Tìm hiểu sự tiếp cận của các cán bộ và giáo và giáo viên TGD

Một phần của tài liệu vận dụng quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo của a.x.makarenko trong công tác giáo dục tại trường giáo dưỡng số 2 ninh bình (Trang 77)

9. Đóng góp của đề tài

2.4.Tìm hiểu sự tiếp cận của các cán bộ và giáo và giáo viên TGD

quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo của A.X.Makarenko

Để tìm hiểu sự tiếp cận của đội ngũ cán bộ, giáo viên TGD số 2 với quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo của Makarenko, chúng tôi đưa ra một số câu hỏi thăm dò ý kiến Đội giáo viên chủ nhiệm gồm 25 giáo viên chủ nhiệm đội.

Với câu hỏi: Theo đồng chí quan điểm về chủ nghĩa nhân đạo trong

giáo dục có ý nghĩa như thế nào với công tác giáo dục trẻ em có hành vi vi phạm pháp luật?

Chúng tôi thu được kết quả: 100% giáo viên được hỏi đều nhận thức rằng quan điểm về chủ nghĩa nhân đạo trong giáo dục trẻ em phạm pháp là một quan điểm đúng đắn và có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình học tập và rèn luyện của học sinh. Các giáo viên đều nhận thức đúng ý nghĩa của công tác

giáo dục lại đối với từng học sinh và toàn xã hội. Điều đó có ý nghĩa rất to lớn trong việc giúp các thầy cô có được ý chí quyết tâm gắn bó với nghề, gắn bó với học sinh để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Điển hình như: Thầy giáo Nguyễn Văn Tuyên, với hơn 30 năm công tác trong lĩnh vực giáo dục trẻ em phạm pháp lý giải như sau: “Với quan điểm trên, trẻ em cảm thấy mình không bị bỏ rơi, không bị xa lánh, không bị phân biệt đối xử. Từ đó chúng có một niềm tin vào tương lai tươi sáng và nhận ra lỗi lầm của mình trong quá khứ để khước từ và sửa chữa.”

Thầy giáo Nguyễn Trọng Thạch, với 27 năm công tác trong lĩnh vực

giáo dục trẻ em phạm pháp cho rằng: “Đó là một quan điểm rất tốt, mang tính

nhân văn cao cả, thể hiện quan điểm chỉ đạo và bản chất của chế độ XHCN.” Để tìm hiểu sự thể hiện của quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo trong công tác giáo dục của TGD số 2, chúng tôi đặt câu hỏi:

Theo đồng chí, chủ nghĩa nhân đạo được thể hiện như thế nào trong công tác giáo dục của nhà trường?

Chúng tôi thu được kết quả như sau:

Trong công tác giáo dục tại TGD số 2, nhiệm vụ của cán bộ và giáo viên nhà trường không chỉ là giáo dục học sinh mà còn chăm lo sức khoẻ, đời sống tinh thần cũng như vật chất cho học sinh. Vì vậy, quan điểm về chủ nghĩa nhân đạo được thể hiện trong một số nét chính sau:

+ Quan tâm chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của từng học sinh + Luôn luôn xây dựng môi trường sống lành mạnh để học sinh yên tâm học tập, tu dưỡng

+ Chấp hành tốt mọi chế độ, chính sách đối với học sinh

Trong quá trình giáo dục, giáo viên chủ nhiệm đã sử dụng rất nhiều biện pháp khác nhau thể hiện quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo để tác động đến học sinh của mình. Ví dụ như để phát hiện và phát huy những ưu

điểm của học sinh, giáo viên chủ nhiệm thường dùng biện pháp tổ chức các hoạt động tập thể, khen thưởng trước tập thể, khen thưởng bằng vật chất. Có nhiều giáo viên thường xuyên sử dụng các biện pháp giáo dục cá biệt, giáo dục tập thể.

Tìm hiểu các biện pháp giáo dục mà giáo viên chủ nhiệm đội thường xuyên sử dụng, chúng tôi thu được bảng số liệu sau:

Bảng 2. 5: Các biện pháp giáo dục được giáo viên sử dụng

Biện pháp giáo dục Số giáo viên sử dụng

Tỷ lệ %

Giáo dục tập thể 16 64

Giáo dục cá biệt 16 64

Giáo dục thông qua các hoạt động 2 8

Giao nhiệm vụ 2 8

Nêu gương 2 8

Kết hợp với các giáo viên khác, kết hợp với

gia đình học sinh 3 12

Phối kết hợp nhiều biện pháp khác nhau 2 8

Qua 25 phiếu điều tra chúng tôi thu được những số liệu tại bảng 5 về thực trạng việc sử dụng các biện pháp giáo dục của giáo viên TGD số 2. Qua bảng số liệu chúng ta thấy, ở TGD số 2 việc thực hiện các biện pháp giáo dục đã có sự phối kết hợp nhưng vẫn còn nhiều hạn chế.

