Phân tích đánh giá khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu phân tích tài chính công ty tnhh dệt may linh phương (Trang 62)

Bảng 2.2: Khả năng thanh toán của Công ty TNHH Dệt May Linh Phương giai đoạn 2011 - 2013 Đơn vị tính: Lần Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 0,73

0,79 0,67

Khả năng thanh toán nhanh 0,37

0,37 0,18

Khả năng thanh toán tức thời 0,02

0,02 0,04

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán)

Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: Chỉ tiêu khả năng thanh toán ngắn hạn

đánh giá khả năng có thể thanh toán được các khoản nợ ngắn hạn, thể hiện mỗi một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng TSNH. Năm 2011, khả năng 47

thanh toán ngắn hạn của Công ty là 0,73 lần tức là một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0,73 đồng TSNH. Trong khi năm 2012, khả năng thanh toán ngắn hạn là 0,79 lần tăng 0,04 lần so với năm 2011. Sở dĩ có sự gia tăng của chỉ tiêu này trong khi tổng TSNH và tổng nợ ngắn hạn liên tục giảm là vì mức độ giảm của TSNH thấp hơn mức giảm của nợ ngắn hạn. Sang năm 2013, TSNH giảm mạnh do chịu sự tác động của nguồn phải thu khách hàng trong khi mức giảm của nợ ngắn hạn không đáng kể. Nguyên nhân này làm khả năng thanh toán nợ ngắn hạn giảm xuống còn có 0,67 lần, tức là một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0,67 đồng TSDH. Vấn đề tài chính

trong năm 2013 của Công ty cũng gặp rất nhiều khó khăn đã làm cho khả năng trả nợ ngắn hạn giảm xuống. Nhìn chung, qua số liệu trên cho thấy mặc dù Công ty vẫn kiểm soát được khả năng thanh toán nhưng các chỉ số rất thấp, mỗi đồng nợ ngắn hạn không được đảm bảo bởi một đồng tài sản ngắn hạn. Đây là một bài toán đặt ra, cần phải thay đổi lại bộ máy quản lý và điều hành.

Khả năng thanh toán nhanh: Chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh để đo lường

khả năng trả nợ ngắn hạn mà không tính đến các tài sản có tính thanh khoản thấp (HTK), thể hiện một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng TSNH (không tính đến HTK). Chỉ tiêu này đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán của Công ty. HTK là loại tài sản có tính thanh khoản thấp, do đó để đánh giá khả năng thanh toán chỉ tiêu này sẽ bị loại. Theo đó, trong hai năm 2011 và 2012, khả năng thanh toán nhanh luôn đạt 0,37 đồng, nghĩa là một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bởi 0,37 đồng TSNH (không tính đến HTK). Hệ số này lại giảm ở năm 2013 khi một đồng nợ ngắn hạn chỉ được đảm bảo bởi 0,18 đồng TSNH. Chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh liên tục giảm nguyên nhân là do tốc độ giảm của TSNH lớn hơn tốc độ giảm của nợ ngắn hạn không tính đến HTK. Trong ba năm, khả năng thanh toán nhanh luôn nhỏ hơn 1. Điều đó cho thấy những tài sản có tính thanh khoản cao trong TSNH không thể đảm bảo khả năng thanh toán. Công ty đang mất dần khả năng thanh toán và không kiểm soát được nguồn vốn cũng như các khoản thanh toán của mình. Điều này là nguy hiểm và làm khách hàng thấy e ngại, mất niềm tin.

Khả năng thanh toán tức thời: Cho biết Công ty có thể thanh toán được bao

nhiêu lần nợ ngắn hạn bằng tiền và các khoản tương đương tiền. Chỉ tiêu này duy trì ở mức 0,02 lần trong hai năm 2011 và 2012. Nguyên nhân là do nguồn tài sản giảm, sự giảm sút về tiền mặt, Công ty thiếu hụt tiền. Sang năm 2013, khả năng thanh toán tức thời có xu hướng tăng lên 0,04 lần nhưng mức tăng chưa đáng kể. Nhưng dấu hiệu tăng trong hệ số thanh toán tức thời là dấu hiệu tốt cho khả năng thanh toán của Công ty. Song hệ số này nhỏ hơn 1, điều này vẫn tiềm ẩn rủi ro mất khả năng thanh toán bất thường xảy ra. Công ty nên giảm việc dự trữ tiền vì sẽ làm cho vốn không được sử dụng hiệu quả dẫn đến sự ảnh hưởng tới khả năng sinh lời.

48

Kết luận: Thông qua bảng phân tích khả năng thanh toán của Công ty trong giai

đoạn 2011 - 2013, tất cả các hệ số đều rất thấp, nhỏ hơn 1. Bất kì doanh nghiệp hoạt động phải đảm bảo khả năng thanh toán tối thiểu bằng 1. Tại Công ty TNHH Dệt May Linh Phương, Công ty không đủ tiềm lực thanh thanh toán hết các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên điều đó cũng không đáng lo ngại vì các khoản nợ không đòi hỏi phải thanh toán ngay. Chênh lệch giữa hệ số thanh toán nợ ngắn hạn và hệ số thanh toán nhanh là tương đối lớn cho thấy hàng HTK chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu TSLĐ. Như vậy, khả năng thanh toán của Công ty đang rơi vào tình trạng báo động. Điều này tiềm ẩn rủi ro mất khả năng thanh toán nếu Công ty không huy động kịp thời số tiền cần thiết khi có hoạt động bất thường xảy ra. Nếu tình trạng này tiếp tục duy trì Công ty có thể dẫn tới phá sản trong tương lai. Các nhà quản lý phải theo dõi diễn biến và tìm ra biện pháp khắc phục ngay trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu phân tích tài chính công ty tnhh dệt may linh phương (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w