Xét trên quan điểm tài trợ vốn, mỗi loại tài sản cần được tài trợ bằng một nguồn vốn nhất định. Việc sử dụng nguồn vốn để tài trợ cho những nhu cầu vốn trong doanh nghiệp thường được xem xét trên nguyên tắc cân đối, điều này đòi hỏi các nhà quản trị phải tính đến cả hai yếu tố an toàn trong cơ cấu vốn nhưng vẫn phải đảm bảo chi phí 39
vốn tương đối hợp lý nhằm đạt được hiệu quả sử dụng vốn mong muốn. Vấn đề này thường được xem xét qua các mối quan hệ trên BCĐKT.
Các số liệu và các phân tích về cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản trong ba năm cho thấy nguồn nợ phải trả được dùng tài trợ cho toàn bộ nguồn TSDH và một phần tài trợ cho TSNH. Nguồn VCSH dùng để bù đắp một phần cho nguồn TSNH. Nguồn VLĐTX của Công ty luôn âm cho thấy chính sách quản lí vốn của Công ty là chính sách thận trọng. Nguồn VLĐTX âm tạo ra một áp lực thanh toán, doanh nghiệp dễ xảy ra tình trạng mất khả năng thanh toán. VLĐTX vẫn tiếp tục giảm qua các năm. Có thể nói mức độ an toàn về mặt tài chính của Công ty đang có xu hướng giảm. Khi Công ty sử dụng quá nhiều nợ phải trả để tài trợ cho hoạt động kinh doanh, TSNH không đủ
chi trả các khoản nợ ngắn hạn (rủi ro cao). Trong tình hình thực tế, chính sách quản lí vốn thận trọng là hợp lý. Mặc dù chính sách quản lý vốn thận trọng có đặc điểm là thời gian hoàn thành nhanh, thu hồi vốn sớm, nhưng hiện tại VCSH không đủ để bù đắp các khoản nợ. Do đó, Công ty TNHH Dệt May Linh Phương cần nhanh chóng gia tăng VCSH để nâng cao vị thế thanh khoản của mình.
Sơ đồ 2.2: Mô hình tài trợ vốn kinh doanh thận trọng của Công ty TNHH Dệt May Linh Phương giai đoạn 2011 - 2013
TSNH Nợ trả TSNH4 Nợ trả TSNH Nợ trả 42,79% 81,88% 45,54% 83,37% 32,05% 80,09% TSDH TSDH TSDH 67,95% 57,21%
54,76% VCSH VCSH VCSH 18,42% 19,91% 16,63% VLĐTX<0 VLĐTX<0 VLĐTX<0
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Bảng cân đối kế toán) 2.2.1.3 Phân tích việc tạo vốn và sử dụng vốn
Vốn sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp là yếu tố quan trọng quyết định tới sự tồn tại và phát triển. Bởi vậy, bất kì doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển phải quan tâm đến vấn đề tạo lập vốn, quản lý đồng vốn sao cho đạt hiệu quả, nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc quản lý tài chính. Bên cạnh đó, vốn còn là yếu tố ảnh hưởng lớn đến năng lực sản xuất kinh doanh và xác lập vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Điều này được thể hiện rõ 40
trong cơ chế thị trường hiện nay. Với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến máy móc, thiết bị đầu tư, hiện đại hóa công nghệ… Muốn đạt được các yếu tố này đòi hỏi doanh nghiệp phải có đủ một lượng vốn đủ lớn và sử dụng nguồn vốn đó với hiệu quả cao nhất. Phụ lục 5 và 6 là diễn biến tạo và sử dụng vốn của Công ty TNHH Dệt May Linh Phương trong giai đoạn 2011 - 2013. Việc tạo vốn và sử dụng dựa trên sự biến động của các khoản mục trong BCĐKT theo nguyên tắc: Sử dụng vốn tương ứng với tăng tài sản hoặc giảm nguồn vốn và diễn biến nguồn vốn tương ứng với giảm tài sản hoặc tăng nguồn vốn.