Cụ thể: những biện pháp giáo dục thường xuyên được giáo viên sử dụng nhiều đó là biện pháp Giáo dục tập thể và Giáo dục cá biệt (đều chiếm tỷ lệ 64%). Giáo dục tập thể ở đây là giáo dục bằng tập thể và giáo dục trong tập thể. Giáo dục cá biệt đó là giáo dục riêng, giáo dục cá nhân, bao hàm cả việc gặp gỡ riêng, tư vấn riêng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, có thể thấy, giáo viên chủ nhiệm đội đã xác định đúng vị trí và vai trò của tập thể trẻ em trong công tác giáo dục trẻ. Biết cách dùng tập

thể như một cách tác động đến học sinh có hiệu quả. Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm đội đã phát huy đúng vai trò lãnh đạo một tập thể nhỏ của mình bằng cách tác động cá biệt. Biết cách tác động hợp lý vào từng đối tượng trẻ em khác nhau. Đó là đặc thù của biện pháp giáo dục cá biệt.

Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm đội còn sử dụng các biện pháp khác như: kết hợp với các giáo viên khác, kết hợp với gia đình trong công tác giáo dục học sinh (tỷ lệ giáo viên sử dụng là 3/25 người, chiếm 12%), biện pháp giáo dục thông qua các hoạt động (tỷ lệ giáo viên sử dụng là 2/25 người, chiếm 8% , nêu gương (tỷ lệ giáo viên sử dụng là 2/25 người, chiếm 8%), giáo dục bằng biện pháp giao nhiệm vụ (tỷ lệ giáo viên sử dụng là 2/25 người, chiếm 8%).

Điều đó cho thấy, giáo viên lựa chọn và sử dụng các biện pháp khác ngoài hai biện pháp Giáo dục tập thể và Giáo dục cá biệt là rât ít. Số lượng giáo viên tìm tòi những biện pháp khác để giáo dục học sinh còn hạn chế. Nguyên nhân của hiện tượng này là giáo viên chưa biết cách áp dụng các biện pháp trên với học sinh mình chủ nhiệm. Giáo viên chưa nhận thấy hết được ý nghĩa và vai trò của việc phối kết hợp với các giáo viên khác, với gia đình, đồng thời giáo viên chưa nhận thức được ý nghĩa của việc nêu gương, của các hoạt động giáo dục. Giao nhiệm vụ cho học sinh cũng đã được một số giáo viên sử dụng, nhưng chưa rộng khắp toàn trường, bởi giáo viên chưa nhận thấy được ý nghĩa của việc giao nhiệm vụ cho học sinh.

Như vậy, chúng ta thấy rằng giáo viên chủ nhiệm đội tại TGD số 2 đã có sử dụng nhiều biện pháp giáo dục học sinh, nhưng chủ yếu chỉ tập trung khai thác những tác động giáo dục từ tập thể và từ chính giáo viên mà chưa thấy được rằng ngoài hai biện pháp trên còn rất nhiều biện pháp khác có thể áp dụng vào công tác giáo dục trẻ em phạm pháp có hiệu quả.

Qua tìm hiểu về nhận thức của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm Đội chúng ta có thể thấy: tất cả các giáo viên đều có nhận thức đúng đắn và đánh giá

đúng giá trị, ý nghĩa của quan điểm về chủ nghĩa nhân đạo trong công tác giáo dục trẻ vị thành niên phạm pháp. Các thầy, cô giáo đều có nhận thức rất đúng đắn, phù hợp với quan điểm chỉ đạo chung của Đảng và Nhà nước đối với công tác giáo dục trẻ em hư. Đồng thời với việc nhận thức đúng đắn ý nghĩa của quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo thì giáo viên đã có sự tìm tòi, vận dụng linh hoạt rất nhiều biện pháp trong quá trình giáo dục học sinh đội, mặc dù việc vận dụng các biện pháp giáo dục còn hạn chế.

Chúng tôi tiến hành tìm hiểu sự tiếp cận của đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm Đội với quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo của

Makarenko với câu hỏi: Đồng chí đã từng tiếp cận và nghiên cứu quan điểm

giáo dục của nhà giáo dục A.X.Makarenko? Chúng tôi đã thu được kết quả như sau:

Bảng 2.6: Sự tiếp cận của các thầy, cô giáo TGD số 2 với quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo A.X.Makarenko

Đồng chí đã từng tiếp cận và nghiên cứu quan

điểm giáo dục của nhà giáo dục

A.X.Makarenko?

