Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

Một phần của tài liệu vận dụng quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo của a.x.makarenko trong công tác giáo dục tại trường giáo dưỡng số 2 ninh bình (Trang 94)

9. Đóng góp của đề tài

3.1.2.1Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

Mục đích của biện pháp giáo dục đồng bộ nhằm:

Tạo được những tác động giáo dục phù hợp với học sinh một cách nhịp nhàng trong những mảng công tác khác nhau của nhà trường.

Tạo được những tác động tích cực, bổ trợ từ hiệu quả của mảng giáo dục này đến mảng giáo dục khác.

Tận dụng được nhiều nhất sự phối kết hợp của các cán bộ, giáo viên trong công tác giáo dục chung của nhà trường.

Tác động đến nhiều mặt của học sinh, nhằm tạo được sự thay đổi toàn diện ở phía học sinh.

Ý nghĩa của biện pháp giáo dục đồng bộ:

Quan tâm, chăm lo đến thế hệ trẻ là một quan điểm chỉ đạo mang tính rộng khắp của Đảng và Nhà nước ta, đặc biệt là lứa tuổi vị thành niên. Trẻ em phạm pháp, dù ở đâu vẫn là những trẻ vị thành niên cần được sự quan tâm của tất cả mọi cơ quan, tổ chức để được phát triển một cách toàn diện.

Trường Giáo dưỡng là trung tâm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục người chưa thành niên vi phạm pháp luật ở nước ta. Học sinh ở TGD trong thời gian từ 6 tháng đến 24 tháng, để rèn luyện đạo đức, học văn hoá, hướng nghiệp, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý giáo dục của nhà trường. Các hoạt động học tập văn hoá, vui chơi, thể dục thể thao, văn nghệ là những hoạt động không thể thiếu trong hoạt động giáo dục của TGD. Nó tác động mạnh mẽ đến nhận thức, tình cảm và hành động của học sinh trong trường. Trong những năm gần đây, dưới sự chỉ đạo của cục V26 (nay là tổng cục VIII) thuộc Bộ Công an, sự phối hợp của các nhà khoa học, các hoạt động trên ngày càng được tổ chức khoa học, mang lại những kết quả tốt đẹp. Theo đó công tác giáo dục trong TGD số 2 bao gồm có 4 mảng chính:

Dạy học văn hoá Dạy nghề

Hoạt động bổ trợ

Hoạt động y tế, hậu cần

Kết quả trong hoạt động dạy học văn hoá, vui chơi, thể dục thể thao, văn nghệ cùng với những hoạt động khác không nhưng tác động đến quá trình rèn luyện của học sinh, mà còn thể hiện TGD là trường thực hiện mẫu mực về quyền và bổn phận của trẻ em, phù hợp với pháp luật Việt Nam và công ước Quốc tế về quyền trẻ em.

Ngoài ra, biện pháp giáo dục đồng bộ còn có một ý nghĩa lớn đối với xã hội đó là: xây dựng được một nhân cách toàn diện cho thế hệ trẻ – làm chủ tương lai của đất nước này.

3.1.2.2 Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Xuất phát từ đặc điểm của học sinh trong hoạt động học tập văn hoá, nhà trường đã đề ra những biện pháp trong hoạt động này cho phù hợp với đặc điểm tâm – sinh lý của các em.

* Tiến hành việc kiểm tra để xác định trình độ học vấn của học sinh khi mới vào trường.

Học sinh mới vào trường đều phải qua một lớp kiểm tra trình độ học vấn, để thầy, cô giáo xác định được em đó đã học hết lớp mấy và tiếp tục đào tạo lên cao hơn.

Đối với các em đã đọc thông viết thạo hoặc có một trình độ văn hoá nhất định, nhà trường quan tâm đặc biệt như chuẩn bị các điều kiện phục vụ dạy và học ; sắp xếp lớp sau khi đã kiểm tra xác định trình độ các em; tổ chức các giờ dạy học trên lớp; hoạt động ngoại khoá.

Đối với những học sinh vào không đúng đợt khai giảng, nhà trường đã tổ chức cho các em học 2 buổi/ ngày, giúp các em theo kịp chương trình, sau đó được biên chế vào học các lớp đúng trình độ của mình.

* Tiến hành xoá mù chữ cho học sinh chưa biết chữ.

