Mục đich, ý nghĩa biện pháp

Một phần của tài liệu vận dụng quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo của a.x.makarenko trong công tác giáo dục tại trường giáo dưỡng số 2 ninh bình (Trang 106)

9. Đóng góp của đề tài

3.1.4.1Mục đich, ý nghĩa biện pháp

Mục đích của biện pháp chuẩn bị cho học sinh hoà nhập xã hội nhằm: Chuẩn bị cho học sinh về mọi mặt cả về nhận thức, thái độ tình cảm và hành vi để học sinh có thể sẵn sàng quay lại cuộc sống bình thường.

Chuẩn bị cho học sinh về mặt tâm lý và tạo dựng cho các em một công việc phù hợp giúp học sinh tự tin khi quay lại hoà nhập xã hội mà không quay lại con đường phạm pháp.

Ý nghĩa của biện pháp:

Từ 6 đến 24 tháng học tập và rèn luyện tại TGD các em được ra trường trở về xã hội. Chính vì vậy, hoạt động chuẩn bị cho học sinh hoà nhập với xã hội là rất quan trọng và cần thiết với TGD. Công tác này được thể hiện thông qua tất cả các hoạt động trong trường (dạy văn hoá, vui chơi, giao lưu, thể dục thể thao), đặc biệt là hoạt động lao động hướng nghiệp và thông qua nội dung môn giáo dục công dân.

Theo quan điểm giáo dục học XHCN, muốn đào tạo thế hệ trẻ thành những người lao động mới, làm chủ tập thể phát triển toàn diện thì phải tổ chức và đưa học sinh tham gia trực tiếp vào một quá trình lao động nhất định, đặc biệt là lao động sản xuất. Việc lao động nói chung, lao động sản xuất nói riêng là quá trình tổ chức cho học sinh kiểm nghiệm những hiểu biết của mình, những kỹ năng của mình trong thực tiễn sinh động. Từ đó, nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Chính thông qua lao

động sản xuất, nhà trường chuẩn bị cho các em những kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo về một nghề nhất định.

Quá trình học tập và rèn luyện tại TGD học sinh được trang bị một lượng kiến thức phổ thông nhất định phù hợp với lứa tuổi. Đó là một quá trình tích luỹ lâu dài trước khi các em hoà nhập cộng đồng. Những biện pháp trực tiếp giúp học sinh tái hoà nhập cộng đồng còn có một ý nghĩa quan trọng giúp học sinh biết chuẩn bị sẵn sàng về mặt tâm lý đối diện với cuộc sống bên ngoài xã hội đầy cạm bẫy với các em, giúp các em có nghị lực vượt qua những cạm bẫy đó để sống có ích cho xã hội. Do đó, biện pháp chuẩn bị cho học sinh hoà nhập cộng đồng là biện pháp đưa người lao động, người công dân có ích đến với xã hội.

3.1.4.2 Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Công tác chuẩn bị cho học sinh hoà nhập với cộng đồng cần được các thầy cô giáo luôn luôn đề cao. Giáo dục các em, tạo dựng cho các em một công việc, xây dựng ở các em một vốn kiến thức nhất định và cuối cùng là làm sao để các em tự tin hoà nhập với cuộc sống xã hội bên ngoài. Điều đó đòi hỏi những thầy cô giáo của TGD phải có những biện pháp tác động, tổ chức cuộc sống, học tập và lao động cho học sinh để làm sao giúp các em dần làm quen với cuộc sống ngoài xã hội đầy cạm bẫy. Giúp các em xây dựng cho mình bản lĩnh vững vàng trước những cám dỗ của xã hội.

Để hoà nhập với cuộc sống xã hội bên ngoài đòi hỏi học sinh cần có những phẩm chất nhất định. Ngay từ lúc học sinh bước chân vào trường, nhà trường đã xác định cần chuẩn bị cho học sinh những vốn kiến thức, những gì cần thiết nhất để các em ra trường.

Đầu tiên đó là những biện pháp giáo dục nhằm tạo dựng ở học sinh một lượng kiến thức văn hoá, hình thành ở bản thân những phẩm chất nhất định mà xã hội yêu cầu. Những biện pháp giáo dục văn hoá được giáo viên giảng

dạy văn hoá cần sử dụng linh hoạt, hợp lý. Trong đó, giáo viên phải gần gũi, động viên, kiên trì khuyên nhủ học sinh học lấy cái chữ.

Những giáo viên hướng nghiệp dạy nghề dùng những biện pháp riêng để giúp học sinh học được cái nghề làm vốn cho tương lai sau khi ra trường, tránh trường hợp học sinh không có việc làm sau khi ra trường lại quay lại con đường phạm pháp.

Những cán bộ phụ trách công tác y tế, hậu cần phải có những biện pháp để giúp các em có một thể lực tốt, sức khoẻ tốt trong suốt thời gian ở trường cũng như khi học sinh ra trường.

