2.2.2.2.1 Phân tích khả năng quản lý TSNH * Vòng quay hàng tồn kho HTK
động bất ổn. Cụ thể:
Số vòng quay HTK của năm 2011 là 3,6 vòng, mỗi vòng là 100 ngày. Năm 2012, tốc độ luân chuyển HTK là 1,67 vòng, mỗi vòng là 215 ngày, giảm 1,93 vòng so với năm 2011. Vòng quay HTK giảm cho thấy khả năng tiêu thụ hàng hóa thấp. Nguyên nhân của sự giảm tốc độ luân chuyển là do năm 2012, Công ty thu hẹp mô hình sản xuất kinh doanh, lượng sản xuất giảm khiến cho GVHB giảm mạnh, trong khi lượng HTK không giảm. Năm 2013, chính sách của Công ty là tiếp tục giảm lượng sản xuất để đầu tư vào các hạng mục kinh doanh khác nên lượng GVHB giảm mạnh. Nhưng vấn đề khó khăn là lượng HTK không giảm. Năm 2013, GVHB thấp hơn lượng HTK là nguyên nhân làm cho vòng quay HTK kho tiếp tục giảm mạnh xuống còn 0,34 lần khiến thời gian quay vòng lên đến 1066 ngày. Như vậy, Công ty mất gần 3 năm mới bán được một sản phẩm và lượng HTK dự trữ quá cao. Vấn đề này Công ty cần quan tâm và có hướng điều chỉnh kịp và những chính sách điều chỉnh để giảm lượng HTK tăng doanh thu bán hàng.
Bảng 2.3: Vòng quay hàng tồn kho của Công ty TNHH Dệt May Linh Phương giai đoạn 2011 - 2013 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 GVHB VNĐ 160.893.415.458 76.300.022.672 15.252.677.868 HTK VNĐ 44.682.528.862 45.654.630.897 45.146.633.096 Vòng quay HTK Lần 3,6 1,67 0,34
Thời gian quay vòng HTK Ngày 100
215 1066
(Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Bảng cân đối kế toán)
49
* Vòng quay khoản phải thu và thời gian thu nợ trung bình
Bảng 2.4: Vòng quay các khoản phải thu và chu kỳ khoản phải thu của Công ty TNHH Dệt May Linh Phương giai đoạn 2011 - 2013
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012
Năm 2013
Doanh thu thuần
VNĐ 159.293.789.253 73.885.504.298 16.328.097.407 Các khoản phải thu
VNĐ 106.123.394.100 93.180.812.760 201.683.696.500 Vòng quay các khoản Vòng 1,5 0,79 0,08 phải thu
Chu kỳ khoản phải thu Ngày 240
454 671
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Bảng cân đối kế toán) So với năm 2011, vòng quay các khoản phải thu của năm 2011 và 2013 liên tục giảm. Năm 2011, vòng quay các khoản phải thu là 1,5 vòng. Sang năm 2013, vòng quay này giảm xuống còn 0,08 vòng. Tốc độ giảm của vòng quay các khoản phải thu đã kéo theo sự gia tăng của thời gian thu nợ trung bình. Nếu như năm 2011 thời gian thu nợ chỉ là 240 ngày thì thời gian đó tăng liên tục trong hai năm tiếp theo lên 545 ngày năm 2012 và 671 ngày ở năm 2013. Các con số cho thấy năm 2011 phải mất gần 1 năm để thu hồi nợ, năm 2012 mất hơn 1 năm và năm 2013 mất hơn 2 năm để thu hồi nợ. Thời gian thu hồi nợ có xu hướng tăng lên. Nguyên nhân là do tốc độ gia tăng của các khoản phải thu nhanh tại năm 2013 so với năm 2011 nhưng doanh thu thuần lại giảm qua các năm. Điều này gây bất lợi cho Công ty và cho thấy sự mất cân đối tài chính. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho Công ty rơi vào bờ vực phá sản. Bởi lẽ, tài chính đang lâm vào thời kỳ khủng hoảng, Công ty đang rất cần các nguồn vốn để trả nợ và đầu tư nhưng các khoản thu nợ lại kéo dài dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn vốn nghiêm trọng gây ảnh hưởng cho sự phát triển.
Tốc độ vòng quay của các khoản phải thu giảm sút đã kéo theo sự gia tăng của thời gian thu nợ trung bình. Điều đó cho thấy sự bất ổn và việc sử dụng vốn không hiệu quả hiện nay của Công ty. Nếu như năm 2011 thời gian thu nợ trung bình chỉ là 240 ngày thì ngay sau đó tốc độ này tăng liên tục trong hai năm tiếp theo 455,7 ngày năm 2012 và 4500 ngày.
