Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Dệt May Linh Phương

Một phần của tài liệu phân tích tài chính công ty tnhh dệt may linh phương (Trang 38)

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức tại Công ty TNHH Dệt May Linh Phương Ban Giám Đốc Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Tổ Kỹ Phòng Quản kỹ chế Kinh kế toán chức - Thuật lý chất thử doanh Hành lượng Công mẫu chính Nghệ (Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành Chính) 28

Công ty TNHH Dệt May Linh Phương được tổ chức theo mô hình tập trung với quy mô sản xuất lớn, hoạt động định hướng theo nền kinh tế thị trường tuân theo pháp luật Nhà nước. Công ty đã xây dựng bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng: Đứng đầu Ban giám đốc là Tổng giám đốc Công ty: Là đại diện hợp pháp của

Công ty, người trực tiếp quản lý, chỉ đạo và tổ chức điều hành bộ máy hoạt động của Công ty, chịu trách nhiệm chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trước pháp luật và toàn thể cán bộ công nhân viên.

Phó giám đốc: là người giúp đỡ giám đốc điều hành một số lĩnh vực hoạt động

của Công ty theo sự phân công của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc và công nhân viên về kết quả công tác được giao.

Giám đốc chi nhánh: là người quản lý chi nhánh của Công ty, thay mặt cho Ban giám đốc Công ty điều hành hoạt động của chi nhánh.

Quản đốc phân xưởng: là người trực tiếp giám sát hoạt động sản xuất tại phân xưởng của Công ty; có trách nhiệm điều hành bộ máy sản xuất và quản lý nhân viên trong phân xưởng.

Hệ thống phòng ban chức năng có nhiệm vụ tham gia đề xuất với Ban Tổng giám đốc Công ty những chủ trương, biện pháp tăng cường công tác quản lý sản xuất kinh doanh và giải quyết những khó khăng vướng mắc trong Công ty theo quyền hạn và trách nhiệm của từng phòng ban:

- Phòng kỹ chế thử mẫu: Nhiệm vụ sản xuất thử các mẫu, đưa ra các kiểu dáng để đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng hoặc thiết kế các kiểu dáng mới theo yêu cầu của đơn đặt hàng.

- Phòng kỹ thuật công nghệ: Chịu trách nhiệm về phần kỹ thuật trong sản xuất sản phẩm dựa trên các kiểu mẫu do phòng chế mẫu cung cấp.

- Phòng quản lý chất lượng: thực hiện chức năng kiểm tra từng quy trình sản xuất, cũng như chất lượng sản phẩm ở mỗi công đoạn nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. - Phòng Tổ chức - Hành chính: Chức năng tham mưu cho Giám đốc về việc tổ chức bộ máy, việc quản lý lao động. Bên cạnh đó phòng này còn có nhiệm vụ điều hành các mối quan hệ giữa các bộ phận trong và ngoài Công ty.

- Phòng Kế toán - Tài chính: Phòng này có nhiệm vụ hạch toán chi phí kinh

doanh của Công ty và xác định nhu cầu về vốn, tình hình thực hiện và biến động các loại tài sản, vật liệu, sản phẩm trong Công ty. Phòng Kế toán tài chính có nghĩa vụ báo cáo các BCKQHĐKD và một số báo cáo tài chính khác trước Ban giám đốc và cơ quan thuế.

- Phòng kinh doanh: Nhiệm vụ tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, tìm hiểu thông tin về khách hàng để có chiến lược kinh doanh mới.

Phân xưởng chịu sự quản lý của quản đốc. Đây là bộ phận trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, là đầu mối quan trọng trong việc xúc tiến quá trình tiêu thụ sản phẩm. 29

Các phòng ban có chức năng nhiệm vụ riêng nhưng vẫn có mối quan hệ mật thiết với nhau trong đó Phòng Kế toán - Tài chính là trung tâm đầu mối của tất cả các phòng ban khác trong Công ty.