Số lượng các em mù chữ không nhỏ và tuỳ theo từng năm. Sau khi các em được phân phối về các đội, nhà trường tập trung các em vào học lớp 1, dù có thể đang ở học kỳ II của năm học. Đối với lớp 1 này phải học 2 buổi/ ngày và học suốt cả hè để đến tháng 9 năm ấy có thê lên lớp 2.

* Nội dung và phương pháp dạy học được sửa đổi cho phù hợp với mục tiêu đào tạo và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh nhiều lứa tuổi, được tập hợp từ nhiều đội khác nhau trong cùng lớp học.

Trong công tác giáo dục văn hoá: Để việc xoá mù chữ có hiệu quả, học sinh vào trường có thể nắm bắt được khối lượng kiến thức nhất định yêu cầu giáo viên cần: có sự tâm huyết, nhiệt tình, kiên nhẫn đối với việc dạy chữ và dạy người. Bên cạnh đó, giáo viên cần có sự tìm tòi, phát hiện những biện pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm học sinh TGD.

Trong những năm gần đây, tổng cục VIII phối hợp với các chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu Giáo dục đạo đức, triển khai môn giáo dục công

dân trong TGD. Môn giáo dục công dân được thiết kế theo 2 cấp học, (tiểu học và trung học cơ sở) nhưng thực tế độ tuổi của học sinh TGD ở mỗi cấp lại không giống nhau như trường phổ thông bình thường (chẳng hạn có học sinh 16 - 17 tuổi vẫn học tiểu học) nên bài dạy của giáo viên cũng phải thường xuyên điều chỉnh cho phù hợp với các đối tượng trong lớp, theo hướng dạy học phân hoá.... Thông qua môn giáo dục công dân, những câu chuyện cảm động, gần gũi và dễ hiểu đã giúp các em làm quen với môi trường mới – cuộc sống có tổ chức, có kỷ luật của TGD.

Giáo dục công dân cho học sinh, đặc biệt là học sinh các TGD là vô cùng cần thiết, bởi vì nội dung không chỉ đề cập những vấn đề đạo đức mà còn có ý nghĩa sâu xa về giáo dục pháp luật. Cuộc sống ở TGD bắt đầu là việc các em tự giác chấp hành nội quy, kính trọng thầy cô giáo, đoàn kết tôn trọng các bạn. Dần dần, đưa các em hướng tới những giá trị cơ bản để làm người, có trách nhiệm đối với bản thân, đối với gia đình, xã hội và người xung quanh, có niềm tin vào cuộc sống, mong muốn trở thành người có ích cho xã hội.

Tất cả những nội dung trên, giúp các em có nhận thức đúng, biết tự điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với chuẩn mực xã hội. Điều đó chuẩn bị cho các em trở lại với đời thường, hoà nhập xã hội, trở thành một con người có lý tưởng sống, biết lập thân, lập nghiệp.

Như vậy, nhiệm vụ của những giáo viên giảng dạy Giáo dục công dân cần phải giúp học sinh nhận thức đúng đắn những chuẩn mực xã hội, những phẩm chất cần thiết của con người hiện đại. Bên cạnh đó, giáo viên cần tạo cho học sinh những cơ hội để thể hiện những nội dung đã được giáo dục, được bộc lộ những đức tính của mình để từ đó có thể rèn luyện những đức tính tốt, hạn chế những phẩm chất cũng như hành vi xấu.

Từ tình hình thực tế của xã hội và đặc điểm của học sinh các TGD, trong những năm gần đây được sự hỗ trợ của quỹ dân số thế giới, tổng cụ VIII

Bộ Công an phối hợp với các chuyên gia của trung tâm nghiên cứu Giáo dục Đạo đức đã triển khai thực hiện dự án: Giáo dục giới tính, tình dục và sức khoẻ sinh sản cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Dự án triển khai từ tháng 6/2001 kết thúc vào tháng 6/2004.

Học sinh vào TGD có nhiều em nghiện hút, bởi vì trước khi vào trường các em sống tự do, phải bươn chải, va chạm với nhiều mặt tiêu cực của xã hội trong khi kiếm sống. Thậm chí có những học sinh đã bị lây nhiễm HIV/AIDS, trong khi đó các em chưa đủ bản lĩnh để tránh được những hành vi xấu, không thể kiểm soát được hành vi của mình. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó có nguyên nhân là khả năng nhận biết và tự phòng tránh, tự bảo vệ hoặc tìm sự hỗ trợ của các em còn quá hạn chế. Chính từ những nhận thức sai lầm dẫn đến hành vi của các em lệch chuẩn. Nhìn từ thực tế đó, việc đưa nội dung môn học Giáo dục Giới tính, Sức khoẻ sinh sản vào nội dung dạy học của nhà trường là hoàn toàn đúng đắn và cần thiết. Môn học giúp cho các em có nhận thức đúng, làm cơ sở cho hành động đúng, biết bảo vệ bản thân và những người xung quanh khi các em được trở lại cuộc sống cộng đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi tham gia thực hiện dự án vào TGD gặp phải một số khó khăn. Ví dụ như: Giáo viên còn trẻ, khi dạy một số nội dung mang tính chất nhạy cảm còn lúng túng. Đôi khi có những câu hỏi của học sinh, giáo viên chưa giải thích để các em thấy hài lòng. Làm cho hiệu quả của công tác giáo dục giới tính và sức khoẻ sinh sản chưa được như mong muốn.

Để công tác giáo dục giới tính và sức khoẻ sinh sản có hiệu quả, giáo viên cần phải thường xuyên tham gia các lớp tập huấn của trường cũng như những lớp tập huấn của Bộ Giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, cần được đào tạo một cách chính quy hơn.

Chương trình giảng dạy văn hoá của TGD ngày càng đa dạng và phong phú. Nếu như khi kiểm tra trình độ học vấn, học sinh cố tình khai sai, khai tụt trình độ thực của mình xuống để không phải học hoặc học lớp thấp sẽ dễ dàng

hơn. Điều đó đặt ra vấn đề đối với giáo viên giảng dạy văn hoá là phải làm sao tạo cho học sinh một cảm giác thoải mái khi học, tạo cho mỗi giờ học là một giờ nghiên cứu lý thú và hấp dẫn, từ đó học sinh sẽ không còn chán học, sợ học nữa.

Để làm được điều đó, giáo viên nhà trường phải không ngừng học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như sự hiểu biết về nhiều mặt để đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu của học sinh. Hàng năm, giáo viên đều được đi tập huấn chuyên môn, được tham gia những chương trình dự án có liên quan đến công tác giáo dục trẻ em, được tổ chức thi Hội giảng giáo viên dạy giỏi.... nhằm phục vụ tốt công tác giảng dạy văn hoá của mình.

Bên cạnh công tác giảng dạy văn hoá cho học sinh thì nhà trường và giáo viên cần hiểu rằng điều các em cần thiết nhất khi ra trường đó là một nghề nghiệp cụ thể cho bản thân. Nhận thức được điều đó công tác giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề cho học sinh phải được quan tâm một cách thiết thực.

Đẩy mạnh hơn nữa chất lượng của giáo dục hướng nghiệp bằng cách Tổ chức cho tất cả học sinh đều được hướng nghiệp và dạy nghề. Theo đó, học sinh sẽ được theo học một số nghề phù hợp với đặc điểm sức khoẻ, tâm lý, đặc điểm vùng quê nơi em đến. Đó có thể là nghề điện, cơ khí, mộc, nghề may, nghề cắt tóc.... Mục đích của công tác dạy nghề đó là giúp các em nắm bắt được những kỹ thuật cơ bản của một nghề, ý thức lao động, kỹ năng nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm... đặc biệt đó là ý nghĩa của cuộc sống là được lao động và phải lao động mới tồn tại. Có một nghề làm vốn thì các em ra trường sẽ có cơ hội tìm kiếm việc làm theo nghề đã học, không còn quay lại con đường cũ.

Để nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục hướng nghiệp đòi hỏi giáo viên phải nắm được xu thế phát triển ngành nghề của xã hội, nắm bắt được đặc điểm tâm lý, hứng thú và năng lực của học sinh nhằm đào tạo nghề đúng

đối người, đúng việc. Nhà trường cần có sự liên kết hợp tác với các cơ quan xí nghiệp nhằm tạo việc làm cho học sinh ngay từ khi còn trong nhà trường và sau khi ra trường có được một công việc ổn định

Chúng ta cần thấy rằng, đối với lứa tuổi học sinh TGD là lứa tuổi đang có nhiều nhu cầu hiểu biết, khám phá và giao lưu. Do đó, hoạt động học tập văn hoá, hướng nghiệp và dạy nghề cho học sinh chưa đủ, phải cần tổ chức cho các em những hoạt động khác giúp các em có cơ hội phát triển đồng thời có giá trị bổ trợ cho hoạt động giáo dục nhà trường. Đó chính là hoạt động liên hệ trẻ với tập thể, liên hệ tập thể này với tập thể khác và liên hệ tập thể nhà trường với xã hội. Hay gọi cụ thể đó là những hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, hội thi, hội diễn...

