Thách thức

Một phần của tài liệu phân tích tài chính công ty tnhh dệt may linh phương (Trang 80)

Ngành phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh mạnh như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan không chỉ trên thị trường quốc tế mà còn trên thị trường nội địa. Các đối thủ không chỉ mạnh về nguồn lực, con người, vật chất, thông tin mà còn có kinh nghiệm

và hệ thống phân phối mạnh, kể cả việc bán lẻ cũng chuyên nghiệp hơn các doanh nghiệp Việt Nam. Việc xóa bỏ hạn ngạch khi gia nhập WTO vô hình chung làm cho các doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh với nhiều đối thủ khi xuất khẩu hàng hóa vào các nước WTO.

64

Mặc dù, suy thoái kinh tế đã qua, lạm phát trong những năm gần đây giảm xuống dưới 20% nhưng sự biến động của giá cả vẫn khó lường trước được, gây không ít khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. GVHB là khoản chi phí gây ảnh hưởng lớn đến doanh thu. Việc tìm kiếm các nguồn cung ứng hàng hóa hợp lý, cắt giảm các chi phí để giảm thiểu GVHB là thách thức lớn cho Công ty.

Do nhu cầu tăng lên cùng với sự mở cửa của nền kinh tế trong nước tạo nên rất nhiều đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước. Các đối thủ trong nước cạnh tranh nhau về giá cả, chất lượng sản phẩm. Còn với đối thủ nước ngoài thì cạnh tranh về mẫu mã sản phẩm. Điều này tạo nên những áp lực lớn cho Công ty trong việc ra quyết định sản xuất kinh doanh và các chiến dịch nhằm tiêu thụ sản phẩm.

Công ty TNHH Dệt May Linh Phương đã xây dựng được một chi nhánh trong Thành phố Hồ Chí Minh nhưng hoạt động chưa có hiệu quả do thị trường miền Nam sôi động và nhu cầu quá cao. Điều này đã tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt và gay gắt đòi hỏi Công ty cần vạch ra các chiến lược kinh doanh nhằm đem lại lợi nhuận và cũng giảm bớt các chi phí phát sinh của chi nhánh.

3.2 Những thuận lợi và khó khăn của Công ty TNHH Dệt May Linh Phƣơng

3.2.1 Thuận lợi

Tổng giám đốc Công ty bà Trần Thị Nghĩa Phượng là người đứng đầu và thành lập Công ty. Trước khi thành lập Công ty, Bà đã có 5 năm học tập và làm việc bên nước ngoài, kinh doanh thời trang may mặc. Do đó, Bà đã được tiếp cận với nền kinh tế tiên tiến, tiếp cận với công nghệ sản xuất hiện đại và những xu hướng thời trang mới. Khi về nước, Bà Nghĩa Phương thành lập Công ty TNHH, Công ty hoạt động trên cơ sở được kế thừa sự tiên tiến và phát triển với mục tiêu dẫn đầu trong ngành dệt may trong nước.

Hơn 10 năm hoạt động trong ngành thời trang, Công ty TNHH Dệt May Linh

Phương đã có kinh nghiệm trong quá trình sản xuất sợi tơ xơ và đồ may mặc. Qua đó, Công ty đã tạo dựng được uy tín và thương hiệu của mình trên thị trường. Đặc biệt, trong những năm đầu hoạt động, được đầu tư trang thiết bị cao với tiềm lực về vốn lớn, Công ty đã hoạt động với hiệu quả cao.

Bộ máy điều hành của Công ty được xây dựng thống nhất, quản lý ổn định,

chuyên nghiệp với các cán bộ nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Bộ máy kế toán được sắp xếp hợp lý, có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên; làm việc cẩn thận, trung thực với công việc, được phân công trách nhiệm rõ ràng theo từng ngành kế toán phù hợp với năng lực và kinh nghiệm làm việc góp phần giúp Ban giám đốc quản lý và điều hành các hoạt động tài chính của Công ty.

Công ty TNHH Dệt May Linh Phương có được một đội ngũ công nhân viên trẻ, tay nghề cao, nhiệt huyết, có tinh thần đoàn kết và luôn hoàn thành tốt công việc được giao. 65

Ban lãnh đạo Công ty là người đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động

doanh nghiệp. Hầu hết các thành viên trong Ban lãnh đạo là những người trẻ nên họ rất nhiệt huyết với công việc, tài năng và luôn sẵn sàng lắng nghe ý kiến đóng góp của

công nhân viên để xây dựng Công ty. Đội ngũ ban lãnh đạo luôn chú trọng đến đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân viên; Giảm bớt khó khăn và căng thẳng bằng các hoạt động vui chơi giải trí sau giờ làm và các chính sách thăm hỏi, khen thưởng kịp thời đến công nhân viên và gia đình.

