Đặc điểm cán bộ giáo viên TGD số 2

Một phần của tài liệu vận dụng quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo của a.x.makarenko trong công tác giáo dục tại trường giáo dưỡng số 2 ninh bình (Trang 69)

9. Đóng góp của đề tài

2.2.4Đặc điểm cán bộ giáo viên TGD số 2

Để tiến hành công tác giáo dục của TGD cần một đội ngụ cán bộ, giáo viên có chuyên môn, nghiệp vụ.

Theo điều 24, Nghị định 142/CP/2003 quy định tiêu chuẩn của cán bộ, nhân viên TGD như sau:

1. Cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ làm công tác quản lý, giáo dục, dạy văn hoá, hướng nghiệp, dạy nghề, tổ chức lao động; cán bộ y tế; các bộ phận chuyên môn, kỹ thuật, hậu cần và lực lượng Cảnh sát bảo vệ phải là người có phẩm chất chính trị tốt; có ý thức tổ chức kỷ luật; hiểu biết chuyên môn, nghiệp vụ và pháp luật.

2. Cán bộ làm công tác quản lý, giáo dục, dạy văn hóa, hướng nghiệp, dạy nghề và chỉ huy lực lượng Cảnh sát bảo vệ phải là người đã tốt nghiệp Trung học An ninh; Trung học Cảnh sát hoặc tương đương trở nên.

3. Sĩ quan, chiến sĩ Cảnh sát làm nhiệm vụ quản lý, dẫn giải học sinh, bảo vệ phải là những người đã được đào tạo, huấn luyện về nghiệp vụ chuyên môn chuyên ngành theo quy định của Bộ Công an.

4. Những cán bộ là giáo viên của TGD được hưởng các chế độ ưu đãi, phụ cấp khác dành cho cán bộ giáo dục và được phong các danh hiệu theo quy định chung của Nhà nước đối với các nhà giáo.

Theo như điều quy định trên, cán bộ, giáo viên TGD số 2 là những người tốt nghiệp những trường Trung học An ninh, Trung học Cảnh sát và những trường tương đương trở nên.

Qua tìm hiểu đội ngũ giáo viên nhà trường, chúng tôi nhận thấy đội ngũ cán bộ giáo viên làm công tác quản lý, công tác tổ chức đời sống cho học sinh là những người có ảnh hưởng tới các em ở một góc độ nhất định. Đội ngũ giáo viên dạy văn hoá, giáo viên dạy nghề và đội ngũ giáo viên chủ nhiệm là

những người trực tiếp có tác động ảnh hưởng mạnh mẽ tới quá trình học tập và rèn luyện của học sinh. Chúng tôi đi sâu nghiên cứu công tác của đội ngũ giáo viên dạy văn hoá, giáo viên dạy nghề và đội giáo viên chủ nhiệm.

- Đối với những giáo viên dạy văn hoá và dạy nghề cho học sinh là những cán bộ tốt nghiệp những chuyên ngành khác nhau của các trường Cao đẳng và Đại học Sư phạm, trường Khoa học Xã hội và Nhân văn... có trình độ nghiệp vụ sư phạm đã được nhà trường tuyển dụng. Đội ngũ giáo viên này có nhiệm vụ dạy cho học sinh những nội dung đã được quy định theo pháp lệnh của Nhà nước và của trường đề ra trong công tác phổ cập giáo dục và dạy nghề cho học sinh.

Nhiệm vụ của giáo viên dạy văn hoá và dạy nghề nhìn bề ngoài đơn giản là phổ cập giáo dục hết lớp 9 cho học sinh và tạo dựng cho học sinh một nghề phù hợp với trình độ và khả năng của học sinh, nhưng thực chất đó là một công việc rất khó khăn và phức tạp. Bởi học sinh của trường bản chất là những đối tượng lười học, chán học và tìm mọi cách để không phải đi học (kể cả việc đi lao động). Vì vậy, trong quá trình dạy học, giáo viên phải thường xuyên tạo mối quan hệ tốt với học sinh, gần gũi học sinh, tận tình chỉ bảo với những em chưa được biết qua mặt chữ cái.

