0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Nhân tố “năng lực chuyên môn nghề nghiệp của nhân viên” (β= 0,274)

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI KHÁCH SẠN HẢI ÂU (Trang 116 -116 )

(β= - 0,274)

Bình quân động lực làm việc của nhân viên thông qua nhân tố này là 3,523 (phụ lục 6), bên cạnh đó,với hệ số Beta âm, như vậy ta nói năng lực chuyên môn nghề nghiệp của người nhân viên ảnh hưởng tỷ lệ nghịch với động lực làm việc của họ. Có thể có 2 trường hợp xảy ra: Nhân viên có năng

lực chuyên môn nghề nghiệp thấp nhưng lại có động lực làm việc cao hoặc có năng lực chuyên môn cao nhưng động lực làm việc thấp.

Trường hợp 1: Xét trường hợp người nhân viên có năng lực chuyên

môn nghề nghiệp hạn chế thì họ sẽ rất dễ hài lòng với công việc hiện tại của mình, cuộc khảo sát của CareerBuilder – một website việc làm hàng đầu thế

giới đã chỉ ra rằng “việc bố trí và sắp xếp những người có năng lực kém làm

những công việc bình thường nhất họ cũng sẽ chuyên tâm làm hết sức mình, họ tạo ra năng suất cao mà không phải là sự tự ti, kém cỏi và cũng sẽ không cảm thấy bị dùng không đúng chỗ, bởi họ tự biết mình và không quá kỳ vọng sâu xa”, nên cũng có thể nói, một số nhân viên có năng lực hạn chế, khi được

làm việc cho khách sạn đó là niềm hạnh phúc của họ, họ sẽ phấn khởi và nỗ lực cống hiến cho khách sạn nhiều hơn.

Trường hợp 2: Nhân viên có năng lực chuyên môn nghề nghiệp cao

nhưng lại không có động lực làm việc, điều đó đồng nghĩa với việc năng lực

chuyên môn của người nhân viên cao nhưng lại được bố trí công việc không phù hợp hoặc có năng lực nhưng trong thời gian dài vẫn chưa được đề bạt, cất nhất. Nếu động lực làm việc nhân viên của khách sạn nằm trong trường hợp này thì điều đó đồng nghĩa với việc nhân viên khách sạn đang bất mãn với chính sách thăng tiến của khách sạn, có thể họ đã làm việc và cống hiến cho khách sạn trong một thời gian dài nhưng vẫn chưa được tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp của mình tại khách sạn Hải Âu (thực tế để một nhân viên lên được vị trí trưởng ca cũng phải mất đến 5 năm), sự kéo dài về thời gian chờ đợi sự thăng tiến trong công việc khiến cho những nhân viên có năng lực cảm thấy mệt mỏi và chán nãn, dần dần họ không có động lực làm việc nữa. Những trường hợp như thế này thường xảy ra với những người trẻ tuổi, những người thích thể hiện bản thân thông qua công việc của họ. Những đối tượng này thường thuộc các bộ phận như lễ tân, nhà hàng tại khách sạn.

Hướng đề xuất :

- Với nhóm nhân viên “tự biết mình” như vậy thì khách sạn cũng nên thường xuyên thăm hỏi và lắng nghe những quan điểm và nguyện vọng của họ. Đôi khi những lời động viên, khích lệ của cấp trên lại khiến họ cảm thấy vui sướng và có thêm động lực làm việc vì nhận được quan tâm từ cấp trên.

- Còn với nhóm những nhân viên ở trường hợp 2, các nhà lãnh đạo nên xem xét nhu cầu và kỹ năng hiện tại của nhóm đối tượng này như thế nào để tiến hành bố trí công việc phù hợp với họ hơn. Hãy làm cho họ thấy được họ sẽ còn có cơ hội phát triển nghề nghiệp của mình khi gắn bó lâu dài với khách sạn Hải Âu.

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI KHÁCH SẠN HẢI ÂU (Trang 116 -116 )

×