Mục tiêu của tổ chức
các chính sách của tổ chức, kể cả chính sách về nhân sự, từ đó các chính sách này tác động đến động lực làm việc của nhân viên.
Dù mục tiêu của doanh là dài hạn hay ngắn hạn, mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận hay phi lợi nhuận thì những chính sách đề ra đều khiến cho nhân viên nỗ lực phấn đấu cho mục tiêu chung của tổ chức.
Môi trường làm việc
Môi trường làm việc trong doanh nghiệp luôn được các cá nhân quan tâm và để ý vì môi trường làm việc là yếu tố chủ yếu liên quan đến sự thuận tiện cá nhân và nó cũng là nhân tố giúp người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ của họ.
Khi thu nhập đạt đến một mức nào đó, người ta sẵn sàng đánh đổi chọn mức thu nhập thấp hơn để được làm việc ở một môi trường hoà đồng, thoải mái, được đồng nghiệp tôn trọng. Bởi vì trong quá trình làm việc, mỗi người sẽ phải làm việc với nhiều người khác, cùng hợp tác, hỗ trợ nhau, tất cả tạo thành một hệ thống không ai hoạt động riêng rẻ. Do đó, nếu mối quan hệ giữa các thành viên ngày càng tốt đẹp hơn sẽ giúp công việc tiến hành thuận lợi, trôi chảy, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên.
Khả năng chi trả của doanh nghiệp
Đối với người lao động, tiền lương là động cơ chủ yếu để họ quyết định làm việc cho doanh nghiệp. Tiền lương chính là nguồn lợi kinh tế chủ yếu của người lao động. Nhu cầu của cuộc sống ngày càng cao thì lợi ích kinh tế của tiền lương càng lớn, người lao động khi quyết định làm việc cho doanh nghiệp cũng là lúc họ xác định lợi ích thu được từ tiền lương. Song không phải lúc nào doanh nghiệp cũng trả lương và các khoản trợ cấp khác cho nhân viên của mình đúng thời gian như cam kết. Trường hợp khả năng chi trả của doanh nghiệp bị hạn chế thì lương của nhân viên sẽ bị đình trệ, nhân viên lao động không lương trong thời gian dài sẽ dẫn đến trình trạng chán nãn, không thiết tha với công việc hiện tại nữa, nhiều người bỏ việc. Từ đó, nhân viên
không còn động lực để tiếp tục làm việc, mất niềm tin ở doanh nghiệp và chuyện ra đi chỉ trong một sớm một chiều.
Quan điểm, phong cách và phương pháp lãnh đạo
Geisler – tác giả cuốn “Work Happy: What Great Boss Know” (2012) cho rằng nhân viên cảm thấy hạnh phúc hơn khi những người “hướng Dẫn” họ sẽ “cùng phe với họ” và có suy nghĩ rằng sếp biết được điểm mạnh, điểm yếu, hi vọng và ước mơ của họ. “Các vị sếp giỏi sẽ có phương thuốc vực dậy sức khỏe tại nơi làm việc cho mỗi cá nhân và các đội nhóm”. Điều đó có nghĩa là hiểu rõ mỗi cá nhân sẽ làm việc tốt nhất ở lĩnh vực nào, chìa khóa của những cánh cửa còn đang đóng kín của họ nằm ở đâu và nhiệm vụ nào họ sẽ hoàn thành một cách vượt trội đều tùy thuộc vào cách nhìn nhận và phương pháp lãnh đạo của “người chỉ huy”.
Tâm lý con người thường thích "cho và nhận", từ trẻ nhỏ đến người già. Trong doanh nghiệp cũng vậy, nhân viên nào mà chẳng thích được "sếp" khen trước tập thể về thành tích công việc của mình. Nói thế không có nghĩa khen nhân viên là xong, bạn nên thể hiện sự công nhận đó bằng nhiều hình thức khác nhau tùy theo mong muốn của nhân viên: Có nhân viên thì thích được sếp tăng lương, nhưng có người lại thích được giao công việc thử thách hơn, hoặc giao quyền nhiều hơn… Chính vì thế, mọi nổ lực của nhân viên phải được sự công nhận từ cấp trên, vì thế họ mới có thêm động lực để tiếp tục lao động và cống hiến nhiều hơn cho tổ chức.
Chính sách liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người nhân viên
Các chính sách của doanh nghiệp có thể giúp nhân viên hăng hái làm việc nhưng cũng có thể làm họ trở nên mệt mỏi, căng thẳng khi các chính sách của doanh nghiệp không phù hợp với họ. Tùy theo quy mô, đặc điểm và tính chất hoạt động của từng doanh nghiệp mà có những chính sách khác nhau, tuy nhiên việc áp dụng các chính sách này đều giúp cho công tác quản lý và đảm bảo công bằng cho mọi nhân viên: Chính sách thưởng phải động
mình trên mọi vị trí công tác, chính sách phúc lợi phải đảm bảo mọi nhân viên đều được hưởng như nhau...