Giai đoạn 2011 - 2012:
Tình hình tạo vốn trong phụ lục 5 cho thấy Công ty đã giảm các khoản phải thu khách hàng (4.352.983.316 đồng), trả trước cho người bán (8.711.931.946 đồng), TSCĐ (37.966.371.440 đồng), Thuế giá trị gia tăng (356.506.428 đồng), tài sản dài hạn khác (2.685.788.062 đồng). Công ty giảm tài sản để tăng đầu tư vào nguồn vốn. Công ty đã thực hiện tăng ứng trước cho người bán lên 33.522.562 đồng để đảm bảo nguồn cung ứng về hàng hóa. Mặt khác, việc ứng trước cho người bán sẽ tránh được sự gia tăng giá cả khi nguyên vật liệu tăng cao. Thêm vào đó, Công ty khuyến khích khách hàng ứng tiền trước được hưởng chiết khấu góp phần gia tăng khoản mục người mua ứng tiền trước lên 263.546.560 đồng. Công ty tăng 104.140.000 đồng của vốn đầu tư CSH, tăng thuế và các khoản thuế phải nộp 655.137.485 đồng, các khoản nợ ngắn
hạn khác 9.276.960 đồng và phải trả dài hạn khác 214.048.091 đồng góp phần giúp Công ty tạo nguồn vốn.
Phụ lục 5 cho thấy diễn biến sử dụng vốn của Công ty. Mặc dù gặp nhiều khó khăn về tài chính nhưng Công ty quyết định ra tăng lượng tiền mặt lên 127.446.392 đồng để phòng rủi ro. Tiếp theo, một phần vốn Công ty tăng thêm sử dụng để tăng HTK lên 972.102.035 đồng. Việc tăng HTK là chính sách của Công ty để hạn chế sự tăng giá nguyên vật liệu. Hoạt động sản xuất kém hiệu quả do đó nhà quản lý quyết định tăng đầu tư vào công ty liên kết 6.229.426.900 đồng nhằm gia tăng lợi nhuận. Các khoản phải thu khác tăng 122.333.805 đồng. Công ty gia tăng nguồn tài sản và giảm nguồn vốn góp phần tạo ra diễn biến sử dụng vốn cho Công ty. Mặc dù lợi nhuận hàng năm luôn âm nhưng các khoản vay và nợ ngắn hạn giảm 31.423.358 đồng cho thấy Công ty luôn có trách nhiệm ưu tiên thanh toán nợ tạo dựng uy tín với các tổ chức tín dụng và nhà cung cấp. Bên cạnh đó, vay và nợ dài hạn giảm 1.800.000.000 đồng, phải trả nội bộ giảm 56.294.187 đồng đã tạo ra nguồn vốn để Công ty sử dụng trong năm 2012.
Giai đoạn 2012 - 2013:
Theo phụ lục 6, năm 2013 Công ty đã tạo vốn bằng hình thức giảm tiền
222.912.837 đồng, giảm các khoản phải thu khách hàng 62.457.133.200 đồng, HTK 41
giảm 507.997.800 đồng, giảm trả trước cho người bán 268.391.050 đồng, giảm TSCĐ 3.317.447.913 đồng và các khoản phải thu giảm 28.509.309 đồng. Việc giảm tài sản để tăng khoản người mua trả tiền trước 595.150.074 đồng góp phần tạo nguồn vốn kinh doanh giúp Công ty hoạt động. Theo đó, Công ty quyết định giảm 222.912.837 đồng lượng tiền và các khoản tương đương tiền để tăng cơ hội đầu tư. Khoản phải thu khách hàng giảm 62.754.033.561 đồng do giảm lượng hàng tiêu thụ. Công ty giảm lượng HTK xuống 507.997.800 đồng để giảm thiểu các chi phí lưu kho. Lượng nguyên vật liệu nhập giảm đã dẫn đến giảm trả trước cho người bán 268.391.050 đồng. TSCĐ giảm 3.317.447.913 đồng do thanh lý các máy móc thiết bị lạc hậu. Công ty tiếp tục áp dụng các chính sách thương mại để khuyến khích ra tăng khoản người mua ứng tiền trước 595.150.074 đồng. Công ty tăng tài sản và giảm nguồn vốn góp phần tạo vốn để duy trì hoạt động kinh doanh.