Như vậy, với các điều kiện thuận lợi trên sẽ giúp Công ty phát triển toàn diện

trong tương lai. Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn này, lợi nhuận không có, lương thưởng luôn bị chậm chễ nhưng đội ngũ Ban lãnh đạo và các cán bộ công nhân viên luôn sát cánh và hết mình với Công ty; Không có tình trạng công nhân đình công hay nghỉ việc mà luôn trung thành và giúp đỡ Công ty vượt qua khó khăn. Trong giai đoạn 2011 - 2013, các khoản lương thưởng cho công nhân viên luôn chậm trễ và giảm sút đáng kể do hoạt động sản xuất không đem lại lợi nhuận. Nhưng Công ty vẫn chú trọng chăm lo đời sống tinh thần cho công nhân viên. Ban lãnh đạo và công đoàn luôn thăm hỏi, động viên công nhân và gia đình công nhân viên để họ cảm thấy an tâm và tin tưởng. Ngoài giờ làm việc, Công đoàn thường tổ chức các chương trình giao lưu văn nghệ, các hoạt động giải trí tăng cường sự giao lưu. Điều đó chứng tỏ chính sách quản lý nhân viên của Ban lãnh đạo là rất hợp lý. Nhưng Công ty cần tiếp tục đưa ra các chính sách quản lý và đào tạo giúp duy trì sự phát triển trong tương lai.

3.2.2 Khó khăn

Giai đoạn 2011 - 2013 là giai đoạn khó khăn nhất với Công ty, nguồn vốn hạn hẹp, nhu cầu kinh doanh lớn đã dẫn đến nguồn nợ tăng cao. Thêm vào đó các chính sách kinh doanh của Công ty chưa có hiệu quả khiến cho doanh thu nhận được không đủ để bù đắp các chi phí phát sinh. Trong ba năm, Công ty không thể đem lại một đồng lợi nhuận nào. Thậm chí, Công ty luôn làm ăn thua lỗ và đầu tư vào các hạng mục chưa hợp lý. Công ty luôn phải dùng các nguồn vốn để trả nợ và trả lương cho công nhân. Điều này đã đẩy Công ty đến gần với nguy cơ phá sản và giải thể. Khó khăn lớn nhất hiện nay của Công ty là vốn kinh doanh, nhu cầu vốn kinh doanh cần cho sản xuất là rất lớn, trong khi VCSH thiếu hụt nghiêm trọng. Vì vậy, Công ty gặp nhiều khó khăn trong việc chủ động về sử dụng vốn.

Trước đây, nếu như nguồn thu chính là từ hoạt động dệt sợi tơ xơ và may mặc

quần áo thì hiện nay do trang thiết bị đã lỗi thời, Công ty không có đủ khả năng để mở rộng quy mô nên đã quyết định thu nhỏ mô hình sản xuất kinh doanh và đầu tư vào các hạng mục kinh tế khác. Điều đó đã làm giảm đáng kể nguồn doanh thu thuần của hoạt động sản xuất. Hơn nữa, lạm phát tăng cao, giá cả chi phí nguyên vật liệu leo thang làm cho GVHB cao hơn mức doanh thu thuần nên lợi nhuận đạt được luôn âm. 66

Thu hẹp quy mô sản xuất do không còn đủ năng lực hoạt động nhưng Công ty lại đầu tư vào các nguồn tài chính dài hạn. Các nguồn tài chính dài hạn về lâu dài sẽ mang lại doanh thu cao hơn các nguồn ngắn hạn. Chính vì điều đó các nguồn dài hạn thường đem lại rủi ro cao. Hơn nữa, tài chính đang rất khó khăn, nguồn vốn hạn hẹp trong khi các khoản nợ liên tiếp đến, việc Công ty đầu tư dài hạn sẽ khiến tài chính gặp nhiều khó khăn hơn.

Máy móc thiết bị đều được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài. Nhưng do đó là

các thiết bị công nghệ thấp của nước ngoài cùng với quá trình hoạt động lâu dài đã làm cho thiết bị hao mòn và lỗi thời, lạc hậu, không đáp ứng được nhu cầu. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho Công ty trong quá trình sản xuất, làm giảm chất lượng sản phẩm dẫn đến giảm lượng hàng hóa tiêu thụ.