2.2 Phân tích thực trạng tài chính tại Công ty TNHH Dệt May Linh Phƣơng

2.2.1 Phân tích Bảng cân đối kế toán

2.2.1.1 Phân tích cơ cấu tài sản - nguồn vốn của Công ty TNHH Dệt May Linh Phương Giai đoạn 2011 - 2013, tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty diễn biến bất Giai đoạn 2011 - 2013, tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty diễn biến bất

ổn. Do tình trạng khó khăn, hoạt động sản xuất kinh doanh yếu kém kéo theo sự giảm sút về cơ cấu tài sản và nguồn vốn. Năm 2012, tài sản và nguồn vốn giảm

46.343.198.050 đồng. Sang năm 2013, cơ cấu này tiếp tục giảm 66.60.149.221 đồng. Giai đoạn 2011 - 2013, hoạt động không còn hiệu quả, công tác quản lý yếu đã đẩy Công ty đến bờ vực phá sản. Nếu tình trạng này không cải thiện Công ty sẽ phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng. Nhà quản lý cần đi phân tích cụ thể cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn để tìm ra nguyên nhân và từ đó có các biện pháp khắc phục giúp Công ty phục hồi và phát triển.

2.2.1.1.1 Cơ cấu tài sản

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tài sản của Công ty TNHH Dệt May Linh Phương giai đoạn 2011 - 2013

100% 90% 80% 57.21

54.73 67.95 70% 60% 50% TSDH 40% TSNH 30% 45.27 20% 42.79 32.05 10% 0% 2011 2012 2013

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán)

Biểu đồ cơ cấu tài sản trong ba năm 2011 - 2013 cho thấy nguồn tài sản có xu hướng giảm dần. Năm 2012, tổng tài sản giảm từ 365.189.244.841 đồng xuống còn 318.846.046.789 đồng. Năm 2013, lượng tài sản tiếp tục giảm xuống còn

252.244.554.577 đồng. Cơ cấu tài sản giảm chứng tỏ Công ty đang thay đổi phương thức sản xuất và kinh doanh. Mặt khác, việc sản xuất cũng gặp khó khăn do thiếu vốn kinh doanh và hoạt động của thiết bị máy móc không còn hiệu quả nên Công ty quyết định giảm lượng sản xuất và chuyển sang các hạng mục đầu tư khác. Cơ cấu nguồn tài sản của Công ty chịu sự tác động của nguồn TSNH và TSDH. Trong cơ cấu tài sản, TSDH luôn chiếm tỷ trọng cao hơn TSNH. Năm 2011, TSNH chiếm 42,79%, TSDH 30

chiếm 57,21%. Năm 2012, TSDH giảm nhẹ xuống còn 54,73% và TSNH tăng lên mức 45,27%. Năm 2013, Công ty đầu tư lớn vào các công ty liên kết liên doanh dài hạn đã làm cho tỷ trọng nguồn TSDH tăng lên 67,95% đồng thời lượng TSNH giảm xuống còn 32,05%. Biểu đồ cho thấy sự biến động tài sản không đồng đều và bất ổn. Việc Công ty ưu tiên nguồn TSDH trong tình trạng khó khăn hiện nay là một chính sách mạo hiểm và chưa hợp lý. Hiện tại, Công ty cần ưu tiên cho các khoản mục ngắn hạn, thời gian thu hồi vốn ngắn để vòng quay tiền luôn đạt hiệu quả cao. Để tìm hiểu nguyên nhân của sự thay đổi trong cơ cấu đó, nhà quản lý cần phân tích cụ thể:

