0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Học thuyết về sự công bằng của Stacy Adams

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI KHÁCH SẠN HẢI ÂU (Trang 27 -27 )

Công bằng là yếu tố quan tâm đặc biệt của người lao động, họ luôn so sánh những gì họ đóng góp cho doanh nghiệp với những gì mà họ nhận được, đồng thời họ cũng so sánh những gì họ nhận được với những gì mà người khác nhận được. Khi so sánh đánh giá có thể xảy ra 3 trường hơp:

- Nếu con người cho rằng họ được đối xử không tốt, phần thưởng là không xứng đáng với công sức họ đã bỏ ra thì sẽ gây bất mãn, từ đó họ không làm việc hết khả năng và thậm chí họ sẽ bỏ việc.

Động viên

Nỗ lực Khen thưởng

Hiệu quả công việc

- Nếu con người cho rằng họ được đối xử tốt, phần thưởng và chế độ đãi ngộ là tương xứng với công sức họ bỏ ra thì họ sẽ duy trì mức năng suất như cũ.

- Nếu con người nhận thức rằng phần thưởng và sự đãi ngộ là cao hơn so với điều mà họ mong muốn, họ sẽ làm việc tích cực hơn, chăm chỉ hơn.

Adam chỉ ra rằng: Để tạo động lực trong lao động người quản lý cần

phải tạo ra và duy trì sự công bằng trong tập thể lao động (trích dẫn bởi Cao

Thị Minh Hằng, 2011).

Nhưng sự công bằng mà nhà quản trị tạo ra cho người lao động lại phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người lao động, thông thường người lao động thường có xu hướng đánh giá cao cống hiến của mình và đánh giá cao phần thưởng mà người khác nhận được, nên khi thiết lập các chính sách nhà quản trị cần quan tâm, tham khảo ý kiến của người lao động để các chính sách trở nên gần gũi hơn đối với người lao động.

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI KHÁCH SẠN HẢI ÂU (Trang 27 -27 )

×