Hình thức hoạt động của Công ty là TNHH, vì vậy Công ty không huy động vốn bằng hình thức góp nên vốn điều lệ bị hạn chế, thay vào đó sử dụng vốn vay của các tổ chức tín dụng do đó làm giảm lợi nhuận của Công ty. Hơn nữa, giai đoan 2011 - 2013, tài chính của Công ty gặp nhiều khó khăn, mất khả năng thanh toán nợ, khả năng sinh lời không đạt được,… đã làm mất uy tín của Công ty và mất niềm tin với khách hàng, nhà cung cấp. Do đó, Việc huy động vốn rất khó khăn.

3.3 Định hƣớng phát triển của Công ty TNHH Dệt May Linh Phƣơng

Từ năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế Thế giới bùng nổ và Việt Nam cũng

không tránh khỏi sự ảnh hưởng. Hàng loạt các công ty lớn nhỏ liên tục tuyên bố phá sản. Đến năm 2011, khi cuộc khủng hoảng đã qua đi nhưng nền kinh tế vẫn trầm lắng và ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực trong đó có ngành may mặc: lãi suất thị trường tăng cao, bão giá nổi lên làm tăng giá cả hàng hóa, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu khiến thị trường đầu ra khó khăn hơn bao giờ hết... Mặc dù, trong vài năm trở lại đây, ngành may mặc được đánh giá là ngành có tốc độ tăng trưởng cao và thu hút cao các nguồn vốn do nhu cầu của khách hàng với thị trường nay tăng cao nhưng đối với Công ty nhỏ như Công ty TNHH Dệt May Linh Phương, hoạt động chưa lâu trên thị trường, năng lực còn hạn chế thì việc cạnh tranh với các công ty nhỏ đã khó với các công ty lớn lại càng khó khăn hơn. Thêm vào đó, từ năm 2011, Công ty chuyển hướng kinh doanh bằng việc thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh làm cho hoạt động thêm trì trệ. Trong khi đó, các hạng mục đầu tư và kinh doanh mới lại chưa đem lại nguồn thu nào trong khi Công ty vẫn phải trả các khoản nợ của việc đầu tư đã làm cho tài chính mỗi lúc một nguy hiểm. Các phân tích đã cho thấy sự định hướng chính sách sai lệch của các nhà quản lý, các chiến lược không hiệu quả. Công ty cần nghiên cứu lại các chiến lược kinh doanh. Với tình hình khó khăn hiện nay, nguồn vốn hạn hẹp, Công ty không thể chờ đợi nguồn doanh thu lớn trong tương lai, chỉ có thể lấy ngắn nuôi dài, đầu tư kinh doanh các khoản mục có vòng quay ngắn để bù đắp các khoản nợ và chi phí, đồng thời có nguồn vốn tiếp tục hoạt động.

67 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để tồn tại và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, vực dậy tình hình tài chính cho Công ty thì vấn đề cấp thiết là phải giải quyết các tồn tại trước mắt và tìm ra các phương hướng, chiến lược cụ thể, mục tiêu phát triển trong tương lai. Phương hướng chung để hoàn thiện công tác quản lý là tiếp tục duy trì các ưu điểm hiện có, phát huy các thuận lợi hiện nay, tìm ra các biện pháp khắc phục những tồn tại và khó khăn trước mắt. Các định hướng phát triển cụ thể của Công ty trong thời gian tới: Mô hình hoạt động sản xuất kinh doanh sợi tơ xơ và may mặc sẽ tiếp tục được duy trì và phát triển trong thời gian tới. Công ty quyết định giữ mức sản lượng như năm 2013 và đảm bảo hoạt động có hiệu quả, tăng nguồn doanh thu và giảm thiểu GVHB. Công ty sẽ nỗ lực trong việc giảm chi phí giá thành sản xuất kinh doanh, giảm thiểu các chi phí phát sinh khác; giảm thiểu tối đa các nguồn nợ và không để lợi nhuận ở con số âm như trong giai đoạn 2011 - 2013.