Trên đây là một số công tác mang tính chất lâu dài suốt thời kì học sinh học tập và rèn luyện tại TGD mà giáo viên phải sử dụng những biện pháp khác nhau phù hợp với chuyên môn để tác động xây dựng nhân cách học sinh về mọi mặt trước khi rời nhà trường.

Bên cạnh những biện pháp lâu dài, nhà trường còn tiến hành những biện pháp trực tiếp tác động mạnh đến tâm lý học sinh khi chuẩn bị ra trường. Học sinh ở TGD dù bản lĩnh vững vàng đến đâu thì khi chuẩn bị ra trường các em đều mang một tâm lý lo lắng cho tương lai. Vậy các thầy cô, cán bộ nhà trường phải giúp học sinh có tâm lý sẵn sàng đón nhận cuộc sống mới. Để làm việc đó, Ban giám hiệu, cán bộ, giáo viên nhà trường cần tổ chức các hoạt động gần với cuộc sống cộng đồng giúp các em nhanh chóng hoà nhập với xã hội.

Cụ thể của biện pháp chuẩn bị cho học sinh tái hoà nhập cộng đồng, giáo viên sử dụng những biện pháp giáo dục tập trung vào hai mảng cơ bản: Giáo dục Kĩ năng sống cho học sinh và Giáo dục nghề nghiệp.

* Với mảng giáo dục Kỹ năng sống cho học sinh, TGD cần tiến hành nhiều biện pháp khác nhau:

- Lớp học đầu tiên mà học sinh phải học khi vào trường đó là phải học nội quy, quy chế của TGD. Sau đó học sinh được tham gia học lớp giáo dục

Kỹ năng sống do nhà trường tổ chức. Mục đích của lớp học Giáo dục kỹ năng sống nhằm giúp các em nhanh chóng thích nghi với môi trường giáo dục mới, có những kỹ năng sống trong tập thể, tự bảo vệ và tự chăm lo cho bản thân. Với lớp học này giáo viên cần cung cấp đầy đủ và chính xác đến học sinh những nội dung cần thiết để các em có thể hoà nhập nhanh cùng bạn bè trong trường. Giáo viên phải có thái độ thân thiện, cởi mở khi đón tiếp học sinh bởi đây là lớp học đầu tiên mà tất cả học sinh đều phải trải qua khi vào trường.

- Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh TGD được tích hợp trong nhiều môn học, trong đó cơ bản được tích hợp với nội dung dạy học môn Giáo dục công dân.

Giáo dục công dân trong trường Giáo dưỡng có những đặc điểm riêng khác biệt so với môn của học sinh phổ thông bình thường. Mục đích của nội dung môn học muốn giáo dục đến các em những phẩm chất cơ bản, cần thiết của một con người mà xã hội yêu cầu, việc rèn luyện nó như thế nào trong môi trường giáo dục mới. Trong những nội dung giáo dục công dân dành cho học sinh các TGD đã có sự tích hợp giáo dục những kỹ năng sống cần thiết cho học sinh. Do đó, khi thực hiện nội dung giáo dục bộ môn, giáo viên cần có thái độ nghiêm túc, yêu cầu cao đối với các em. Đồng thời giáo viên cần phải phối hợp với những giáo viên khác nhằm theo dõi quá trình tu dưỡng rèn luyện của học sinh.

Hỗ trợ cho công tác giáo dục Kỹ năng sống, nhà trường cần tăng cường hiệu quả hoạt động của Phòng tư vấn. Nhiệm vụ tư vấn tập trung chủ yếu vào hai nhóm học sinh:

+ Với nhóm học sinh sắp ra trường trở về cộng đồng, các em lo lắng nhất về sự kỳ thị của cộng đồng với quá khứ của các em, các em không biết mình sẽ ở đâu, mình sẽ làm gì? Rất nhiều em lo lắng không biết làm thế nào để vượt qua sự lôi kéo của bạn bè xấu. Giáo viên tư vấn với nhóm học sinh

này cần giúp các em có những kỹ năng cần thiết chống lại những cám dỗ, lôi kéo của bạn bè xấu, để các em tự tin khi bước ra khỏi trường mà không có suy nghĩ hay ý định quay lại con đường cũ.

+ Với nhóm học sinh mới vào trường, việc phải sống trong môi trường mới làm các em rất lo sợ. Các em không biết điều gì sẽ xảy ra với các em trong 2 năm tới. Một số em lo sợ đến mức độ có ý định tự tử, một số em khác muốn trốn khỏi trường và rất nhiều em thì im lặng và sợ hãi. Giáo viên làm công tác tư vấn với nhóm học sinh này cần giúp các em có được tâm lý ổn định khi vào trường. Vượt qua được những lo lắng không cần thiết, tự tin với cuộc sống mới, an tâm trong rèn luyện và học tập.

