Phân tích chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý nợ

Một phần của tài liệu phân tích tài chính công ty tnhh dệt may linh phương (Trang 31)

Việc phân tích và đánh giá khả năng quản lý nợ có vai trò rất quan trọng đối với nhà quản lý doanh nghiệp. Công nợ bao gồm các khoản phải thu và các khoản phải trả là một vấn đề quan trọng nhưng rất phức tạp trong mỗi chu kỳ kinh doanh. Sự tăng hay giảm các khoản nợ phải thu cũng như các khoản nợ phải trả có tác động rất lớn đến việc bố trí cơ cấu nguồn vốn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như tác động rất lớn đến hiệu quả kinh doanh. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng quản lý nợ: - Hệ số trả nợ Nợ phải trả Hệ số trả nợ = Tổng tài sản 20

Hệ số nợ trên tổng tải sản đo lường mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp so với tài sản. Tổng nợ trên tử số của công thức này bao gồm nợ ngắn hạn và nợ đến hạn phải trả. Chủ nợ thường muốn doanh nghiệp có tỷ số nợ thấp như vậy doanh nghiệp có khả năng trả nợ cao hơn. Ngược lại, cổ đông lại mong tỷ số nợ cao vì sử dụng đòn bẩy tài chính nói chung gia tăng khả năng sinh lợi cho cổ đông.

- Tỷ suất tự tài trợ

Tỷ suất tự tài trợ là chỉ tiêu đo lường sự góp vốn của CSH trong tổng số vốn hiện có của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ VCSH trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, mức độ độc lập hay phụ thuộc về tình trạng nợ. Tỷ suất tự tài trợ càng cao cho thấy khả năng tự chủ càng lớn và ngược lại. Tỷ suất này thấp phản ánh năng lực tự chủ yếu kém của doanh nghiệp.

VCSH

Tỷ suất tự tài trợ =

Tổng nguồn vốn

Một phần của tài liệu phân tích tài chính công ty tnhh dệt may linh phương (Trang 31)