Giáo viên giảng dạy văn hoá, vừa chịu trách nhiệm tổ chức quản lý việc học của các em tại lớp, vừa làm nhiệm vụ giáo dục, kết hợp giữa dạy chữ và dạy người. Nhiệm vụ của người giáo viên dạy văn hoá cần phải giúp các em liên hệ từ bài giảng đến với những nội dung giáo dục cụ thể. Nghỉ hè, giáo viên giảng dạy văn hoá sẽ cùng tham gia với các giáo viên làm công tác chủ nhiệm đội để dẫn đội đi làm.

Đối với giáo viên dạy nghề: vừa hướng dẫn học sinh học nghề, vừa tổ chức tốt việc lao động. Thông qua lao động, thực hiện tốt nhiệm vụ quan

trọng của công tác giáo dục lao động: qua lao động học sinh biết cách làm việc, biết lao động có hiệu quả, biết kỷ luật lao động, biết lao động có kỹ thuật và năng suất. Thông qua lao động, nhằm giúp học sinh rèn luyện được những phẩm chất cơ bản của người lao động như: sự cần cù chăm chỉ, biết quý trong lao động và thành quả lao động, ý thức kỷ luật, ý thức trách nhiệm với công việc mình được giao, có niềm tin vào cuộc sống, có những kỹ năng lao động. Để thực hiện những yêu cầu trên, người giáo viên phải cùng tham gia lao động với học sinh trong suốt quá trình các em lao động. Đây là một vấn đề có tính nguyên tắc đối với các TGD. Thực tế, trường Giáo dưỡng số 2 đã thực hiện tốt nguyên tắc này.

- Đối với những giáo viên làm công tác chủ nhiệm đội:

Đây là những người thường xuyên và trực tiếp ảnh hưởng mạnh mẽ đến học sinh. Giáo viên chủ nhiệm đội thường là những người được đào tạo đúng chuyên ngành Cảnh sát hoặc An ninh nhân dân, đồng thời cũng là những người có thâm niên công tác. Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm chăm lo về mọi mặt sinh hoạt và theo sát những biến động hàng ngày của học sinh. Mỗi tuần, giáo viên chủ nhiệm đội tham gia sinh hoạt cùng học sinh để bình xét thi đua của tuần đã qua. Vì vậy, học sinh của đội được giáo viên chủ nhiệm uốn nắn ở mọi lúc và mọi nơi

Hàng ngày, giáo viên chủ nhiệm đội sẽ nhận đội của mình đi làm nhiệm vụ theo quy chế. Học sinh của đội lao động ở đâu, giáo viên chủ nhiệm đội có trách nhiệm phải quản lý đúng, đủ về số lượng và chất lượng lao động. Thậm chí, giáo viên phải làm cùng học sinh, hướng dẫn học sinh các thao tác làm việc. Một giáo viên chủ nhiệm đội thường quản lý khoảng 30 học sinh, trong khi đó có những đội phải làm việc ngoài trời. Đó là một vấn đề phức tạp bởi học sinh TGD số 2 thường là những em luôn luôn có ý định trốn trường, chống đối lại những quy chế, lười lao động.

Để làm tốt được công tác của mình, giáo viên chủ nhiệm đội không chỉ cần nắm vững chuyên môn nghiệp vụ mà cần phải biết yêu thương học sinh, biết lựa chọn những phương pháp tác động phù hợp với đặc điểm công tác của mình.

Do đặc thù công tác, việc sử dụng những biện pháp giáo dục của giáo viên giảng dạy văn hoá, giáo viên dạy nghề và giáo viên chủ nhiệm đội có những điểm khác nhau cơ bản. Tuỳ vào đối tượng, tuỳ hoàn cảnh mà các giáo viên có sự linh hoạt trong việc sử dụng các biện pháp giáo dục.

Một phần của tài liệu vận dụng quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo của a.x.makarenko trong công tác giáo dục tại trường giáo dưỡng số 2 ninh bình (Trang 69)