* Phân tích tình hình biến động về TSNH

Nguồn TSNH thuộc quyền quản lý và sở hữu của Công ty. TSNH thường xuyên được luân chuyển và thu hồi vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Phụ lục 1 cho thấy giai đoạn 2011 - 2013, TSNH của Công ty liên tục giảm. Điều đó cho thấy quy mô tài sản có xu hướng giảm dần. Năm 2011, tổng TSNH đạt 156.261.194.572 đồng. Sang năm 2012 tổng TSNH chỉ còn 144.340.729.129 đồng. Như vậy, TSNH đã giảm 11.920.465.443 đồng với tỷ lệ 7,63%. Sang năm 2013, tỷ trọng này giảm mạnh 43,99% từ 144.340.729.129 đồng xuống 80.851.884.830 đồng với sự chênh lệch lên

đến 63.488.844.299 đồng. Trong cơ cấu TSNH của Công ty TNHH Dệt May Linh Phương, TSNH gồm tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, HTK và TSNH khác. Trong đó, các khoản phải thu và HTK chiếm tỷ trọng lớn khoảng 80% đến 90% trong tổng TSNH. Như vậy, sự tăng hay giảm các khoản phải thu và HTK ảnh hưởng rất lớn đến lượng TSNH của Công ty. Cụ thể:

Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền: Trong ba năm từ 2011 đến 2013 mặc dù

Công ty gặp nhiều khó khăn khi lợi nhuận liên tục ở con số âm nhưng lượng tiền mặt vẫn được duy trì ổn định. Năm 2012 tiền mặt tăng 127.446.392 đồng với tỷ lệ là 2,92% từ 4.363.425.742 đồng lên 4.490.872.134 đồng so với năm 2011. Sang năm 2013, lượng tiền mặt có xu hướng giảm nhẹ khoảng 222.912.837 đồng với tỷ lệ giảm 4,96% so với năm 2012. Nguyên nhân của sự giảm tiền mặt là do Công ty đã dùng lượng tiền mặt thanh toán các khoản để giảm bớt gánh nặng nợ. Chính sách đó góp phần giúp Công ty tạo được uy tín với thị trường. Nhìn chung, lượng tiền mặt của Công ty trong ba năm 2011, 2012, 2013 tương đối ổn định. Những con số đó cho thấy Công ty luôn đảm bảo một lượng tiền mặt dự trữ nhất định đáp ứng nhu cầu chi trả cho khách hàng và trả lương cho công nhân. Điều này là rất cần thiết đối với một Công ty đang có nguy cơ phá sản cao. Bởi lẽ, khi Công ty liên tục làm ăn thua lỗ sẽ gây mất lòng tin của khách hàng và công nhân viên. Nhưng việc Công ty TNHH Dệt May Linh Phương luôn duy trì ổn định một lương tiền để phòng ngừa rủi ro đã tạo dựng được niềm tin của khách hàng cũng như giữ được uy tín và thương hiệu để tiếp tục sản xuất kinh doanh và đứng vững trên thị trường.

31

Khoản phải thu: Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua

chịu hàng hóa, dịch vụ. Trong ba năm, khoản phải thu liên tục giảm mạnh từ

105.987.641.796 đồng ở năm 2011 xuống còn 93.045.060.339 đồng năm 2012 và giảm mạnh vào năm 2013 chỉ còn 30.291.026.778 đồng. Các con số cho thấy năm 2012 khoản phải thu đã giảm 12,21% với lượng tương ứng là 12.942.581.457 đồng. Sang năm 2013, các khoản phải thu giảm mạnh đến 67,44% với lượng là 62.754.033.561 đồng, gấp ba lần so với tỷ lệ giảm của năm 2012. Sở dĩ có sự giảm mạnh đó là do chính sách và chiến lược kinh doanh của Công ty. Trước đây, lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty là dệt tơ, xơ và may mặc quần áo nhưng hoạt động không đem lại hiệu quả cao. Do đó, Công ty đã thu hẹp quy mô xưởng sản xuất và đầu tư vào các hạng mục kinh doanh khác nhằm đem lại lợi nhuận và bù đắp thua lỗ cho tình trạng hiện nay. Chính vì vây, lượng sản xuất sản phẩm dệt tơ, xơ và may mặc quần áo có xu hướng giảm dần, do đó sản phẩm bán ra cũng giảm đáng kể giúp cho tình hình các khoản phải thu giảm. Mặc khác, do chính sách quản lý công nợ có hiệu quả, thay vì cho người mua chịu tiền Công ty đưa ra những mức chiết khấu hàng hóa hấp dẫn cho việc trả tiền trước nên khách hàng đã thanh toán sớm và các khoản phải thu giảm. Điều đó giúp Công ty có điều kiên tốt để quay vòng sản xuất hàng hóa kinh doanh, giảm thiểu sự chiếm dụng nguồn vốn và cũng hạn chế được rủi ro mà lợi nhuận vẫn tăng. Các khoản mục hình thành nên TSNH gồm:

Phải thu khách hàng: Năm 2012, khoản phải thu khách hàng giảm

4.352.983.316 đồng tương ứng với tỷ là 6,00% từ 72.505.918.358 đồng xuống còn 68.152.935.042 đồng so với năm 2011. Đến năm 2013, tỷ lệ phải thu khách hàng giảm giảm mạnh xuống còn 91,64% với chênh lệch là 62.457.133.205 đồng. Điều này chứng tỏ Công ty đã làm tốt công tác thu hồi nợ. Công ty đã đưa ra các điều khoản bán

chịu và các quy định bán chịu chặt chẽ đồng thời tăng mức chiết khấu khi thanh toán sớm từ 5% lên 10% để khuyến khích việc khách hàng thanh toán sớm. Công ty cần tiếp tục triển khai và tính toán cân đối các điều kiện cụ thể góp phần giảm thiểu tối đa các khoản phải thu khách hàng.

Trả trƣớc cho ngƣời bán: Công ty gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết

các khoản ngắn hạn đặc biệt là khoản trả trước cho người bán. Năm 2011, khoản trả trước cho người bán là 32.703.345.396 đồng. Sang năm 2012 khoản trả trước đã giảm 8.711.931.946 đồng với tỷ lệ giảm 26,64% xuống chỉ còn 23,911,413,450 đồng. Tỷ lệ này tiếp tục giảm nhẹ ở năm 2013 là 1,12% với chênh lệch là 268.391.050 đồng. Nguồn trả trước cho người bán của Công ty là việc mua nguyên vật liệu của các nhà cung cấp. Nguyên nhân các khoản trả trước cho người bán giảm là do chính sách thu hẹp sản xuất, sản lượng giảm, nguyên vật liệu đầu vào cũng cắt giảm đáng kể đã góp phần giảm gánh nặng cho Công ty, tạo uy tín với người bán hàng, hạn chế được các 32

khoản trả trước cho người bán tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty chiếm dụng được nguồn vốn để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Thêm vào đó, Công ty quyết định giảm các khoản trả trước cho người bán để giảm thiểu rủi ro phát sinh. Tuy nhiên, Công ty cần xem xét các chính sách chiết khấu hay các chính sách bán chịu phù hợp với tình hình thực tế để kịp thời thay đổi khác nhằm đem lại hiệu quả cao hơn.

Các khoản phải thu khác: Các khoản phải thu khác biến động ổn định trong ba

năm. Tỷ trọng các khoản phải thu tăng 122.333.805 đồng với tỷ lệ 0.97% và có xu hướng giảm nhẹ vào năm 2013 với chênh lệch 507.997.800 đồng, tỷ lệ 3,17%. Các khoản phải thu khác của Công ty là khoản tiền lãi, tiền cổ tức nhận được từ hoạt động góp vốn vào Công ty Cổ phần khử trùng trừ mối Việt Nam. Công ty khử trùng trừ mối Việt Nam hoạt động ổn định và đạt hiệu quả cao do đó nguồn thu cổ tức hàng năm ổn định. Như vậy, các khoản phải thu này đang nằm trong tầm kiểm soát của Công ty.