Với tình hình sử dụng vốn được thống kê trong phụ lục 6 cho thấy Công ty đang chú trọng vào các hoạt động đầu tư dài hạn. Khoản mục đầu tư vào công ty liên kết tăng 204.800.000 đồng. Hoạt động đầu tư vào công ty liên kết là hoạt động đầu tư dài hạn. Về lâu dài, khoản mục này sẽ đem lại lợi nhuận cao cho Công ty. Nhưng những rủi ro và chi phí cơ hội cho việc đầu tư đó là không nhỏ. Công ty cần có các chính sách phù hợp hơn với thực tế hiện nay. Công ty giảm các khoản muc vay và nợ ngắn hạn 62.363.122.516 đồng, giảm phải trả người bán 54.710.997 đồng, giảm thuế và các khoản phải nộp 131.623.446 đồng, vay và nợ dài hạn giảm 1.843.200.000 đồng để cân đối tình hình sử dụng vốn.
2.2.1.4 Phân tích đảm bảo nguồn vốn kinh doanh
VLĐ là tài sản thuộc quyền sở hữu và quản lý của Công ty, có thời hạn sử dụng, luân chuyển, thu hồi vốn trong một kỳ kinh doanh hay một năm. TSNH là một khoản mục trong BCĐKT, có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền trong một năm. Như vậy, chức năng của VLĐ tương đương với chức năng của TSNH. Do đó, ta gọi VLĐ hay chính là TSNH. Theo đó:
VLĐTX = TSLĐ - Nợ ngắn hạn.
Nhu cầu VLĐTX = HTK - Nợ ngắn hạn. Vốn bằng tiền = VLĐTX - Nhu cầu VLĐ.
Bảng 2.1 là bảng phân tích đảm bảo nguồn vốn kinh doanh của Công ty trong ba năm 2011, 2012, 2013. Bảng 2.1 cho thấy:
- Vốn lưu động thường xuyên:
VLĐTX bằng TSLĐ trừ nợ ngắn hạn. VLĐTX là TSNH có thời gian thu hồi
dưới 1 năm. Trong giai đoạn 2011 - 2013, VLĐTX luôn âm và biến động không đồng đều. Điều đó thể hiện nguồn vốn ngắn hạn lớn hơn TSLĐ, đồng nghĩa Công ty đang sử 42
dụng nguồn nợ ngắn hạn để tài trợ cho TSLĐ. Đây là sự không tương thích về cấu trúc thời hạn của nguồn vốn và đối tượng đầu tư và sẽ dẫn đến những vấn đề rủi ro về tài chính cho Công ty. VLĐTX nhỏ hơn 0 chứng tỏ Công ty không đủ lượng TSLĐ để trang trải cho các khoản nợ ngắn hạn và các chỉ số khả năng thanh toán giảm, Công ty mất dần khả năng thanh toán của mình.
- Nhu cầu Vốn lưu động thường xuyên:
Chỉ tiêu được xác định bằng chênh lệch giữa HTK, các khoản phải thu với nợ ngắn hạn. Nhu cầu HTK của Công ty luôn âm trong ba năm 2011 - 2013, tức là tổng mức HTK và các khoản phải thu lớn hơn nợ ngắn hạn. Như vậy, hiện tại nhu cầu chi trả nợ đang lớn hơn khả năng thanh toán tức thời của Công ty. Công ty tạm thời sử dụng nguồn dài hạn để thanh toán. Về lâu dài, Công ty cần đưa ra chính sách, điều khoản để thu hồi nhanh chóng các khoản nợ từ khách hàng, thúc đẩy việc tiêu thụ HTK để vực dậy tình trạng tài chính đang trên bờ vực phá sản.