Rõ ràng vòng quay các khoản phải thu luôn tỷ lệ nghịch với thời gian thu nợ
trung bình. Điều này quá huy hiểm. Trong hai năm 2012 và 2013, số vòng quay khoản phải thu giảm đã làm cho thời gian thu nợ trung bình tăng cao nguyên nhân được xác định là Công ty đang không chú trọng công tác quản lý các khoản phải thu khiến nó tăng mạnh trong ba năm từ 2011 đến 2013 (từ 106.123.394.100 đồng lên đến
201.683.696.500 đồng). Đồng thời, việc Công ty thu hẹp mô hình sản xuất kinh doanh đã làm giảm sút đáng kể lượng doanh thu thuần. Hai nguyên nhân đó đã làm cho thời gian thu nợ bình quân lên đến 671 ngày ở năm 2013. Bảng trên cho thấy các khoản 50
phải thu biến động không đều giảm nhẹ vào năm 2012 nhưng tăng mạnh vào năm 2013. Điều này chứng tỏ sự quản lý chưa tốt, chưa ổn định và chưa đem lại hiệu quả,
luôn để khách hàng chiếm dụng vốn. Chính việc bị chiếm dụng vốn cao như vậy cho thấy mối lo ngại về nợ xấu cũng như chi phí cho phần vốn đầu tư TSNH tăng lên. Công ty cần lập các kế hoạch và các chính sách cụ thể, xác thực cho kỳ kinh doanh tới trong việc quản lý và sử dụng TSNH.
* Vòng quay các khoản phải trả
Khoản mục các khoản phải trả luôn chiếm tỷ trọng lớn khoảng 80% trong cơ cấu nguồn vốn của Công ty. Do đó, việc phân tích và đánh giá vòng quay các khoản phải trả giúp Công ty nhận thấy thực trạng và từ đó ra các quyết định và chiến lược đúng đắn. So với năm 2011, vòng quay các khoản phải trả có xu hướng giảm trong hai năm 2012 và 2013. Vòng quay các khoản phải trả đạt 0,53 vòng ở năm 2011 sau đó giảm xuống còn 0,28 vòng ở năm 2012 và giảm còn 0,08 vòng trong năm 2013. Nguyên nhân là do tốc độ giảm của doanh thu thuần lớn hơn tốc độ giảm của các khoản phải trả. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty chưa đạt hiệu quả cao, các nguồn nợ không thanh toán được. Tốc độ giảm của vòng quay các khoản phải trả đã dẫn đến sự gia tăng thời gian quay vòng các khoản phải trả. Năm 2011, thời gian quay vòng này là 679 ngày, tức là mất gần 2 năm để thanh toán các khoản nợ. Sang năm 2012, Công ty phải mất 3,5 năm để các khoản nợ được thanh toán. Năm 2013, Công ty mất đến 12,5 năm cho việc thanh toán các khoản nợ. Các con số cho thấy Công ty đang mất dần khả năng trả nợ. Điều này đang đẩy Công ty đến bờ vực phá sản. Bởi lẽ, thời gian quay vòng khoản phải trả tăng là do tốc độ giảm doanh thu lớn. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng yếu kém sẽ dẫn đến khả năng thanh toán các khoản nợ không có. Đây là một trong những vấn đề nghiêm trọng hiện nay. Chỉ tiêu này đã khiến các nhà đầu tư, khách hàng e ngại và làm giảm sức cạnh tranh của Công ty trên thị trường.
Bảng 2.5: Vòng quay các khoản phải trả và thời gian quay vòng các khoản phải trả của Công ty TNHH Dệt May Linh Phương giai đoạn 2011 - 2013
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Doanh thu thuần
VNĐ 159.293.789.253 73.885.504.298 16.328.097.407 Các khoản phải trả VNĐ 297.928.810.348 265.824.689.297 202.026.453.940 Vòng quay các khoản Vòng 0,53 0,28 0,08 phải trả
Thời gian quay vòng Ngày 679
1286 4500
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Bảng cân đối kế toán) 51
* Thời gian quay vòng tiền
Bảng 2.6: Thời gian quay vòng tiền của Công ty TNHH Dệt May Linh Phương giai đoạn 2011 - 2013 Đơn vị tính: Ngày Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Chu kỳ quay vòng khoản phải thu 240
454 671
Thời gian quay vòng HTK 100
215 1066
Thời gian trả chậm trung bình 16
37 176
Thời gian quay vòng tiền 324
632 1560
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Bảng cân đối kế toán)
Thời gian trả chậm trung bình được sử dụng để đánh giá khả năng thanh toán trên cơ sở các khoản phải trả và các khoản chi phí phát sinh. Thời gian trả chậm trung bình của Công ty tăng mạnh trong giai đoạn 2011 - 2013. So với năm 2011, thời gian trả chậm trung bình đã tăng từ 16 ngày lên 37 ngày. Sang năm 2013, chỉ tiêu này tăng lên 176 ngày. Do các khoản chi phí phát sinh giảm, đặc biệt là sự giảm mạnh của GVHB đã làm cho thời gian trả chậm trung bình tăng lên. Tăng số ngày trả chậm giúp Công ty tăng khả năng chiếm dụng vốn. Nhưng ngược lại, thời gian trả chậm tăng lên là dấu hiệu cho thấy hoạt động sa sút trong kinh doanh. Điều này sẽ làm mất lòng tin của khách hàng và uy tín của Công ty.
