Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại khách sạn Hải Âu (Trang 61)

3.3.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu được chia thành 2 giai đoạn chính: (1) nghiên cứu sơ bộ và (2) nghiên cứu chính thức.

Nghiên cứu sơ bộ: Được thực hiện bằng phương pháp định tính,

quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu thông qua: Hệ thống hóa các lý thuyết về “động lực làm việc”, nghiên cứu các luận văn nói về các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc, mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc, tham khảo ý kiến của một số giảng viên trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu tay đôi được thực hiện bằng phương pháp thảo luận nhóm với các nhân viên tại các bộ phận (đặc biệt là bộ phận nhà hàng và buồng phòng), thảo luận tay đôi với trưởng bộ phận nhà hàng và trưởng bộ phận buồng phòng tại khách sạn Hải Âu.

Nghiên cứu chính thức: được thực hiện bằng phương pháp định

lượng để kiểm định thang đo và đo lường sự tác động của các yếu tố đến động lực làm việc của nhân viên. Dữ liệu sau khi được thu thập thông qua bảng câu hỏi sẽ được sử lý bởi phần mềm SPSS 19.0. Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được làm sạch và mã hóa sẽ tiến hành phân tích thông qua các bước sau:

 Thống kê mô tả: Theo Huysamen (1990) thống kê mô tả cho phép các nhà nghiên cứu trình bày các dữ liệu thu thập được dưới hình thức cơ cấu và tổng kết. Thống kê mô tả trong nghiên cứu này để phân tích, mô tả dữ liệu bao gồm: Tần số, tỷ lệ, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn.

 Đánh giá độ tin cậy của thang đo.

Theo Nunnally (1987), Peterson (1994) hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha được sử dụng để loại các biến không phù hợp trước. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Cronbach’s Alpha có giá trị nằm trong khoảng từ 0,7 đến 0,8 là thang đo có độ tin cậy tốt, còn lớn hơn 0,6 là thang đo có thể chấp nhận được về độ tin cậy. Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) khi đánh giá độ phù hợp của từng biến (Item) thì những biến nào có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 được coi là những biến có độ tin cậy đảm bảo, nếu những biến nào có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại ra khỏi thang đo lường.

 Phân tích nhân tố khám phá EFA.

+ Theo Hair và cộng sự (1998) phân tích nhân tố khám phá EFA là phương pháp phân tích định lượng dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến ít hơn (gọi là các nhân tố) để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu. Các biến số có trọng số (Factor loading) nhỏ hơn 0,5 trong phép phân tích EFA sẽ tiếp tục bị loại.

+ Theo Gerbing & Anderson (1988) phương pháp trích hệ số sử dụng là Principal components với phép xoay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalue = 1. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích lớn hơn hoặc bằng 50% (≥ 50%), với điều kiện là chỉ số KMO ≥ 0,5. KMO là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của EFA (0,5≤KMO≤1 thì phân tích nhân tố thích hợp).

 Kiểm định giải thích đo lường các yếu tố tác động đến động lực làm việc. + Phân tích phương sai Anova.

Phân tích phương sai Anova, Independent Sample t-test để kiểm định giả thuyết có hay không có sự khác biệt về động lực làm việc theo các đặc điểm cá nhân.

Trước khi tiến hành phân tích Anova, tiêu chuẩn Levene được tiến hành để kiểm tra giả thuyết bằng nhau của các phương sai trong các nhóm xác suất ý nghĩa Significance là 5%. Trong phép kiểm định này, nếu xác suất ý nghĩa lớn hơn 5% thì chấp nhận tính bằng nhau của các phương sai nhóm. Tiêu chuẩn Fishier F trong phép phân tích phương sai Anova với mốc để so sánh với xác suất ý nghĩa Sig là 5% được áp dụng. Trong phép kiểm định này, nếu xác suất ý nghĩa nhỏ hơn 5% thì ta có quyền bác bỏ giả thuyết rằng phương sai của 2 tổng thể bằng nhau.

+ Hệ số tương quan Pearson

Hệ số tương quan ký hiệu r để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa 2 biến định lượng. Nhìn chung r được sử dụng để kiểm tra

liên hệ giữa hai biến định lượng. Hệ số tương quan có giá trị từ -1 đến 1. Hệ số tương quan bằng 0 có nghĩa là hai biến không có liên hệ gì với nhau, ngược lại nếu hệ số này bằng -1 hay 1 có nghĩa là hai biến có mối quan hệ tuyệt đối.

Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) trị tuyệt đối của r cho biết mức độ chặc chẽ của mối liên hệ tuyến tính. Giá trị tuyệt đối của biến r tiến gần đến 1 khi hai biến có mối tương quan tuyến tính chặc chẽ. Giá trị của r cho biết không có mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến chưa hẳn có nghĩa là hai biến đó không có mối liên hệ. Do đó, hệ số tương quan tuyến tính chỉ nên được sử dụng để biểu thị mức độ chặc chẽ của liên hệ tương quan tuyến tính.

+ Phân tích hồi quy tuyến tính.

Phân tích hồi quy tuyến tính để xác định mức độ tác động của nhân tố đế động lực làm việc của người lao động. Biến phụ thuộc là động lực làm việc và biến độc lập là các nhân tố được rút ra từ kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA và kiểm định ở mức ý nghĩa 5%.

Phân tích hồi quy tuyến tính sử dụng phương pháp Enter trong đó biến phụ thuộc là động lực làm việc và biến độc lập là: Các yếu tố thuộc về bản thân nhân viên, các yếu tố thuộc về công việc và các yếu tố thuộc về tổ chức. Hệ số xác định R2 điều chỉnh được dùng để xác định độ phù hợp của mô hình, kiểm định F dùng để khẳng định khả năng mở rộng mô hình này cho tổng thể cũng như kiểm định t để bác bỏ giả thuyết các hệ số hồi quy của tổng thể bằng 0.

+ Cuối cùng, nhằm đảm bảo độ tin cậy của phương trình hồi quy tuyến tính được xây dựng cuối cùng là phù hợp, một loại các dò tìm vi phạm của giả định trong hồi quy tuyến tính cũng được thực hiện. Các giả định được kiểm định trong phần này bao gồm hệ số tuyến tính (dùng biểu đồ phân tán Scatterplot), phương sai của phần dư (dùng Histogram và Q-Q plot), tính độc lập của phần dư (dùng đại lượng thống kê Durbin-Watson), hiện tượng đa

Bảng 3.6: Tóm tắt quá trình nghiên cứu

Dạng nghiên cứu Phương pháp Kỹ thuật thực hiện

Sơ bộ Định tính

- Hệ thống hóa lý thuyết

- Nghiên cứu một số luận văn viết về các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc

- Tham khảo ý kiến của giảng viên trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học

Chính thức Định lượng

- Gửi phiếu điều tra thu thập dữ liệu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sử dụng phần mềm SPSS 19.0 để sử lý số liệu (thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy, phân tích nhân tố khám phá và kiểm định giả thuyết)

Hình 3.6: Quá trình nghiên cứu

3.3.2 Nghiên cứu sơ bộ 3.3.2.1 Hiệu chỉnh thang đo 3.3.2.1 Hiệu chỉnh thang đo

Bảng câu hỏi được lập dựa trên các cơ sở lý thuyết, tất cả các biến quan sát đều sử dụng thang đo Likert 5 điểm, được sắp xếp từ 1 đến 5 (từ hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý).

Điều chỉnh thang đo Cơ sở lý thuyết

Cronbach Alpha Vấn đề

nghiên cứu Thang đo

Thang đo chính thức Phân tích nhân tố EFA Nghiên cứu định lượng Hiệu chỉnh thang đo Thang đo hoàn chỉnh - Loại bỏ các biến có trọng số EFA nhỏ - Kiểm tra các yếu tố

trích được

- Kiểm tra phương sai trích được

- Loại bỏ các biến tương quan

- Kiểm tra hệ số Alpha Nghiên cứu sơ

bộ

Kiểm định giả thuyết

Thang đo ban đầu:

Bảng 3.7: Thang đo ban đầu Tên biến

quan sát

Các phát biểu xây dựng thang đo

NV1 Tôi yêu thích công việc hiện tại của mình NV2

Tôi là chỗ dựa chủ yếu về kinh tế cho những người trong gia đình tôi

NV3

Đời sống của tôi luôn được tổ chức quan tâm và giúp đỡ khi cần thiết

NV4

Tôi muốn làm việc để có tiền trang trải cho những nhu cầu trong cuộc sống

Yếu tố thuộc bản thân người nhân

viên (NV)

