Sáp nhập M&A và mua lại doanh nghiệp

Một phần của tài liệu phân tích tài chính công ty tnhh dệt may linh phương (Trang 89)

Mua lại và sáp nhập (meger and acquisition) thường được sử dụng để xem xét tình huống một doanh nghiệp này hợp nhất với một hoặc một số doanh nghiệp khác. Trong mỗi vụ sát nhập, toàn bộ tài sản và các khoản nợ nhập chung lại để hình thành một Công ty mới. Trong bối cảnh suy thoái kinh tế, rất nhiều Công ty không còn đủ tiềm lực và khả năng hoạt động, Công TNHH Dệt May Linh Phương có thể sát nhập cùng các Công ty trong ngành để gia tăng nguồn vốn cũng như tăng cường khả năng sản xuất nhằm nâng cao doanh thu và lợi nhuận.

* Lợi ích khi Công ty sáp nhập

- Lợi thế nhờ quy mô: Các Công ty sáp nhập sẽ tạo nên quy mô lớn hơn về vốn, con người, số lượng chi nhánh,... Sáp nhập sẽ tạo ra được khả năng cung ứng vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh.

- Tận dụng được hệ thống khách hàng: Mỗi Công ty có đặc thù kinh doanh

riêng. Khi sáp nhập và kết hợp lại các Công ty sẽ có những lợi thế riêng để khai thác và bổ sung cho nhau. Với Công ty TNHH Dệt May Linh Phương có quy mô vốn và hoạt động nhỏ, khi được sáp nhập với các Công ty lớn Công ty sẽ có điều kiện về công nghệ, nhân lực và năng lực quản trị rủi ro để tham gia vào các lĩnh vực khác nhau, đa dạng kinh doanh và đem lại nhiều lợi nhuận.

- Giảm được chi phí huy động vốn: Nguồn hoạt động của Công ty phụ thuộc lớn vào nguồn vay nợ. Điều này tạo ra các khoản chi phí lãi rất lớn và cũng đem lại những rủi ro khi hoạt động kém hiệu quả. Khi tham gia sáp nhập, tiềm lực tài chính sẽ được cải thiện do có sự đầu tư vốn của các Công ty tham gia sáp nhập giảm gánh nặng huy động vốn cho Công ty.

- Thu hút nhân tài giỏi: Khi Công ty sáp nhập với các Công ty khác sẽ tạo ra được đội ngũ nhân sự lớn để chọn lọc hình thành nên đội ngũ nhân sự mới có năng lực. Điều này sẽ tạo nên thế mạnh cho Công ty sau khi sáp nhập, hiệu quả hoạt động cao, gia tăng khả năng theo đuổi các mục tiêu doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu Việt Nam, tập đoàn dệt may lớn nhất Việt Nam,...

75

- Gia tăng giá trị Công ty: Việc sáp nhập các Công ty dẫn đến tận dụng được lợi thế kinh doanh trên quy mô lớn, giảm bớt các chi phí khi mở rông sản xuất, cắt giảm được nhân sự dư thừa kém hiệu quả, tận dụng được hệ thống khách hàng, mở rộng lĩnh vực kinh doanh dẫn đến giá trị Công ty nâng cao, thương hiệu được đảm bảo.

* Hạn chế khi sáp nhập

- Sự sung đột mâu thuẫn giữa các cổ đông lớn: Sau khi sáp nhập, Công ty sẽ

hoạt động với số vốn đầu tư lớn, Ban giám đốc sẽ bị thâu tóm dẫn đến mất quyền kiểm soát. Điều đó sẽ dẫn đến sự mâu thuẫn và bất hòa trong việc giải quyết các vấn đề. Như vậy, trong các tập đoàn lớn, cuộc chiến giữa các cổ đông lớn không thể chấm dứt. - Văn hóa Công ty bị pha trộn: Văn hóa Công ty thể hiện những đặc trưng riêng

tạo nên sự khác biệt với các Công ty khác. Sự khác biệt được tạo nên bởi những tài sản vô hình như: sự trung thành của nhân viên, môi trường làm việc, hành vi ứng xử của nhân viên,... Khi sáp nhập nhiều Công ty với nhau, tất yếu các văn hóa đặc trưng riêng được tập hợp lại trong một điều kiện mới. Các nhà lãnh đạo phải tìm cách hòa hợp các loại hình văn hóa riêng để tiến tới một nền văn hóa Công ty chung.

- Xu hướng dịch chuyển nguồn nhân sự: Hoạt động sáp nhập dẫn đến tái cấu trúc bộ máy hoạt động dẫn đến dư thừa nguồn lao động hoặc thuyên chuyển công tác. Công ty sáp nhập sẽ gặp khó khăn trong công tác điều hành nếu thiếu các nhân sự nòng cốt

do bị thâu tóm.

Một phần của tài liệu phân tích tài chính công ty tnhh dệt may linh phương (Trang 89)