Trẻ em cần sống một cuộc sống phát triển đầy đủ, trẻ cần được chơi, được học, được thể hiện mình và được có cơ hội phát triển mình. Chính từ đó các thầy cô giáo, các cán bộ quản lý giáo dục nhà trường phải tạo dựng những sân chơi bổ ích cho học sinh nhà trường.

Nhà trường cần tổ chức nhiều hội thi tìm hiểu, thi „chiếc nón kỳ diệu‟‟,

thi viết báo tường, thi bóng chuyền giữa các đội, chương trình diễn đàn thắp

sáng ước mơ...Những hội thi đó thu hút sự tham gia của tất cả học sinh nhà trường. Đây chính là sân chơi bổ ích cho lứa tuổi hiếu động của các em. Các em có cơ hội gặp gỡ và giao lưu với các bạn ở trong trường cũng như tất cả các TGD trong cả nước, được thể hiện mình thông qua các trò chơi, các tiết mục văn nghệ, các cuộc thi.

Một đòi hỏi đặt ra đối với công tác tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ đó là: giáo viên phải có kỹ năng tổ chức hoạt động. Nhà trường cần phải tăng cường tìm kiếm những nguồn tài trợ cho các hoạt động của học sinh.

Để hoạt động bổ trợ có hiệu quả thì nhà trường cần phát huy hiệu quả của trung tâm tư vấn cho học sinh. Văn phòng trung tâm tư vấn luôn luôn mở rộng cửa đón học sinh với những thắc mắc của các em, cùng các em thảo luận

và tìm cách tháo gỡ những rắc rối của bản thân mình. Trung tâm tư vấn còn có nhiệm vụ giáo dục kỹ năng sống khi cần thiết, bởi nhu cầu tư vấn của học sinh rất đa dạng. Đây cũng là một hoạt động bổ trợ công tác giáo dục có hiệu quả.

Một công tác không thể thiếu đối với TGD đó là công tác chăm sóc ý tế, hậu cần cho học sinh.

Do hoàn cảnh hoặc thiếu sự quan tâm giáo dục của gia đình, nên trước khi vào TGD các em đều lang thang kiếm sống bằng đủ các kiểu, các nghề. Mặt khác, đa số các em đều có những vấn đề về sức khoẻ: chiều cao, cân nặng không tương xứng với độ tuổi, mắc các bệnh ngoài da, nghiện hút, bệnh hiểm nghèo. Vì vậy, công tác nuôi dưỡng chăm sóc học sinh là nhiệm vụ thường xuyên của TGD. Nhà trường cần quan tâm đến học sinh về mọi mặt: vật chất,(mỗi tháng các em phải được cấp đầy đủ theo tiêu chuẩn của Nhà nước ban hành, vào các dịp lễ tết đều cấp thêm tiền cho học sinh ngoài tiêu chuẩn Nhà nước cấp) ngoài ra nhà trường còn quan tâm đến đời sống tinh thần của học sinh; các phòng của các đội cần được lắp đặt các phương tiện truyền thông như đài, ti vi, đồng thời cần mua sắm các dụng vụ phục vụ hoạt động thể thao, văn nghệ và vui chơi cho các em. Trạm xá của trường đảm bảo khám và chữa bệnh cho các em với những cố gắng cao nhất.

Như vậy, các hoạt động của TGD bao gồm cả giáo dục và nuôi dưỡng học sinh. Giáo dục đồng bộ có thể hiểu đó là những tác động một cách đồng bộ lên cả mặt nhận thức, tình cảm và hành vi của học sinh nhằm đạt được kết quả đó là sự tiến bộ một cách toàn diện ở các em. Do đó, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận, ban ngành trong trường nhằm mục đích giáo dục

Một phần của tài liệu vận dụng quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo của a.x.makarenko trong công tác giáo dục tại trường giáo dưỡng số 2 ninh bình (Trang 94)