cho nhân viên các phòng Giáo Dục và Đào Tạo tại tỉnh Bắc Ninh”
(2010).
Tác giả Nguyễn Quang Minh hiện đang là giảng viên trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, nhiều năm giảng dạy và làm việc tại trường, Nguyễn Quang Minh cho rằng “là một phần trong hệ thống kinh tế xã hội nên thay đổi trong quản lý hành chính nhà nước có tác động không nhỏ đến cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý giáo dục, mục tiêu tinh giản, hiệu quả và phát huy nội lực của bộ máy quản lý hành chính nhà nước đòi hỏi bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục các cấp phải phát huy vai trò của các thành viên trong bộ máy, mà trước hết cần phải tạo động lực cho đội ngũ nhân viên này – để nhân viên của tổ
tài “tạo động lực làm việc cho chuyên viên các phòng Giáo Dục tỉnh Bắc
Ninh” cho luận văn thạc sĩ của mình.
Với nghiên cứu của mình, tác giả đã chỉ ra các yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên các phòng đào tạo tại tỉnh Bắc Ninh bao gồm: Hoàn thành công việc, sự công nhận, yếu tố duy trì công việc hiện tại, cơ hội phát triển, trách nhiệm với công việc, các chính sách khuyến khích của tổ chức. Kết quả nghiên cứu dựa trên việc tính điểm thông qua bảng câu hỏi,
mỗi câu hỏi sẽ tương ứng với 5 cách trả lời (thang đo Liket) từ 1 (hoàn toàn đồng ý) đến 5 (hoàn toàn không đồng ý), sau đó dựa trên tổng điểm để xác định yếu tố nào ảnh hưởng nhiều hay ít đến động lực làm việc của nhân viên.
2.3.2 Lê Thị Ngọc Diễm – Sinh viên đại học An Giang với đề tài “phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên công ty Cổ
Phần Du Lịch An Giang”.
Tác giả đề xuất 2 yếu tố chính ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên: Yếu tố thuộc về môi trường làm việc (điều kiện làm việc, công việc, phong cách lãnh đạo, quan hệ đồng nghiệp, văn hóa doanh nghiệp) và yếu tố thuộc về chính sách công ty (lương, thưởng, phúc lợi, đào tạo và phát triển).
Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các nhân viên đánh giá các yếu tố này đều ảnh hưởng đến động lực làm việc của họ, trong đó tiền lương là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến động lực làm việc của họ, điều kiện vật chất làm việc có mức độ ảnh hưởng thấp nhất. Bài nghiên cứu được phân tích dựa trên phương pháp thống kê mô tả với công cụ là phân tích tần số.