Chỉ tiêu vòng quay tiền phản ánh việc áp dụng và sử dụng các chính sách quản lý tài sản. Bảng vòng quay tiền cho thấy thời gian quay vòng tiền quá dài và có xu hướng tăng mạnh qua các năm. Cụ thể, năm 2011, thời gian quay vòng tiền là 324 ngày, năm 2012 tăng lên 634 ngày và năm 2013 tăng mạnh lên 1560 ngày. Trong tổng nguồn cơ cấu tài sản thì tiền là khoản mục có tính thanh khoản cao nhất.
Tiêu chí vòng quay của tiền phản ánh chính sách sử dụng và quản lý tài sản của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho thấy: Năm 2011, thời gian vòng quay tiền của Công ty là 324 ngày. Năm 2012, thời gian vòng quay tiền gia tăng lên 632 ngày. Năm 2013, thời gian vòng quay tiền tăng lên 1560 ngày.Thời gian quay vòng tiền quá cao. Điều đó sẽ làm hạn chế việc sử dụng tiền cho hoạt đông sản xuất và đầu tư. Việc vòng quay
tiền cũng như số dư về vốn qua các năm tăng cho thấy việc nắm giữ loại TSNH có tính lỏng cao dần.
Như vậy, các chỉ số về thời gian quay vòng tiền cho thấy hiện tại Công ty đang dự trữ tiền thấp. Điều này là tốt nếu Công ty dùng lượng tiền mặt để đầu tư sản xuất kinh doanh đem lại lợi nhuận. Nhưng thực tế, Công ty thiếu hụt nguồn vốn nghiêm trọng dẫn đến dự trữ tiền mặt thấp. Trong trường hợp gặp vấn đề thanh khoản thì việc dự trữ tiền thấp sẽ gây ra rủi ro cao. Công ty cần đặt tài chính vào thực tế để có những giải pháp đem lại hiệu quả cao nhất.
52
- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Bảng 2.7: Hiệu suất sử dụng TSCĐ của Công ty TNHH Dệt May Linh Phương giai đoạn 2011 - 2013 Đơn vị tính: Lần Năm Năm Năm Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2011 - 2013 2011 - 2013 Hiệu suất sử dụng TSCĐ 3,79 18,07 21,18 14,28 3,11
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Bảng cân đối kế toán) Với Công ty hoạt động sản xuất, việc sử dụng TSCĐ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Cụ thể tại Công ty TNHH Dệt May Linh Phương, hiệu suất sử dụng TSCĐ tăng từ 3,79 lần năm 2011, 18,07 lần năm 2012 và 21,18 lần năm 2013. Như vậy, năm 2011, một đồng TSCĐ tạo được 3,79 đồng doanh thu thuần. Năm 2012, hiệu suất sử dụng tăng 14,28 lần từ 3,79 lần lên 18,07 lần, đồng nghĩa một đồng TSCĐ tạo được 18,07 đồng doanh thu thuần. Đến năm 2013, hiệu suất sử dụng TSCĐ tăng 3,11 lần. Điều này cho thấy năm 2012, Công ty đạt hiệu quả sử dụng TSCĐ ở mức cao nhất. Trong ba năm 2011, 2012, 2013, Công ty thay đổi hoạt động kinh doanh, chuyển phương thức hoạt động bằng chính sách cắt giảm lượng TSCĐ, giảm lượng hàng tiêu thụ dẫn đến giảm doanh thu thuần. Nhưng giai đoạn 2011 - 2013 chỉ tiêu này tăng cao cho thấy Công ty chú trọng công tác quản lý và sử dụng nhằm nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bảng 2.8: Hiệu suất sử dụng TSNH của Công ty TNHH Dệt May Linh Phương giai đoạn 2011 - 2013 Đơn vị tính: Lần Năm Năm Năm Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Hiệu suất sử dụng TSNH 1,02 0,51 0,2 (0,51) (0,31)
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Bảng cân đối kế toán) Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSNH phản ánh một đồng TSNH tạo được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Cụ thể, năm 2011 mỗi đồng TSNH tạo được 1,02 đồng doanh thu thuần. Sang năm 2012, hiệu quả sử dụng TSNH giảm xuống còn 0,51 lần, tức là mỗi đồng TSNH tạo được 0,51 đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này tiếp tục giảm vào năm 2013 khi hiệu suất sử dụng chỉ đạt 0,2 lần, giảm 0,31 lần so với năm 2012. Doanh thu thuần giảm là nguyên nhân chính dẫn đến giảm hiệu suất sử dụng TSNH. Như vậy, để tăng hiệu suất sử dụng TSNH Công ty cần gia tăng nguồn doanh thu thuần bằng các biện pháp đẩy mạnh sản xuất và tăng lượng tiêu thụ hàng hóa ra thị trường.