Công ty cần khai thác và sử dụng tối đa công suất của các nguồn lực hiện tại về phương tiện, thiết bị, máy móc để hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu đồng thời giảm thiểu sự lãng phí và chi phí hao mòn của TSCĐ. Đồng thời Công ty sẽ tăng hiệu quả sử dụng tài sản bằng chính sách thúc đẩy sự gia tăng của doanh thu thuần giúp hoạt động sản xuất phát triển.

đảm bảo trả lương đúng hạn và nguồn thu nhập ổn định cho người lao động. Công ty xây dựng chiến lược mở rộng và phát triển các ngành nghề kinh doanh, đồng thời thâm nhập vào các địa bàn kinh doanh mới. Nếu chiến lược hoạt động hiệu quả sẽ làm gia tăng nguồn lợi nhuận góp phần chi trả lương và giảm thiểu khó khăn cho Công ty. Dưới sự lãnh đạo, điều hành của Ban giám đốc, Công ty quyết tâm đổi mới cơ chế làm việc theo hướng độc lập, hiệu quả và làm ăn có lãi trên cơ sở Pháp luật của Nhà nước và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Công ty.

Công ty sẽ không ngừng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân viên, đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao về trình độ tay nghề của người lao động. Đồng thời, Ban lãnh đạo sẽ quan tâm và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân viên.

Việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tạo điều kiện tăng lợi nhuận cho Công ty, nâng cao thu nhập cho người lao động cũng như giá trị Công ty và thương hiệu. Thêm vào đó, Công ty sẽ tiếp tục đầu tư các hạng mục kinh doanh ngắn hạn có hiệu quả nhằm bù đắp các chi phí.

Để thực hiện những mục tiêu trên, bản thân Công ty phải không ngừng hoàn

thiện, nâng cao chất lượng trong công tác đầu tư và nâng cao hiệu quả tài chính. Vấn đề này phải được tiến hành hợp lý và đồng bộ từ khâu lập kế hoạch đến khâu tổ chức 68

thực hiện. Xuất phát từ thực trạng tài chính, Công ty cần tiến hành một số giải pháp nhằm khắc phục tồn tại và cải thiện tài chính cho Công ty.

3.4 Một số giải pháp nhằm cải thiện tài chính tại Công ty TNHH Dệt May Linh Phƣơng Phƣơng

Những phân tích về số liệu, chỉ tiêu tài chính trong chương 2 đã cho thấy tài

chính của Công ty bất ổn và gặp nhiều khó khăn. Các chỉ số tài chính không mấy khả quan, khả năng sinh lời là không có, nguồn nợ phải trả cũng không ngừng giảm trong khi khả năng thanh toán thấp. Với tình trạng như hiện nay, giải pháp tốt nhất với Công ty là giải thể. Nếu giải thể Công ty có thể bảo toàn được nguồn vốn hiện nay, thanh toán các khoản nợ và tránh được những rủi ro không đáng có. Nhưng nếu giải thể, chủ Công ty sẽ phải gánh chịu thiệt hại rất lớn, công nhân viên mất việc làm. Do đó, giải pháp đặt ra hiện hay được xác định cụ thể:

- Tiếp tục sản xuất kinh doanh, lao động sản xuất nhằm đưa Công ty thoát khỏi khó khăn.

- Chuyển đổi loại hình công ty: Công ty Cổ phần, sát nhập M&A - Phá sản và thanh lý doanh nghiệp.

3.4.1 Các biện pháp khi Công ty quyết định tiếp tục sản xuất kinh doanh

3.4.1.1 Chủ động trong việc tìm các nhà cung cấp nguyên vật liệu và giảm thiểu tối đa các khoản chi phí các khoản chi phí

Trong giai đoạn 2011 - 2013, trong khi nguồn thu nhập ngày càng giảm do chính sách thu nhỏ quy mô sản xuất thì GVHB lại ngày càng tăng cao, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của Công ty. Thậm chí, trong suốt ba năm hoạt động, GVHB luôn lớn hơn mức doanh thu đạt được dẫn đến sự giảm thiểu về doanh thu thuần, tạo ra những tác động xấu đến tài chính của Công ty.

- Chi phí nguyên vật liệu:

Hiện nay, thách thức lớn nhất đối với Công ty TNHH Dệt May Linh Phương nói riêng và toàn ngành dệt may của Việt Nam nói chung là nguồn nguyên vật liệu phụ

thuộc lớn vào nguồn nhập khẩu từ Trung Quốc. Mặc dù nguồn tài nguyên rất lớn

Một phần của tài liệu phân tích tài chính công ty tnhh dệt may linh phương (Trang 80)