung của tài chính doanh nghiệp cùng các quan hệ cơ cấu giữa các chỉ tiêu đánh giá tài chính, làm rõ các nhân tố ảnh hưởng, làm biến động tăng giảm của các chỉ tiêu tài chính chủ yếu, cùng các vấn đề còn tồn tại mà còn giúp các nhà quản lý tối ưu hóa cơ cấu kinh doanh và cơ cấu hoạt động tài chính, tạo cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả tài chính doanh nghiệp. Dưới góc độ nhà đầu tư, một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất là tỷ suất lợi nhuận trên VCSH (ROE). Do VCSH là một phần của tổng nguồn vốn hình thành nên tài sản, nên ROE sẽ phụ thuộc vào hệ số lợi nhuận trên tổng tài sản.

Mối quan hệ này được thể hiện bằng mô hình Dupont như sau: Lợi nhuận ròng Lợi nhuận ròng Tổng tài sản = x VCSH Tổng tài sản VCSH

Hay, ROE= ROA x Đòn bẩy tài chính.

Vì vậy, mô hình Dupont có thể tiếp tục được triển khai chi tiết thành: Lợi nhuận ròng Lợi nhuận ròng Doanh thu Tổng tài sản = x x VCSH Doanh thu Tổng tài sản VCSH 22

Hay, ROE = Hệ số lợi nhuận ròng x Hiệu suất sử dụng tổng tài sản

x Đòn bẩy tài chính.

Trên cơ sở nhận biết ba nhân tố trên, doanh nghiệp có thể áp dụng một số biện pháp làm tăng ROE như sau:

vay và tỷ lệ VCSH cho phù hợp với năng lực hoạt động.

- Tăng hiệu suất sử dụng tài sản. Nâng cao số vòng quay tài sản, thông qua việc vừa tăng quy mô về doanh thu thuần, vừa sử dụng tiết kiệm và hợp lý về cơ cấu của tổng tài sản.

- Tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao chất lượng của sản phẩm từ đó tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.

Tóm lại, phân tích báo cáo tài chính bằng mô hình Dupont có ý nghĩa lớn đối với quản trị doanh nghiệp thể hiện ở chỗ có thể đánh giá đầy đủ và khách quan các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh từ đó tiến hành công tác cải tiến tổ chức quản lý của doanh nghiệp.

1.6 Các nhân tố ảnh hƣởng đến phân tích tài chính doanh nghiệp

1.6.1 Các nhân tố chủ quan

- Hình thức pháp lý của doanh nghiệp

Theo quy định của Luật doanh nghiệp, có các loại hình doanh nghiệp chủ yếu

sau: Công ty TNHH, Công ty Cổ phần, Công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân thuộc mọi thành phần kinh tế. Mỗi doanh nghiệp khi thành lập sẽ lựa chọn theo một hình thức pháp lý nhất định. Mỗi loại hình doanh nghiệp có đặc trưng riêng và từ đó tạo nên những hạn chế hay lợi thế của doanh nghiệp. Vì vậy, việc lựa chọn hình thức doanh nghiệp trước khi bắt đầu công việc kinh doanh là rất quan trọng. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Điều đó đồng nghĩa với việc ảnh hưởng đến năng lực tài chính của doanh nghiệp. Về cơ bản, những sự khác biệt tạo ra bởi loại hình doanh nghiệp là: Uy tín doanh nghiệp do thói quen tiêu dùng; Khả năng huy động vốn; Rủi ro đầu tư; Tính phức tạp của thủ tục và các chi phí thành lập doanh nghiệp; Tổ chức quản lý doanh nghiệp.

- Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành kinh doanh

Mỗi ngành nghề kinh doanh khác nhau có đặc điểm kinh tế - kỹ thuật riêng, có

ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực tài chính của doanh nghiệp. Do những đặc điểm đó chi phối đến tỷ trọng đầu tư cho các loại tài sản trong doanh nghiệp, nhu cầu VLĐ... Bên cạnh đó, mỗi ngành nghề kinh doanh lại chịu tác động khác nhau trước những biến động của nền kinh tế và sự biến động của môi trường kinh doanh. Môi trường 23

kinh doanh bao gồm các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể: sự ổn định về kinh tế, thị trường, lãi suất, cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, sự tiến bộ của khoa học công nghệ, chính sách kinh tế, tài chính của Nhà nước,...Sự ổn định của nền kinh tế sẽ tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nền kinh tế biến động có thể gây nên những rủi ro cho kinh doanh, những rủi ro ảnh hưởng đến các khoản chi phí đầu tư, ảnh hưởng nhu cầu về vốn, tới thu nhập của doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng của nền kinh tế phát triển cũng như ảnh hưởng đến tiết kiệm chi phí trong kinh doanh.

- Trình độ tổ chức, quản lý

Bên cạnh hai yếu tố trên, một yếu tố bên trong doanh nghiệp quyết định đến tài chính của doanh nghiệp là trình độ tổ chức quản lý của các nhà quản trị trong doanh nghiệp. Trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, bất kì một doanh nghiệp, một tổ chức kinh doanh nào đều phải lựa chọn cho doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh của mình một cơ cấu tổ chức quản lý riêng. Bởi lẽ khi có một cơ cấu tổ chức quản lý thì mới cho phép sử dụng tốt các nguồn lực, giúp cho việc

ra các quyết định đúng đắn và tổ chức thực hiện có hiệu quả các quyết định đó, điều hòa phối hợp các hoạt động nhằm đạt được mục đích chung đề ra.

1.6.2 Các nhân tố khách quan - Các yếu tố của nền kinh tế - Các yếu tố của nền kinh tế

Các yếu tố kinh tế bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng và sự ổn định của nền kinh tế, sức mua, sự ổn định của giá cả, tiền tệ, lạm phát, tỷ giá hối đoái... Tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để đảm bảo thành công của hoạt động kinh doanh trước biến động của từng yếu tố để đưa ra các giải pháp, các chính sách tương ứng trong từng thời điểm cụ thể nhằm tận dụng, khai thác những cơ hội, né tránh, giảm thiểu nguy cơ và đe dọa. Khi phân tích, dự báo sự biến động của các yếu tố kinh tế, để đưa ra kết luận đúng, các doanh nghiệp cần phải dựa vào một số căn cứ quan trọng: các số liệu tổng hợp của kỳ trước, các diễn biến thực tế của kỳ nghiên cứu, các dự báo của nhà kinh tế lớn,...

- Kỹ thuật công nghệ

Đây là yếu tố ảnh hưởng mạnh, trực tiếp đến doanh nghiệp. Các yếu tố công

nghệ thường biển hiện như phương pháp sản xuất mới, kỹ thuật mới, vật liệu mới, thiết bị sản xuất, các bí quyết, các phát minh, phần mềm ứng dụng... Khi công nghệ phát triển, các doanh nghiệp có điều kiện ứng dụng các thành tựu của công nghệ để tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn nhằm phát triển kinh doanh, nâng cao năng 24

lực cạnh tranh. Doanh nghiệp vẫn có những nguy cơ tụt hậu, giảm năng lực cạnh tranh, nếu doanh nghiệp không kịp đổi mới kịp thời.

- Văn hóa - xã hội

Văn hóa xã hội có ảnh hưởng sâu sắc có ảnh hưởng đến hoạt động quản trị và

kinh doanh của một doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng đến năng lực tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải phân tích các yếu tố văn hóa, xã hội nhằm nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra. Mỗi một sự thay đổi của các lực lượng văn hóa có thể tạo ra một ngành kinh doanh mới nhưng cũng có thể xóa đi một ngành kinh doanh. - Chính trị - pháp luật

Trong xu thế toàn cầu hiện nay, mối liên hệ giữa chính trị và kinh doanh không chỉ diễn ra trên bình diện quốc gia mà còn thể hiện trong các mối quan hệ quốc tế. Để đưa ra các quyết định kinh doanh hợp lý, doanh nghiệp cần phải phân tích, dự báo sự thay đổi của môi trường trong từng giai đoạn phát triển.