Số lượng Tỷ lệ %

Chưa 5 20

Chỉ nghe nói 6 24

Có nghiên cứu nhưng không sâu sắc 11 44

Đã từng nghiên cứu sâu 3 12

Như vậy có thể thấy rằng việc nhận thức được giá trị của những quan điểm giáo dục, di sản giáo dục của A.X.Makarenko đối với công tác giáo dục trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật ở TGD số 2 chưa được sâu sắc. Biểu hiện bằng những số liệu cụ thể như sau: 20% đội ngũ giáo viên chủ nhiệm đội chưa hề được nghe, cũng chưa hề được nghiên cứu về những quan điểm, những biện pháp giáo dục của Makarenko. Ngược lại với số đó là 44% những người đã nghiên cứu về những quan điểm giáo dục của Makarenko, nhưng lại

chưa được sâu sắc. Con số cho thấy đội ngũ cán bộ đã từng nghiên cứu sâu về những quan điểm giáo dục của Makarenko thì rất khiêm tốn, chỉ chiếm 12%.

Những con số đó cho thấy, ở TGD số 2, việc truyền bá và sử dụng những di sản giáo dục của Makarenko là rất hạn chế. Trong khi đó, giáo viên chủ nhiệm Đội là những người trực tiếp, thường xuyên tiếp xúc với học sinh, luôn luôn chăm lo mọi điều kiện cho học sinh của mình thì việc tìm hiểu và vận dụng quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo của Makarenko là một điều rất cần thiết. Tuy nhiên những con số thu được cho thấy rằng việc đó không được thường xuyên diễn ra cũng như không được thường xuyên nghiên cứu vận dụng tại TGD số 2.

Nguyên nhân của việc hạn chế học tập và vận dụng quan điểm giáo dục của Makarenko tại TGD số 2 có thể thấy trực tiếp bởi vì công tác tập huấn, học tập những kinh nghiệm giáo dục trẻ vị thành niên phạm pháp chưa được đề cao chú ý, những giáo viên trả lời chưa từng nghe và nghiên cứu về những quan điểm giáo dục của Makarenko rơi vào nhóm giáo viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác giáo dục chuyên biệt này. Còn những người đã từng được nghe qua hoặc đã từng nghiên cứu thường rơi vào những giáo viên có thâm niên công tác trong lĩnh vực giáo dục chuyên biệt này. Điều này có thể lý giải bởi nguồn giáo viên trẻ đã qua tập huấn, nhưng chỉ tập huấn công tác giáo dục thực tiễn giáo dục mà không tập huấn nghiên cứu tìm hiểu kinh nghiệm giáo dục của Makarenko thì họ chưa từng biết, đến ngay cái tên Makarenko cũng trở nên xa lạ. Còn những người đã có thâm niên công tác thì có nghe qua, hoặc đã được tìm hiểu qua tập huấn những không có thời gian và điều kiện nghiên cứu sâu sắc hơn.

Qua tìm hiểu những nguồn tài liệu có liên quan đến sự hình thành và phát triển các TGD tại Việt Nam chúng tôi nhận thấy: Trước khi các TGD được thành lập, Bộ Công An (lúc đó là Bộ Nội Vụ) đã phối hợp với các ban ngành mở một lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ, giáo viên nguồn cho các TGD. Tuy nhiên việc đó không được tiến hành thường xuyên và liên tục tại

các TGD sau này. Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm Đội của các TGD cũng không được đào tạo một cách chính thống tại các trường chuyên biệt mà thường được thuyên chuyển công tác từ các bộ phận khác hoặc các cơ quan khác có liên quan đến công tác giáo dục phạm nhân của Cục V26 nay là Tổng cục VIII sang làm công tác giáo viên Chủ nhiệm Đội. Điều đó cũng là một khó khăn trong công tác tập huấn, học tập những kinh nghiệm giáo dục của Makarenko. Ngoài ra còn có một khó khăn nữa làm cho việc học tập, tìm hiểu những quan điểm giáo dục của Makarenko bị hạn chế tại TGD số 2 đó là: Theo các cán bộ, giáo viên có thâm niên công tác trong TGD số 2 thì một khó khăn mà các thầy cô giáo không có điều kiện tìm hiểu và nghiên cứu sâu những quan điểm giáo dục của Makarenko bởi vì: Từ trước đến nay chưa có một hệ thống lý luận chính thống về những quan điểm giáo dục của Makarenko dành cho những cán bộ làm công tác giáo dục tại các TGD.