NV5

Tôi làm việc vì muốn được mọi người công nhận tài năng của mình

CV1

Sự phân công hợp lý trong công việc khiến tôi thấy thích làm việc hơn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CV2

Công việc được giao phù hợp với năng lực làm cho tôi hăng hái làm việc

CV3

Trang phục làm việc rất đẹp và thoải mái khiến tôi thấy tự tin hơn

CV4 Tôi có kỹ năng thành thạo trong việc được phân công

Yếu tố thuộc về công việc

(CV)

CV5

Tôi được giao nhiều việc khác nhau nên rất hứng thú khi làm việc

TC1

Được mọi người trong tổ chức giúp đỡ trong công việc khiến tôi hứng thú làm việc hơn

TC2

Mọi người trong tập thể vui vẻ, hòa đồng làm tôi cảm thấy hăng hái làm việc hơn

TC3

Được sự tín nhiệm của đồng nghiệp làm tôi thấy tự tin ở bản thân hơn

TC4

Cấp trên cởi mở và gần gũi khiến tôi có cảm giác thoải mái khi làm việc

TC5

Sự tin tưởng của cấp trên càng làm tôi nhiệt tình với công việc hơn

TC6

Tôi được cấp trên khen ngợi trước mặt người khác khi tôi hoàn thành tốt công việc của mình

TC7

Tôi cảm thấy hãnh diện khi nghe ai đó khen ngợi về thương hiệu của tổ chức

TC8

Việc biết rõ mục tiêu của tổ chức giúp tôi có định hướng công việc trong thời gian tới tốt hơn

TC9

Tôi được tạo cơ hội phát triển bản thân và tham gia các khóa đào tạo miễn phí

TC10

Tổ chức tạo ra các phong trào thi đua trong lao động làm tôi nổ lực phấn đấu để dạt được thành tích

TC11 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tôi được khuyến khích học hỏi kinh nghiệm từ những sai lầm của mình

TC12

Tôi hoàn toàn sống tốt với mức lương hiện tại của mình

TC13

Các khoản trợ cấp của tổ chức giúp tôi cải thiện hơn đời sống của mình

TC14

Tôi được xét thưởng công bằng qua những nổ lực đã bỏ ra

Yếu tố thuộc về tổ chức

(TC)

TC15

Tôi tin trong tương lai mình có cơ hội phát triển nghề nghiệp khi làm việc cho tổ chức

ĐL1

Tôi luôn nỗ lực hoàn thiện bản thân cũng như kỹ năng nghề nghiệp để phù hợp với tính chất công việc ĐL2

Tôi sẵn sàng nhận bất cứ sự phân công công việc nào của tổ chức

ĐL3

Làm cho khách hàng luôn hài lòng là mục tiêu phấn đấu của tôi

ĐL4 Tôi luôn nỗ lực hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao

Động lực làm việc (ĐL)

Bên cạnh đó, thông qua việc hỏi ý kiến chuyên gia – những người đang đảm nhận những vị trí quan trọng trong khách sạn Hải Âu, đó là Trưởng bộ phận nhà hàng – Nguyễn Ngọc Văn và trưởng bộ phận Buồng phòng - Phạm Thị Vân Anh, vì phần lớn nhân viên khách sạn đều tập trung phần nhiều ở 2 bộ phận này, nên các trưởng bộ phận có trách nhiệm rất lớn trong động viên cũng như tạo động lực cho nhân viên để họ tích cực lao động. Các chuyên này đưa ra đề xuất bổ sung thêm một số biến quan sát như sau:

- NV3: Sức khỏe tốt làm tôi trở nên năng động và hoạt bát hơn trong công việc.

- NV4: Sự hiểu biết về chuyên môn và việc thành thạo tay nghềgiúp tôi thực hiện công việc dễ dàng và nhanh chóng.

- NV5: Khả năng tiếp thu và vận dụng linh hoạt các kiến thức đã được đào tạo giúp tôi giải quyết nhanh chóng những khó khăn trong công việc.

Bên cạnh đó, trình tự một số biến quan sát đã được sắp xếp lại nên tên biến quan sát cũng được thay đổi nhằm mục đích khiến người đọc dễ hiểu hơn.