- Tổ chức tốt các hoạt động giao lưu, hoạt động vui chơi tập thể ... cho học sinh cũng là một biện pháp nhằm chuẩn bị cho học sinh hoà nhập xã hội. Mục đích giúp học sinh có thể tự tin hơn, có điều kiện thể hiện những phẩm chất và những kỹ năng đã được học trong nhà trường, đặc biệt giúp các em phát huy năng lực, sự tích cực của mình trong những hoạt động với người khác. Trong những hoạt động tập thể, các em sẽ được tập rượt làm quen với sinh hoạt cùng người khác, hỗ trợ nhau trong hoạt động, làm quen với môi trường cộng đồng. Điều đó đòi hỏi nhà trường và các thầy, cô giáo phải tăng cường tổ chức có hiệu quả các hoạt động tập thể, các hội thi, ....

Qua những cuộc thi như vẽ tranh, viết bài, làm sản phẩm... các em đã truyền những mong muốn, những ước mơ của mình trong sản phẩm mà mình đã làm ra.

* Với mảng giáo dục nghề nghiệp, cán bộ giáo viên TGD cần phải: Giúp học sinh tái hoà nhập cộng đồng, nhà trường không chỉ giúp các em về mặt tâm lý tốt, những kỹ năng và những phẩm chất đó mà còn giúp các em tìm cho mình được những công việc phù hợp với bản thân. Công tác giáo dục nghề nghiệp được tiến hành rộng rãi trong toàn trường, đến với tất cả các

em học sinh. Việc tạo dựng cho các em một nghề nhất định đã được nhà trường tính toán cụ thể, nghề đào tạo cho học sinh phải phù hợp với đặc điểm tâm lý, nhận thức và nguyện vọng của học sinh, phù hợp với đặc điểm vùng miền nơi học sinh ra trường và nghề đó phải là nhu cầu xã hội cần và các em có thể tìm được một nơi làm việc ổn định với nghề được đào tạo.

Với những giáo viên đào tạo nghề cho học sinh cần thông hiểu và có khả năng đáp ứng được những nhu cầu học nghề ngày càng phong phú của học sinh và xã hội. Giáo viên cũng cần tìm hiểu nhu cầu nghề của xã hội ra sao để có thể hướng nghiệp có hiệu quả cho học sinh của mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh việc giáo dục hướng nghiệp cho học sinh, nhà trường cần liên hệ với địa phương nơi học sinh sẽ sinh sống sau khi ra trường, liên hệ với những cơ quan xí nghiệp... để giúp học sinh tìm được những công việc phù hợp với những gì học sinh được học. Nhà trường phải phối kết hợp với nhiều cơ quan, ban ngành trong việc tạo dựng cho học sinh một cuộc sống mới sau khi ra trường.

Sau đây là một ví dụ điển hình về việc TGD có thể phối kết hợp với các cơ quan ban ngành của xã hội để giáo dục học sinh sớm hoà nhập cộng đồng:

Năm 2009 tổ chức Plan Việt Nam nhận được hỗ trợ tài chính từ văn phòng Plan Hà Lan tiến hành dự án “Ngăn ngừa người chưa thành niên vi phạm pháp luật và hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng cho học sinh” tại 4 trường Giáo dưỡng của Việt Nam. Dựa trên những quan sát trong tham vấn tâm lý, giải thích tranh vẽ và các sản phẩm viết của trẻ em, Plan nhận thấy trẻ em đang phải đối phó với những tình huống khủng hoảng khác nhau và rất nhiều em không biết làm thế nào để ứng phó với những khó khăn đó. Mục đích của hoạt động này là hỗ trợ những trẻ em tại TGD có được các kỹ năng và kiến thức cần thiết để vượt qua những khó khăn, thích nghi với môi trường mới và

có khả năng tái hoà nhập với cộng đồng nhanh hơn, Plan hợp tác với Share trong việc xây dựng và triển khai chương trình đào tạo kỹ năng sống cho trẻ. Trên cơ sở đề nghị và kết quả đánh giá Plan cung cấp, SHARE đề xuất kế hoạch hoạt động “Trang bị kỹ năng sống cho trẻ ở 4 trường giáo dưỡng”.

Trên cơ sở có sự hỗ trợ của văn phòng Plan Hà Lan và SHARE như vậy, TGD có thể tập trung xây dựng thành công và có hiệu quả mô hình Phòng tư vấn đã đặt ra. Nhà trường cũng sẽ có nhiều điều kiện về vật chất cũng như tinh thần để tổ chức tốt các hoạt động tập thể, các hoạt động thi đua cho các em....

Đưa học sinh ra trường là một điều mà các thầy cô và nhiều người mong muốn. Nhưng tái hoà nhập cộng đồng được hay không thì các thầy cô không thể can thiệp giúp học sinh được. Do đó, cần xây dựng cho các em những phẩm chất cần thiết mà xã hội yêu cầu, tạo dựng cho học sinh tâm lý thoải mái, tự tin khi bước chân ra khỏi trường và giúp các em có một nghề để nuôi sống bản thân... đó là những cô gắng cụ thể về việc giúp học sinh tái hoà nhập cộng đồng nhanh nhất.

Một phần của tài liệu vận dụng quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo của a.x.makarenko trong công tác giáo dục tại trường giáo dưỡng số 2 ninh bình (Trang 106)