Tuy vậy, nhưng tất cả những giáo viên tham gia điều tra đều nhận thức đúng đắn sự quan trọng của chủ nghĩa nhân đạo trong công tác giáo dục trẻ em phạm pháp. Cán bộ Đinh Trọng Lập đã có 26 năm công tác trong ngành

và nhiều năm công tác trong lĩnh vực giáo dục lại cho biết: “Chủ nghĩa nhân

đạo trong giáo dục có ý nghĩa quyết định đến quá trình giáo dục cảm hoá một con người”. Giữa những giáo viên và cán bộ công tác trong TGD số 2 thì việc học tập trong thực tế quan trọng hơn là nghiên cứu những lý thuyết, do đó việc truyền bá quan điểm giáo dục bằng lớp tập huấn không được đề cao mà cần phải học hỏi thế hệ đi trước, những người có nhiều năm công tác và có uy tín đối với học sinh. Vì vậy, chúng tôi vẫn nhận thấy quan điểm giáo dục chủ nghĩa nhân đạo của Makarenko trong nhận thức và cũng như hoạt động giáo dục của những giáo viên ấy.

Nhằm xác định hiệu quả của các biện pháp giáo dục mà giáo viên nhà trường sử dụng, chúng tôi đã tìm hiểu kết quả thi đua của các đội trên cơ sở vận dụng quan điểm giáo dục của Makarenko. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.7: Kết quả rèn luyện thi đua tháng 4 của học sinh TGD số 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xếp loại

Có vận dụng quan điểm GD của Makarenko

(tổng 528 HS)

Không vận dụng quan điểm GD của Makarenko (Đội 12,13,16,17,20, tổng 150HS) Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ Tốt 237 44,89 43 28,67 Khá 205 38,82 51 34,00 Trung bình 81 15,34 46 30,66 Kém 5 0,95 10 6,67

Qua bảng số liệu chúng ta có thể thấy:

Tỷ lệ học sinh đạt xếp loại tốt và khá của những đội có giáo viên chủ nhiệm đã từng nghe qua kinh nghiệm hoặc đã từng nghiên cứu về quan điểm giáo dục của Makarenko chiếm tới 83,71%. Trong đó, tỷ lệ học sinh xếp loại tốt chiếm 44,89%, tỷ lệ học sinh xếp loại khá chiếm 38,82%.

So sánh với những đội có giáo viên chủ nhiệm chưa từng nghe qua và nghiên cứu về quan điểm giáo dục của Makarenko thấy rằng: tỷ lệ học sinh xếp loại tốt và khá của những đội không vận dụng quan điểm giáo dục của Makarenko chiếm 62,67% (thấp hơn so với những đội có vận dụng quan điểm giáo dục của Makarenko là 21,02%). Cụ thể, tỷ lệ học sinh xếp loại tốt của nhóm này chiếm 28,67% (thấp hơn nhóm có vận dụng quan điểm giáo dục của Makarenko là 16,22%), tỷ lệ học sinh xếp loại khá của nhóm này chiếm 34,00% (thấp hơn so với nhóm có vận dụng quan điểm giáo dục của Makarenko là 4,82%).

Tỷ lệ học sinh xếp loại Trung bình và kém của những đội không vận dụng quan điểm giáo dục của Makarenko có sự chênh lệch khá lớn đối với những đội có vận dụng quan điểm giáo dục của Makarenko. Cụ thể, tỷ lệ học sinh xếp loại Trung bình của những đội có vận dụng quan điểm giáo dục của

Makarenko chỉ còn 15,34%; trong khi đó tỷ lệ học sinh xếp loại Trung bình của những đội không vận dụng quan điểm giáo dục của Makarenko lên tới 30,66% (gấp 2 lần nhóm kia). Tỷ lệ học sinh xếp loại Kém ở những đội có vận dụng quan điểm giáo dục của Makarenko chỉ còn 0,9%; trong khi tỷ lệ đó của những đội không vận dụng quan điểm giáo dục của Makarenko còn 6,67% (gấp hơn 7 lần nhóm kia).

Như vậy, chúng ta có thể khẳng định: với những đội có vận dụng quan điểm giáo dục của Makarenko tỷ lệ học sinh tốt và khá chiếm số lượng lớn hơn những đội không vận dụng quan điểm giáo dục của Makarenko. Tỷ lệ học sinh xếp loại trung bình và kém ở những đội có vận dụng quan điểm giáo dục của Makarenko thấp hơn ở những đội không vận dụng quan điểm giáo dục của Makarenko rất nhiều. Điều đó một lần nữa khẳng định tính cần thiết của việc truyền bá rộng rãi những quan điểm giáo dục của Makarenko vào thực tế công tác tại các TGD trên khắp cả nước nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lại.

Một phần của tài liệu vận dụng quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo của a.x.makarenko trong công tác giáo dục tại trường giáo dưỡng số 2 ninh bình (Trang 77)