Thang đo hiệu chỉnh:

Bảng 3.8: Thang đo hiệu chỉnh Tên

biến quan

sát

Các phát biểu xây dựng thang đo

NV1

Tôi là chỗ dựa chủ yếu về kinh tế cho những người trong gia đình tôi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

NV2

Tôi muốn làm việc để có tiền trang trải cho những nhu cầu trong cuộc sống

Các yếu tố NV3

Sức khỏe tốt làm tôi trở nên năng động và hoạt bát hơn trong công việc

NV4

Sự hiểu biết về chuyên môn và việc thành thạo tay nghề giúp tôi thực hiện công việc dễ dàng và nhanh chóng

NV5

Khả năng tiếp thu và vận dụng linh hoạt các kiến thức đã được đào tạo giúp tôi giải quyết nhanh chóng những khó khăn trong công việc

NV6

Đem lại niềm vui cho người khác cũng là niềm vui của tôi thuộc về bản thân người nhân viên (NV) NV7

Tôi làm việc vì muốn được mọi người công nhận tài năng của mình

CV1 Tôi yêu thích công việc hiện tại của mình CV2

Sự phân công hợp lý trong công việc khiến tôi thấy thích làm việc hơn

CV3

Công việc được giao phù hợp với năng lực làm cho tôi hăng hái làm việc

CV4

Trang phục làm việc rất đẹp và thoải mái khiến tôi thấy tự tin hơn

CV5

Tôi có kỹ năng thành thạo trong việc được phân công

Các yếu tố thuộc công việc (CV)

CV6

Tôi được giao nhiều việc khác nhau nên rất hứng thú khi làm việc

TC1

Đời sống của tôi luôn được tổ chức quan tâm và giúp đỡ khi cần thiết

TC2

Được mọi người trong tổ chức giúp đỡ trong công việc khiến tôi hứng thú làm việc hơn

TC3

Mọi người trong tập thể vui vẻ, hòa đồng làm tôi cảm thấy hăng hái làm việc hơn

tin ở bản thân hơn TC5

Cấp trên cởi mở và gần gũi khiến tôi có cảm giác thoải mái khi làm việc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TC6

Sự tin tưởng của cấp trên càng làm tôi nhiệt tình với công việc hơn

TC7

Được cấp trên khen ngợi trước mặt người khác khiến tôi thấy phấn khởi và có hứng thú với công việc hơn

TC8

Tôi cảm thấy hãnh diện khi nghe ai đó khen ngợi về thương hiệu của tổ chức

TC9

Việc biết rõ mục tiêu của tổ chức giúp tôi có định hướng công việc trong thời gian tới tốt hơn

TC10

Tôi được tạo cơ hội phát triển bản thân và tham gia các khóa đào tạo miễn phí

TC11

Tổ chức tạo ra các phong trào thi đua trong lao động làm tôi nổ lực phấn đấu để dạt được thành tích

TC12

Tôi được khuyến khích học hỏi kinh nghiệm từ những sai lầm của mình

TC13

Tôi hoàn toàn sống tốt với mức lương hiện tại của mình

TC14

Các khoản trợ cấp của tổ chức giúp tôi cải thiện hơn đời sống của mình

T C15

Tôi được xét thưởng công bằng qua những nổ lực đã bỏ ra

Các yếu tố thuộc về tổ chức (TC)

TC6

Tôi tin trong tương lai mình có cơ hội phát triển nghề nghiệp khi làm việc cho tổ chức

ĐL1

năng nghề nghiệp để phù hợp với tính chất công việc

ĐL2

Tôi sẵn sàng nhận bất cứ sự phân công công việc nào của tổ chức

ĐL3

Làm cho khách hàng luôn hài lòng là mục tiêu phấn đấu của tôi

ĐL4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tôi luôn nỗ lực hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao

Động lực làm việc (ĐL)

ĐL5

Tôi quyết tâm thực hiện mục tiêu chung của tổ chức

3.3.2.2 Thiết kế bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên thang đo đã hiệu chỉnh (xem phụ lục 1) Về mặt cấu trúc bảng câu hỏi được chia là 3 phần: giới thiệu, nội dung bảng câu hỏi và số liệu cơ bản:

- Phần giới thiệu: Nêu lên chủ đề nghiên cứu, nhấn mạnh tầm quan trọng của đề tài nghiên cứu nhằm tạo sự tự nguyện trả lời của người được trả lời bảng câu hỏi.

- Phần nội dung bảng câu hỏi: Những câu hỏi trong bảng khảo sát

chính là những câu hỏi nằm trong thang đo đã được hiệu chỉnh.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại khách sạn Hải Âu (Trang 61)