- Vốn bằng tiền:
Từ việc xác định được VLĐTX và nhu cầu VLĐTX đi đến xác định Vốn bằng tiền. Vốn bằng tiền phán ánh sự chênh lệch giữa VLĐTX và nhu cầu VLĐTX. Trong giai đoạn 2011 - 2013, do VLĐTX giảm nhưng thấp hơn mức giảm của nhu cầu VLĐTX do đó vốn bằng tiền lớn hơn 0. Vốn bằng tiền trong ba năm 2011, 2012, 2013 lần lượt đạt 5.455.271.580 đồng, 5.505.285.520 đồng và 5.278.469.520đồng. Điều này không phù hợp lý luận chung. VLĐTX thấp hơn Nhu cầu VLĐTX, mức cung thấp hơn nhu cầu. Như vậy, Công ty đang khát vốn. Chênh lệch giữa VLĐTX và Nhu cầu VLĐTX trong ba năm luôn ở mức cao, trên 5 tỷ đồng. Điều đó chứng tỏ nguồn vốn của Công ty thiếu hụt nghiêm trọng. Công ty luôn rơi vào tình trạng khát vốn. Sang năm 2013, Vốn bằng tiền giảm nhẹ từ 5.505.285.520 đồng xuống 5.278.469.520 đồng. Vốn bằng tiền giảm là tín hiệu tốt chứng tỏ tình trạng khát vốn đang được cải thiện. Tuy nhiên, tình trạng thiếu vốn vẫn là vấn đề lớn đặt ra cho Công ty trong những năm tới. Với thực trạng này, các nhà quản lý nên xem xét phương thức huy động vốn chuyển đổi loại hình công ty để cải thiện tài chính giúp thúc đẩy sự phát triển cho Công ty.
Nhìn chung, Công ty không đảm bảo được nguồn vốn liên tục về chất lượng và số lượng, đảm bảo được sự lành mạnh về tài chính. Điều này là cần thiết vì tình trạng tài chính hiện nay có nhiều rủi ro nhưng Công ty có sự đảm bảo lành mạnh về nguồn vốn sẽ là tín hiệu tốt và tạo được uy tín với các nhà đầu tư.
43
Bảng 2.1: Bảng phân tích đảm bảo nguồn vốn kinh doanh của Công ty TNHH Dệt May Linh Phương giai đoạn 2011 - 2013
Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 VLĐTX (56.657.070.030) (38.059.366.330) (39.593.175.290) Nhu cầu VLĐTX (62.112.341.610) (43.564.651.850) (44.871.644.810) Vốn bằng tiền 5.455.271.580 >0 5.505.285.520>0 5.278.469.520>0
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán)
2.2.1.5 Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh
Trong ba năm 2011 đến 2013, phụ lục 7 đã cho thấy nền kinh tế suy thoái tác
động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặc dù nhà quản lý luôn cố gắng duy trì hoạt động, đẩy mạnh sản xuất và đầu tư nhưng vấn đề tài chính của Công ty luôn đối mặt với rất nhiều khó khăn. Các nhà quản lý cần đi sâu phân tích
BCKQHĐKD để tìm ra nguyên nhân từ đó có những biện pháp giúp Công ty phát triển trong tương lai. BCKQHĐKD được tạo bởi các khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, các khoản giảm trừ doanh thu, doanh thu thuần, GVHB, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu và chi phí tài chính, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế. Sự thay đổi của một trong các khoản mục này sẽ tác động đến tài chính trong BCKQHĐKD của Công ty. Giai đoạn 2011 - 2013, hoạt động sản xuất kinh doanh diễn biến cụ thể như sau:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Nguồn doanh thu chủ yếu của Công
ty là sản xuất sợi tơ xơ và may mặc. Giai đoạn 2011 - 2013, doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ liên tục giảm. Cụ thể, năm 2012 doanh thu giảm 85.479.321.310 đồng với tỷ lệ 53,64%. Năm 2013, doanh thu tiếp tục giảm 77,9% tương đương 57,557,406.890 đồng. Doanh thu bán hàng giảm tỷ lệ thuận với lượng tài sản giảm. Điều đó cho thấy chiến lược kinh doanh của Công ty thay đổi. Hoạt động sản xuất không còn hiệu quả, trang thiết bị lỗi thời lạc hậu nên Công ty bán một phần tài sản phục vụ sản xuất nhưng chưa đủ tiềm lực để đầu tư vào máy móc mới làm cho sản lượng sụt giảm dẫn đến sự giảm sút về doanh thu.