25

Kết luận chƣơng 1

Chương 1 đã trình bày khái quát những lý luận cơ sở, các khái niệm cơ bản, cung cấp các phương pháp và trình bày các nội dung cụ thể cho việc phân tích tài chính doanh nghiệp. Nội dung chương 1 là cơ sở để thực hiện phân tích hệ thống số liệu của Công ty TNHH Dệt May Linh Phương. Trên thực tế, cơ cấu tài sản - nguồn vốn, tình hình doanh thu - lợi nhuận và các chỉ tiêu tài chính sẽ được trình bày cụ thể trong chương 2.

26

CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH DỆT MAY LINH PHƢƠNG

2.1 Tổng quan về Công ty THH Dệt May Linh Phƣơng

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Dệt May Linh Phương

* Vài nét về Công ty

Tên Công ty

: Công ty TNHH Dệt May Linh Phương. Địa chỉ

: Số 85 Đại La, phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 2500222597. Đăng ký lần đầu

: ngày 05 tháng 08 năm 2003.

Đăng ký thay đổi lần thứ 7 : ngày 28 tháng 08 năm 2012. Nơi cấp

: Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội - phòng đăng ký kinh doanh.

Loại hình doanh nghiệp

: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Vốn đăng ký kinh doanh

: 86.000.000.000 đồng

(tính đến hết ngày 31/12/2013). Mã số thuế

: 2500222597.

Chi nhánh Công ty TNHH Dệt May Linh Phương (Tỉnh Vĩnh Phúc) - địa chỉ: 20/2 Tân Quý, phường Tân Quý, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.

* Quá trình hình thành và phát triển

Công ty TNHH Dệt May Linh Phương được thành lập vào tháng 8 năm 2003. Với nguồn nhân lực trẻ, nhiệt tình, sáng tạo, trong thời gian ngắn, Công ty gặt hái được những thành công nhất định.

Tháng 9 năm 2004: Công ty ký kết hợp đồng hợp tác với Tập đoàn Dệt May Việt Nam Vinatex đưa sản phẩm của Công ty vào hệ thống Vinatex mart - một trong những tập đoàn thời trang hàng đầu của Việt Nam.

Tháng 4 năm 2005: Công ty mở một xưởng sản xuất với quy mô hơn 1000 ha với hơn 1000 công nhân tại Mê Linh - Vĩnh Phúc. Xưởng được trang bị nhiều máy móc, thiết bị nhập khẩu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh cho Công ty.

Tháng 12 năm 2005: Công ty quyết định mở chi nhánh tại 20/2 Tân Quý, quận

Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh nhằm mở rộng thị trường, tăng khả năng cạnh tranh cho Công ty.

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty

* Ngành nghề sản xuất kinh doanh của Công ty

Từ khi mới thành lập, Công ty đã tạo được tên tuổi và thương hiệu riêng cho

mình. Cùng với đó, Công ty phát triển mạnh mẽ, chiếm lĩnh thị trường và khẳng định vững chắc thương hiệu. Doanh thu hàng năm của Công ty luôn đạt ở con số cao, đời sống nhân viên được cải thiện. Do hoạt động kinh doanh tốt nên Công ty dần mở rộng 27

hình thức kinh doanh và đầu tư nhằm tăng nguồn thu tối đa cho doanh nghiệp. Do đó, hoạt động của Công ty rất đa dạng ngành nghề:

- Bán buôn thực phẩm.

- Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép.

- Buôn bán máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác như: máy móc, thiết bị máy khai khoáng, xây dựng; phụ tùng máy dệt may, da giầy,…

- Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng như: xi măng, gạch xây, ngói, đá, cát, sỏi,...

- Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn kính và thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng trong các cửu hàng chuyên doanh.

- Bán buôn tổng hợp (trừ các loại Nhà nước cấm).