53
2.2.2.2.2 Phân tích khả năng quản lý TSDH
Bảng 2.9: Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSDH của Công ty TNHH Dệt May Linh Phương giai đoạn 2011 - 2013
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản Lần 0,44 0,23 0,06 Hiệu suất sử dụng TSDH Lần 0,76
0,42 0,09
Tỷ suất sinh lời TSDH % (8,32) (8,21) (1,64) Sức sản xuất TSCĐ Lần 2,77 15,05 14,00
Tỷ suất sinh lời TSCĐ %
(41,33) (350,23) (363,62)
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Bảng cân đối kế toán)
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản: Chỉ tiêu này cho biết mỗi một đồng tài sản tạo
ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Theo đó, năm 2011, chỉ tiêu này là 0,44 lần được hiểu là một đồng tài sản tạo ra được 0,44 đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này sụt giảm khi năm 2012, hiệu suất sử dụng tài sản chỉ là 0,23 lần, tức là một đồng tài sản chỉ tạo được 0,23 đồng doanh thu thuần. Năm 2013, một đồng tài sản tạo được 0,21 đồng doanh thu thuần. Nguyên nhân là doanh thu thuần có tốc độ giảm mạnh qua các năm. Doanh thu thuần năm 2012 giảm 53,62%, năm 2013 giảm 77,9%. Tổng tài sản cũng giảm liên tục trong giai đoạn 2011 - 2013. Tổng tài sản giảm 1,27% ở năm 2012 và 20,89% ở năm 2013. Doanh thu thuần và tổng tài sản cùng giảm do chính sách chuyển đổi loại hình đầu tư kinh doanh của Công ty. Nhìn vào bảng số liệu kết luận Công ty đã sử dụng kém hiệu quả tài sản. Vì vậy, Công ty cần nhanh chóng đưa ra những giải pháp tăng hiệu suất sử dụng tài sản nhằm tăng doanh thu và giúp Công ty hoạt động có hiệu quả hơn.
Hiệu suất sử dụng TSDH được đo lường bằng tỷ số giữa TSDH và doanh thu
thuần. Chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng TSDH đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Năm 2011, hiệu suất sử dụng TSDH đạt 0,76 lần đồng nghĩa với mỗi đồng TSDH tạo được 0,76 đồng doanh thu thuần. Năm 2012, chỉ tiêu này giảm 0,34 lần xuống còn 0,42 lần. Nguồn TSDH giảm 16,48% nhưng mức giảm của doanh thu thuần đạt 17,63% là nguyên nhân giảm hiệu suất sử dụng TSDH. Đến năm 2013, tốc độ giảm doanh thu thuần là 77,9% lớn hơn tốc độ giảm của TSDH đạt 1,78% tạo nên sự giảm hiệu suất sử dụng TSDH xuống còn 0,1 lần. Nguyên nhân là trong giai đoạn này, doanh thu thuần có mức giảm đáng kể do tác động bởi chính sách thu hẹp sản xuất làm cho lượng hàng hóa tiêu thụ giảm dẫn đến giảm doanh thu. Các số liệu phân tích cho thấy sự kém hiệu quả trong việc sử dụng TSDH.
Trong ba năm 2011 - 2013, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp luôn âm là
nguyên nhân chính làm cho tỷ suất sinh lời trên TSDH không lớn hơn 0. Tỷ suất này là âm 8,32% trong hai năm 2011 và 2012. Đến năm 2013, tỷ suất sinh lời TSDH là âm 54
8,21%. Như vậy, tỷ suất sinh lời TSDH diễn biến phức tạp và kém hiệu quả. Tỷ suất sinh lời TSDH là tỷ số giữa lợi nhuận sau thuế và TSDH. Do đó, sự tăng giảm tỷ suất này chịu sự tác động của hai yếu tố TSDH và lợi nhuận sau thuế. Năm 2013, lợi nhuận sau thuế âm và TSDH giảm. Nhưng so với năm 2012, lợi nhuận sau thuế được cải thiện từ mức giảm 76,69% (2012) giảm xuống còn 8,46% (2013) tăng 80,42% đã làm tăng tỷ suất sinh lời TSDH tăng lên 1,64% nhưng mức tăng chưa cao. Các chính sách xây dựng lại việc sản xuất kinh doanh và quản lý tài sản là cần thiết với Công ty trong