Các khoản giảm trừ doanh thu: Các khoản giảm trừ doanh thu của Công ty là
do hàng hóa sản xuất không đảm bảo chất lượng bị trả lại. Năm 2011, trang thiết bị lỗi thời lạc hậu ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng do đó giảm trừ doanh thu ở mức 71.036.363 đồng. Đầu năm 2012, Công ty đã thanh lý số máy móc lỗi thời và tập trung sản xuất đã làm giảm 100% các khoản giảm trừ doanh thu, giảm thiểu các chi phí góp
phần làm tăng doanh thu thuần. Năm 2013, khoản giảm trừ doanh thu của Công ty không có. Do thay đổi quy trình sản xuất kinh doanh, kiểm tra và giám sát khâu sản xuất tốt nên lượng hàng hóa sản xuất ra đáp ứng cao nhu cầu của khách hàng, các 44
khoản giảm trừ doanh thu được cải thiện. Như vậy, từ năm 2011 đến nay, Công ty không phải chịu các khoản giảm trừ doanh thu. Việc nâng cao chất lượng hàng hóa đã góp phần tạo uy tín trên thị trường, giảm thiểu các chi phí góp phần gia tăng tỷ trọng doanh thu thuần.
Doanh thu thuần: Doanh thu thuần là chỉ tiêu phản ánh tổng quát nhất kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh. So với năm 2011, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm 2012 giảm 85.479.321.310 đồng tương ứng với 53,64%. Sang năm 2013, doanh thu này tiếp tục giảm mạnh từ 73.885.504.298 đồng xuống còn
16.328.097.407 đồng, giảm 85.479.321.310 đồng tỷ lệ 77,9%. Các con số cho thấy, tình hình bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm sút. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này. Thứ nhất, do tình hình sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn và không còn hiệu quả. Điều đó đã dẫn đến sự giảm sút về số lượng và chất lượng sản xuất. Thứ hai, dây chuyền công nghệ là những thiết bị thải loại của nước ngoài được nhập khẩu về từ năm 2003 - khi Công ty mới thành lập. Đến nay, số tài sản đó quá lạc hậu và lỗi thời nhưng không được chú trọng đầu tư và cải tiến. Thứ ba, Công ty gặp nhiều khó khăn về tài chính nên trong năm 2011, Công ty đã quyết định thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh sợ tơ xơ và quần áo may mặc để đầu tư vào các thị trường khác nhưng chưa có hiệu quả. Thứ tư, Công ty không chú trọng công tác bán hàng và quảng cáo bán hàng. Tất cả những nguyên nhân đó đã làm giảm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, làm cho Công ty khó khăn càng thêm khó khăn hơn, đẩy Công ty đến bờ vực phá sản và giải thể. Nguyên nhân chính của việc giảm sút mạnh về doanh thu chính là sự thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh để đầu tư vào các hạng mục khác có khả năng tạo lợi