- Dịch vụ giới thiệu việc làm (không bao gồm dịch vụ giới thiệu, tuyển dụng cho các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động); Vận tải hàng hóa đường bộ bằng xe ô tô tải; Vận tải hành khách; Kinh doanh dịch vụ nhà hàng, khách sạn; Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, hạ tầng cơ sở.

Công ty TNHH Dệt May Linh Phương kinh doanh nhiều lĩnh vực đa dạng nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận nhưng hoạt động chính của Công ty, chiếm tỷ trọng lợi nhuận lớn và chi phối nguồn vốn và tài sản của doanh nghiệp là hoạt động sản xuất kinh doanh sợi dệt vải và may mặc quần áo. Lĩnh vực này không còn mới trên thị trường, có quá nhiều đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước trên lĩnh vực may mặc. Điều này tạo một thách thức không nhỏ và đòi hỏi Công ty phải có những chiến lược kinh doanh đúng đắn để có thể tồn tại và phát triển được.

* Nhiệm vụ

- Tuân thủ và thực hiện đầy đủ các chính sách, nghĩa vụ đối với Nhà nước; quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh, đảm bảo có lãi cho doanh nghiệp. - Duy trì, bảo vệ quyền lợi cho người lao động; thường xuyên đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động; bảo đảm các quy định về an toàn lao động được thực hiện nghiêm túc.

- Phấn đấu nâng cao năng suất lao động cũng như thu nhập của người lao động; nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Dệt May Linh Phương

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức tại Công ty TNHH Dệt May Linh Phương Ban Giám Đốc Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Tổ Kỹ Phòng Quản kỹ chế Kinh kế toán chức - Thuật lý chất thử doanh Hành lượng Công mẫu chính Nghệ (Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành Chính) 28

Công ty TNHH Dệt May Linh Phương được tổ chức theo mô hình tập trung với quy mô sản xuất lớn, hoạt động định hướng theo nền kinh tế thị trường tuân theo pháp luật Nhà nước. Công ty đã xây dựng bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng: Đứng đầu Ban giám đốc là Tổng giám đốc Công ty: Là đại diện hợp pháp của

Công ty, người trực tiếp quản lý, chỉ đạo và tổ chức điều hành bộ máy hoạt động của Công ty, chịu trách nhiệm chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trước pháp luật và toàn thể cán bộ công nhân viên.

Phó giám đốc: là người giúp đỡ giám đốc điều hành một số lĩnh vực hoạt động

của Công ty theo sự phân công của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc và công nhân viên về kết quả công tác được giao.

Giám đốc chi nhánh: là người quản lý chi nhánh của Công ty, thay mặt cho Ban giám đốc Công ty điều hành hoạt động của chi nhánh.

Quản đốc phân xưởng: là người trực tiếp giám sát hoạt động sản xuất tại phân xưởng của Công ty; có trách nhiệm điều hành bộ máy sản xuất và quản lý nhân viên trong phân xưởng.

Hệ thống phòng ban chức năng có nhiệm vụ tham gia đề xuất với Ban Tổng giám đốc Công ty những chủ trương, biện pháp tăng cường công tác quản lý sản xuất kinh doanh và giải quyết những khó khăng vướng mắc trong Công ty theo quyền hạn và trách nhiệm của từng phòng ban:

- Phòng kỹ chế thử mẫu: Nhiệm vụ sản xuất thử các mẫu, đưa ra các kiểu dáng để đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng hoặc thiết kế các kiểu dáng mới theo yêu cầu của đơn đặt hàng.

- Phòng kỹ thuật công nghệ: Chịu trách nhiệm về phần kỹ thuật trong sản xuất sản phẩm dựa trên các kiểu mẫu do phòng chế mẫu cung cấp.

- Phòng quản lý chất lượng: thực hiện chức năng kiểm tra từng quy trình sản xuất, cũng như chất lượng sản phẩm ở mỗi công đoạn nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu phân tích tài chính công ty tnhh dệt may linh phương (Trang 33)