0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Khác biệt về đông lực làm việc của nam và nữ

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI KHÁCH SẠN HẢI ÂU (Trang 121 -121 )

Theo phân tích Anova ta thấy có sự khác biệt về động lực làm việc gữa nam và nữ, từ đó ta cần xét nguyên nhân vì sao có sự khác biệt này và đề ra giải pháp:

Bất cập:

- Sự ảnh hưởng của chính sách hưu trí của khách sạn làm cho tinh thần làm việc của đa số nhân viên nữ đang đến tuổi hưu trí bị giảm sút và mất nghị lực làm việc, khi mà tuổi về hưu của họ lại sớm hơn so với nam giới. Trong quá trình phỏng vấn trực tiếp các nhân viên ở bộ phận buồng phòng, phần lớn những nữ nhân viên này vần có nguyện vọng tiếp tục làm việc cho khách sạn nếu đã đến tuổi về hưu, họ mong muốn tiếp tục làm việc vì họ muốn có tiền trang trải cho những nhu cầu của gia đình họ và vì họ đã gắn bó với khách sạn trong một khoảng thời gian rất dài.

- Là người phụ nữ, ngoài việc đi làm họ còn phải chăm sóc cho gia đình của mình, nhiều lúc áp lực từ phía gia đình cũng khiến cho công việc của họ bị ảnh hưởng. Một số phụ nữ khi mang thai thường mệt mỏi khi làm việc, thiếu nhạy bén trong công việc hơn trước.

Hướng đề xuất:

-Mặc dù sắp đế tuổi về hưu nhưng cũng có một số phụ nữ trong độ tuổi đó vẫn thể hiện nhiệt huyết và năng lực tốt không thua kém nam giới ở cùng độ tuổi nếu không nói chỉ kém nam giới ở lao động cơ bắp. Điều 187 Bộ Luật Lao động năm 2012 quy định: “Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 5 năm”. Vì vậy, cần xác định đây là quyền của người lao động chứ không phải là nghĩa vụ bắt buộc. Vì vậy, khách sạn nên để những nhân viên nữ hoàn toàn có thể lựa chọn việc tiếp tục làm việc hoặc nghỉ hưu tại thời điểm đủ 55 tuổi (nhưng tối đa

không quá 5 năm để bảo đảm phù hợp với nguyện vọng và sức khỏe của người lao động).

- Đối với lao động nữ thì cũng cần thống nhất hiểu bình đẳng không đồng nghĩa là bằng nhau mà bình đẳng giới phải được xem xét trên cơ sở giới tính để có chính sách khuyến khích, động viên, tạo điều kiện cho phụ nữ phát huy các khả năng, năng lực của họ trong công việc nhưng không ảnh hưởng đến thiên chức của người phụ nữ.

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI KHÁCH SẠN HẢI ÂU (Trang 121 -121 )

×