Chính sách tiền lương:
Lương bổng và các chế độ đãi ngộ là một trong những động lực kích thích con người làm việc hăng hái nhưng ngược lại nó cũng là một trong những nhân tố gây nên sự trì trệ, bất mãn hoặc cao hơn đó là sự rời bỏ công ty mà đi của người lao động.
Sức lao động là năng lực lao động của con người, là toàn bộ thể lực và trí lực của con người. Sức lao động thể hiện ở trạng thái tinh thần, tâm lý, nhận thức kỹ năng lao động và phương pháp lao động. Sức lao động là một trong 3 yếu tố của quá trình sản xuất, nó là yếu tố quan trọng nhất và theo quan điểm hiện nay, tiền lương là giá cả sức lao động do đó nó phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động đối với việc trả lương trong doanh nghiệp phải tuân thủ theo các nguyên tắc hay các điều kiện sau:
Tiền lương phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động có nghĩa tiền lương phải đủ để cho người lao động nuôi sống bản thân anh ta và gia đình anh ta ở mức tối thiểu. Đây là đặc điểm cơ bản nhất mà chủ doanh nghiệp phải đảm bảo cho người lao động người lao động, có như vậy mới đảm bảo điều kiện tối thiểu giúp người lao động tạo ra động lực cho chính họ trong quá trình lao động.
Tiền lương phải gắn chặt với số lượng và chất lượng lao động mà người lao động đã cống hiến, có như vậy mới đảm bảo công bằng trong phân phối sản phẩm xã hội từ đó sinh ra lòng tin và sự cố gắn từ người lao động vì họ đã thấy được những gì họ nhận được là phù hợp với những gì mà họ đã đóng góp cho doanh nghiệp.
Tiền lương phải trả theo số lượng và chất lượng lao động đã hao phí. Có nghĩa là các nhà quản trị trong doanh nghiệp phải thiết lập hệ thống định mức lao động cho tất cả các công việc trong doanh nghiệp và phải giao các
chỉ tiêu đó cho các cá nhân người lao động nhằm đảm bảo sự công bằng trong phân phối lương.
Chính sách thưởng
Tiền thưởng: Là số tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động trong những điều kiện đặc biệt theo sự thoả thuận của hai bên hoặc theo sự tự nguyện của bên sử dụng lao động trong các trường hợp như: Khi công nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tiết kiệm được nguyên vật liệu, có những sáng kiến sáng tạo trong hoạt động lao động…
Nếu tiền thưởng đảm bảo gắn trực tiếp với thành tích của người lao động, gắn với hệ thống chỉ tiêu được nghiên cứu, phân loại cụ thể và mức thưởng có giá trị tiêu dùng trong cuộc sống thì tiền thưởng sẽ là công cụ để người sử dụng lao động kích thích sự hăng say, gắng bó, sự tích cực, tinh thần trách nhiệm, năng suất và hiệu quả của người lao động. Nhưng nếu tiền thưởng quá cao thì sẽ dẫn đến việc người lao động sẽ chạy theo tiền thưởng dẫn đến việc giảm sự kích thích của tiền lương trong doanh nghiệp.
Số tiền thưởng phải có ý nghĩa với cuộc sống, tức là nó phải thỏa mãn được một mong muốn nào đó của người lao động, mong muốn càng lớn thì tính kích thích của tiền thưởng sẽ càng mạnh.
Tiền thưởng phải căn cứ cụ thể liên quan đến số lượng và chất lượng lao động hoặc việc thực hiện công việc của người lao động.
(Nguồn: http://vietbao.vn/Viec-lam/Luong-va-thuong/40151279/267/)
Khả năng thăng tiến và cơ hội phát triển kỹ năng
Thăng tiến là quá trình một người lao động được chuyển lên một vị trí cao hơn trong doanh nghiệp, việc này thường được đi kèm với lợi ích vật chất của người lao động sẽ được tăng lên đồng thời cái tôi trong họ cũng được đề cao.
Như vậy, thăng tiến cũng là một trong những nhu cầu thiết thực của người lao động vì sự thăng tiến tạo cơ hội cho sự phát triển cá nhân, tăng địa vị, uy tín cũng như quyền lực của người lao động.
Chính sách về sự thăng tiến có ý nghĩa trong việc hoàn thiện cá nhân người lao động, đồng thời đối với doanh nghiệp nó là cơ sở để giữ gìn và phát huy lao động giỏi và thu hút lao động khác đến với doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên mở rộng hoặc đa dạng hóa công việc để người lao động có cơ hội thử sức ở nhiều lĩnh vực khác nhau, phát huy những khả năng tiềm ẩn của người lao động, đồng thời tránh sự nhàm chán và gây thêm nhiều hứng thú cho người lao động khi công tác tại doanh nghiệp.
Dựa trên các cơ sở lý luận trên ta có H3: Các yếu tố thuộc tổ chức làm có ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động.
Bảng 3.5: Bảng tóm tắt các giả thuyết:
Giả thuyết Các phát biểu
H1
Các yếu tố thuộc bản thân người lao động có ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên
H2
Các yếu tố thuộc công việc có ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên
H3
Các yếu tố thuộc tổ chức có ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên