Nội dung

Một phần của tài liệu vận dụng quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo của a.x.makarenko trong công tác giáo dục tại trường giáo dưỡng số 2 ninh bình (Trang 112)

9. Đóng góp của đề tài

3.2.2.Nội dung

Khảo nghiệm các biện pháp giáo dục học sinh TGD trên cơ sở vận dụng quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo của Makarenko. Chúng tôi tiến hành lấy ý kiến của 25 giáo viên chủ nhiệm đội của TGD số 2. Kết quả khảo nghiệm như sau:

Bảng 3.1: Kết quả đánh giá mức độ hợp lý của các biện pháp

Biện pháp Rất hợp

Hợp lý Không hợp lý

1. Kết hợp đúng đắn lòng tin và sự tôn trọng đối với học sinh trong quá trình giáo dục 6 24 % 19 76% 0 0% 2. Tiến hành giáo dục đồng bộ ( dạy

văn hoá, vui chơi, thể dục thể thao, văn nghệ) 5 20% 20 80% 0 0% 3. Giáo dục bằng tình cảm 21 84% 4 16% 0 0% 4. Chuẩn bị cho học sinh hoà nhập

xã hội. 9 36% 16 64% 0 0% Kết quả trên cho thấy: 100% số giáo viên được hỏi đều cho rằng các biện pháp đề ra là hợp lý và rất hợp lý. Trong đó, các giáo viên có nhiều ý kiến nghiêng về sự hợp lý của biện pháp tiến hành giáo dục đồng bộ (chiếm 80% ý kiến). Số ý kiến cho rằng biện pháp giáo dục bằng tình cảm là rất hợp lý chiếm 84% ý kiến.

Bảng 3.2: Kết quả đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp

Biện pháp Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết

1. Kết hợp đúng đắn lòng tin và sự tôn trọng đối với học sinh trong quá trình giáo dục 5 20% 20 80% 0 0% 2. Tiến hành giáo dục đồng bộ ( dạy

văn hoá, vui chơi, thể dục thể thao, văn nghệ) 23 92% 2 8% 0 0% 3. Giáo dục bằng tình cảm 3 12% 22 88% 0 0% 4. Chuẩn bị cho học sinh hoà nhập

xã hội. 21 84% 4 16% 0 0%

Với câu hỏi tìm hiểu về mức độ cần thiết của các biện pháp giáo dục, 100% giáo viên được hỏi đều xác định các biện pháp đã đề xuất và thực hiện là rất cần thiết và cần thiết. Nhưng cụ thể về các biện pháp có sự khác nhau với câu hỏi tìm hiểu về sự hợp lý của các biện pháp.

Nếu như có 80% ý kiến giáo viên cho rằng tiến hành giáo dục đồng bộ là hợp lý thì ở đây có đến 92% giáo viên cho rằng biện pháp giáo dục đồng bộ là rất cần thiết. Với biện pháp giáo dục bằng tình cảm, nếu như ở câu hỏi sự hợp lý của biện pháp này chúng tôi thu được 84% ý kiến cho rằng biện pháp rất hợp lý thì đến câu hỏi xác định mức độ cần thiết của biện pháp chúng tôi thu được 88% ý kiến cho rằng biện pháp là cần thiết. Như vậy, ở đây đã có sự mâu thuẫn bên trong của các giáo viên khi lựa chọn biện pháp giáo dục phù hợp cho mình và học sinh. Mâu thuẫn trên xuất phát từ nhận thức về lý thuyết của công tác giáo dục tại TGD và thực tiễn công tác tại đây.

Chúng tôi tiến hành tìm hiểu tính khả thi của các biện pháp với thực tiễn công tác giáo dục tại TGD số 2. Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.3: Kết quả điều tra về tính khả thi của các biện pháp

Biện pháp Không khả thi Khả thi

1. Kết hợp đúng đắn lòng tin và sự tôn trọng đối với học sinh trong quá trình giáo dục

17 68%

8 32% 2. Tiến hành giáo dục đồng bộ ( dạy

văn hoá, vui chơi, thể dục thể thao, văn nghệ) 15 60% 10 40% 3. Giáo dục bằng tình cảm 7 28% 18 72% 4. Chuẩn bị cho học sinh hoà nhập

xã hội.

4 16%

21 84%

Biện pháp giáo dục có tính khả thi nhất là biện pháp Chuẩn bị cho học sinh hoà nhập xã hội với 84% ý kiến. Bên cạnh đó, biện pháp giáo dục bằng

tình cảm cũng là biện pháp được coi là có tính khả thi với số lượng ý kiến là 72%. Biện pháp Giáo dục đồng bộ chỉ có 40% ý kiến cho rằng khả thi. Biện pháp Kết hợp đúng đắn lòng tin và sự tôn trọng học sinh trong quá trình giáo dục có 68% ý kiến cho rằng đây là biện pháp khả thi.

Như vậy, trong việc xác định tính khả thi của các biện pháp, số lượng ý kiến về tính khả thi nghiêng nhiều về biện pháp giáo dục bằng tình cảm và biện pháp chuẩn bị cho học sinh hoà nhập xã hội. Ở đây có sự mâu thuẫn với việc xác định mức độ hợp lý và cần thiết của biện pháp chuẩn bị cho học sinh hoà nhập xã hội.

Nguyên nhân của mâu thuẫn trên là do khi đi vào thực tiễn công tác giáo dục trẻ em hư tại TGD số 2, các giáo viên đã thấm nhuần tư tưởng coi những học sinh ấy như những đứa con của chính mình nên biện pháp giáo dục bằng tình cảm được các giáo viên sử dụng nhiều và có hiệu quả hơn. Cũng trong công tác giáo dục trẻ phạm pháp, các thầy, các cô đã thấy đều thấy rằng tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm chuẩn bị cho học sinh hoà nhập xã hội là một trong những biện pháp giáo dục cần thiết. Vì vậy, trong hoạt động của mình TGD số 2 thường xuyên phối kết hợp với các ban ngành, các tổ chức ngoài xã hội để tổ chức các cuộc thi, các hội thi và các hoạt động tập thể có ý nghĩa.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Qua nghiên cứu thực tế công tác giáo dục tại TGD số 2 và nghiên cứu quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo của Makarenko chúng tôi đề xuất 4 biện pháp:

Biện pháp kết hợp đúng đắn lòng tin và sự tôn trọng đối với học sinh trong quá trình giáo dục. Kết hợp đúng đắn lòng tin và sự tôn trọng để học (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sinh tự tin hơn trong học tập và rèn luyện, giáo viên có thể phát huy tối đa những năng lực của học sinh.

Biện pháp tiến hành giáo dục đồng bộ. Quá trình giáo dục lại nhằm tác động đến học sinh trên cả 3 mặt: nhận thức, thái độ và hành vi. Muốn tạo được sự thay đổi toàn diện như vậy ở người học thì giáo viên cần có sự phối kết hợp tạo được những tác động giáo dục một cách đồng bộ nhất.

Biện pháp giáo dục bằng tình cảm. Học sinh TGD cũng cần được yêu thương, được quan tâm như những trẻ em bình thường. Đặc điểm hoàn cảnh của học sinh các TGD đều rất khó khăn. Tận dụng tốt những tác động về tình cảm sẽ giúp học sinh thay đổi thái độ đối với nhà giáo dục cũng như đối với công tác giáo dục. Từ đó, các em sẽ tích cực học tập và rèn luyện hơn.

Biện pháp chuẩn bị cho học sinh hoà nhập cộng đồng. Đây là nhiệm vụ cần thiết của các TGD. Nhằm tạo dựng cho học sinh tâm lý thoải mái, tự tin khi ra trường và có bản lĩnh vững vàng trước những cám dỗ ngoài đời. Biện pháp chuẩn bị cho học sinh tái hoà nhập cộng đồng cũng giúp học sinh có được một nghề phù hợp để ổn định cuộc sống sau khi ra trường.

Các biện pháp trên có mối quan hệ với nhau trong quá trình giáo dục nói chung của nhà trường. Vì vậy, trong công tác giáo dục các biện pháp trên có thể chuyển hoá lẫn nhau, hỗ trợ nhau trong nhiệm vụ chung là giáo dục học sinh.

Kết quả khảo nghiệm đã khẳng định: tất cả các biện pháp trên đều cần thiết, hợp lý và có tính khả thi trong TGD. Điều đó một lần nữa khẳng định việc cần phải tìm hiểu, học tập những kinh nghiệm giáo dục của Makarenko cũng như cần tăng cường xây dựng các biện pháp giáo dục có hiệu quả hơn.

KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT

Sau khi tiến hành nghiên cứu sự vận dụng quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo của nhà giáo dục A.X.Makarenko vào thực tiễn công tác giáo dục trẻ vị thành niên có hành vi vi phạm pháp luật tại trường giáo dưỡng số 2, thuộc tổng cục VIII Bộ Công an, chúng tôi đưa ra một số kết luận như sau:

- Về quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo của A.X.Makarenko

Qua nghiên cứu tìm hiểu quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo của A.X.Makarenko cho thấy:

Cho dù đã xuất hiện từ rất lâu tuy nhiên quan điểm về chủ nghĩa nhân đạo trong giáo dục vẫn có giá trị bền vững. Nó hướng nhà giáo dục trong quá trình hoạt động công tác cần phải biết nhìn nhận đối tượng giáo dục và đánh giá đối tượng giáo dục một cách đúng đắn, biết yêu thương con người, nhất là những đứa trẻ có những lỗi lầm trong quá khứ. Nhà giáo dục cũng cần phải biết cách động viên khích lệ người học, tin tưởng vào sự tiến bộ của người học. Từ những luận điểm đó đi đến việc điều chỉnh các biện pháp giáo dục cho phù hợp với từng đối tượng trẻ hư để công tác giáo dục trẻ đạt hiệu quả.

- Thực trạng việc tìm hiểu và vận dụng quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo của A.X.Makarenko tại trường Giáo dưỡng số 2.

Tìm hiểu thực trạng việc tìm hiểu và vận dụng quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo của Makarenko ở các thầy cô giáo, các nhà quản lý giáo dục tại TGD số 2 cho thấy: Tại TGD số 2 việc tìm hiểu và học tập những quan điểm giáo dục của Makarenko còn hạn chế ở cả chiều rộng và chiều sâu. Số lượng những giáo viên có biết về quan điểm giáo dục của Makarenko chỉ hạn chế ở đội ngũ những nhà giáo đã có nhiều năm kinh nghiệm công tác, còn phần nhiều đối tượng cán bộ giáo viên trẻ hầu như đều không biết đến tên nhà giáo dục A.X.Makarenko. Cán bộ, giáo viên trẻ của nhà trường chỉ được học tập những thế hệ đi trước qua công tác thực tế mà không có sự tìm hiểu những bài học kinh nghiệm, không qua đào tạo tập huấn nghiệp vụ.

- Về các biện pháp đề xuất trên cơ sở lý luận về chủ nghĩa nhân đạo của Makarenko.

Giáo dục một trẻ em bình thường phát triển toàn diện đã khó, giáo dục trẻ em phạm pháp còn khó khăn hơn. Đối tượng giáo dục của trường Giáo dưỡng số 2 không phải là những trẻ em bình thường, đối với xã hội thì các em là những thành phần bất trị, điều đó cho thấy công tác giáo dục của các thầy cô giáo trong trường Giáo dưỡng là một công việc không giống như những giáo viên phổ thông bình thường.

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc tiếp cận và vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo các kinh nghiệm giáo dục tiên tiến của nước ngoài sẽ nâng cao hiệu quả công tác giáo dục trong nhà trường của nước ta.

Một số kiến nghị

+ Đối với nhà quản lý tại TGD

Đối với những người làm công tác quản lý và điều hành công tác tại TGD cần phải:

Nhận thức đúng đắn vai trò và ý nghĩa của những quan điểm giáo dục của Makarenko đối với công tác giáo dục trẻ em có hành vi phạm pháp.

Cần có những biện pháp nhằm hệ thống hoá những quan điểm và những kinh nghiệm giáo dục của Makarenko để phục vụ cho việc tìm hiểu của đội ngũ giáo viên trẻ của nhà trường.

Có kế hoạch tập huấn cho đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ của nhà trường nhằm học tập những kinh nghiệm giáo dục của Makarenko.

Cần tăng cường tìm kiếm, phối kết hợp các cơ quan ban ngành trong công tác xã hội hoá giáo dục. Tận dụng tối đa nguồn đầu tư của các tập thể, cơ quan đối với hoạt động giáo dục của nhà trường.

+ Đối với đội ngũ cán bộ và giáo viên của nhà trường

Đối với đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường cần:

Nhận thức đúng đắn vai trò và ý nghĩa của công tác giáo dục lại. Biết yêu thương, tin tưởng vào học sinh của mình.

Bên cạnh việc hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao thì cũng cần tích cực tìm hiểu và học tập những kinh nghiệm giáo dục trẻ vị thành niên có hành vi phạm pháp, trong đó có đề cao việc tìm hiểu những kinh nghiệm cũng như những lý luận giáo dục của Makarenko về giáo dục trẻ em hư.

Tăng cường tìm hiểu và vận dụng các biện pháp giáo dục trẻ em hư có hiệu quả vào thực tiễn công tác của bản thân.

+ Đối với những nhà quản lý TGD

Các nhà quản lý trực tiếp của các TGD trên cả nước cần tăng cường việc tổ chức các hoạt động nghiên cứu di sản giáo dục của Makarenko nhằm vận dụng vào thực tiễn công tác giáo dục lại tại Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cần hệ thống hoá những di sản giáo dục của Makarenko để có thể truyền bá một cách có hệ thống đến với những người giáo viên trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giáo dục lại.

+ Đối với các ban ngành xã hội

Tăng cường công tác xã hội hoá giáo dục bằng cách đầu tư, phối kết hợp với các TGD để hoạt động giáo dục diễn ra có chất lượng.

Tạo những điều kiện thuận lợi giúp đỡ học sinh ra trường có công ăn việc làm

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Thanh Âm, Hà Nhật Thăng. 1998. Lịch sử giáo dục học thế giới. NXB

Giáo dục.

2. Phạm Minh Hạc. 1995. Giáo dục con người hôm nay và ngày mai. NXB

Giáo dục.

3. Võ Thị Bích Hạnh. 2008. L.A Vận dụng lý luận giáo dục của Makarenko

vào công tác giáo dục tại các trường giáo dưỡng. ĐHSP Hà Nội.

4. Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Sinh Huy. 1997. Giáo dục học đại cương tập 1,2.

NXB Giáo dục.

5. Nguyễn Văn Hộ, Hà Thị Đức. 2002. Giáo dục học đại cương tập 1,2. NXB

Giáo dục.

6. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan. 1998. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư

phạm. NXB ĐHQG

7. Đặng Thành Hưng. 2002. Dạy học hiện đại, NXB ĐHQG.

8. Nguyễn Văn Lê. 1998. Giáo dục học đại cương. NXB Giáo dục.

9. Phan Trọng Ngọ. 2005. Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường. NXB Giáo dục.

10. Hà Thế Ngữ. 2001. Giáo dục học, một số vấn đề lý luận và thực tiễn.

NXB ĐHQG.

11. Võ Quang Phúc. 1987. Từ bài ca sư phạm đến Xuân An. NXB TPHCM

12. Nguyễn Quang Uẩn. 2000. Tâm lý học đại cương. NXBĐHQG.

13. Phạm Viết Vượng. 2000. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. NXB

ĐHQG.

14. Trần Đức Xước. Th4- 1998. Di sản giáo dục của Makarenko. Tạp chí nghiên cứu Giáo dục.

15. Khoa lịch sử trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 2000. Lịch sử giáo dục học thế giới.

16. Từ điển Tiếng Việt. 2000. Hoàng Phê chủ biên. NXB Đà Nẵng. 17. Từ điển Bách khoa.

18. A.X.Makarenko. 1987. Bài ca sư phạm tập 1,2,3. NXB Giáo dục. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

19. A.X.Makarenko. 1987. Những ngọn cờ trên tháp. NXB Giáo dục.

20. A.X.Makarenko. 1989. Giáo dục người công dân. NXB Thanh Niên.

21. A.X.Makarenko. 1989. Giáo dục trong thực tiễn. NXB Thanh Niên.

22. A.X.Makarenko. 1987. Tuyển tập các tác phẩm sư phạm. NXB Giáo dục.

23. Ilinna. 1997. Giáo dục học tập 1,2. NXB Giáo dục. 24. Luật giáo dục. 2005.

25. Báo cáo tổng kết công tác giáo dục tại các trường giáo dưỡng. Cục V26. Bộ Công An. 2000.

26. Nghị định 217/TTg. 1968.

27. Nghị định 142. Những quy định chung về trường Giáo dưỡng.

28. Nghị định 66. Những quy định chung về trường Giáo dưỡng (sửa đổi)

PHỤ LỤC

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN CHUYÊN GIA

Câu 1: Đồng chí đã từng tiếp cận và nghiên cứu quan điểm giáo dục của nhà giáo dục A.X.Makarenko (người Liên Xô) chưa?

Trả lời:...

Câu 2: Theo đồng chí quan điểm về chủ nghĩa nhân đạo trong giáo dục có ý nghĩa như thế nào với công tác giáo dục trẻ em có hành vi vi phạm pháp luật? Trả lời: ...

...

...

...

...

Câu 3: Theo đồng chí chủ nghĩa nhân đạo được thể hiện như thế nào trong công tác giáo dục của nhà trường? Trả lời: ...

...

...

...

...

Câu 4: Việc phát hiện và phát huy những ưu điểm của học sinh được thực hiện như thế nào? Trả lời: ...

...

...

...

Câu 5: Đồng chí thường dùng những biện pháp gì để giáo dục học sinh của đội mình phụ trách? Trả lời: ... ... ... ...

Câu 6: Đồng chí có thể mô tả cụ thể về các bước thực hiện một biện pháp

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu vận dụng quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo của a.x.makarenko trong công tác giáo dục tại trường giáo dưỡng số 2 ninh bình (Trang 112)