Hàng tồn kho: HTK tại Công ty TNHH Dệt May Linh Phương cũng chi phối rất

nhiều đến cơ cấu TSNH. HTK chiếm khoảng 30% đến 50% tổng lượng TSNH. Biến động của HTK qua các năm từ 2011 đến 2013 lần lượt là 44.682.528.862 đồng, 45.654.630.897 đồng và 45.146.633.096 đồng. Số liệu cho thấy năm 2012 HTK tăng nhẹ với tỷ lệ 2,18% tương ứng 977.102.035 đồng và giảm 507.997.800 đồng tỷ lệ giảm 1,11% vào năm 2013. Hơn nữa, HTK chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TSNH của Công ty, khi tài sản có xu hướng giảm HTK lại có xu hướng tăng lên là 28,59% ở năm 2011, 31,63% ở năm 2012 và 55,84% ở năm 2013. Mặc dù Công ty đã thu hẹp quy mô sản xuất hàng hóa nhưng lượng HTK vẫn không có xu hướng giảm, trái lại có xu hướng tăng mạnh hơn. Công ty dự trữ nguyên vật liệu ở mức cao do e ngại tỷ giá tăng cao ảnh hưởng đến GVHB. Mặt khác, lượng sản xuất luôn lớn hơn lượng tiêu thụ đã khiến hàng hóa bị tồn đọng trong kho. Điều đó chứng tỏ khâu bán hàng gặp nhiều khó khăn. Công ty cần có những chiến dịch maketing để xúc tiến việc bán hàng làm tăng doanh thu và lợi nhuận. Việc dự trữ HTK cao cũng đem lại rủi ro trong việc bảo quản hàng hóa. Vì vậy, Công ty cần xem xét lại chính sách dự trữ và những biện pháp giảm lượng HTK và phòng tránh các rủi ro.

TSNH khác: Phần TSNH khác chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu tổng

TSNH. TSNH khác cũng có xu thế tăng từ 2011 đến 2013 nhưng tỷ lệ tăng không đáng kể. Năm 2012, TSNH khác tăng 77.432.413 đồng từ 1.227.598.172 đồng lên 1.150.165.759 đồng, tăng 77.432.413 đồng với tỷ lệ tương ứng là 6,31%. Trong năm

2013, lượng TSNH tiếp tục tăng từ 1.150.165.759 đồng lên 1.146.265.659 đồng, tăng 3.900.100 đồng chiếm 0,34%. Như vậy, các TSNH khác diễn biến trong tầm kiểm soát nhưng Công ty cần có các phương án chú trọng để quản trị khoản mục này.

* Phân tích biến động về TSDH

Phụ lục 2 cho thấy: Trong ba năm hoạt động, tài chính của Công ty gặp nhiều biến động kéo theo sự thay đổi của TSDH. Trong giai đoạn 2011 - 2012, tổng TSDH giảm từ 33

208.928.050.269 đồng xuống còn 174.505.317.660 đồng, giảm 34.422.732.600 đồng với tỷ lệ là 16,48%. Giai đoạn 2012 - 2013, tình hình TSDH không có dấu hiệu tăng trưởng mà tiếp tục giảm 1,78% tương đương với 3.112.647.900 đồng. Nguyên nhân của sự thay đổi đó là do các yếu tố cơ cấu của nguồn TSDH có sự biến động.

Các khoản phải thu dài hạn: Nhìn chung, trong ba năm 2011 đến 2013, các

khoản phải thu dài hạn không có biến động tăng giảm nào, luôn giữ ở mức

135.752.426 đồng. Tỷ trọng các khoản này trong cơ cấu tổng TSDH chiếm 0,06%.

Một phần của tài liệu phân tích tài chính công ty tnhh dệt may linh phương (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w