Đặc điểm về tình cảm

Một phần của tài liệu vận dụng quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo của a.x.makarenko trong công tác giáo dục tại trường giáo dưỡng số 2 ninh bình (Trang 62)

9. Đóng góp của đề tài

2.2.3.2. Đặc điểm về tình cảm

Học sinh TGD số 2 là những em có biểu hiện tình cảm cũng khác so với những học sinh bình thường. Những em được đưa vào trường là những đối tượng gây cho gia đình những đau khổ, buồn bực, thất vọng. Các em gần như không có cảm xúc, không mảy may rung động và một biểu hiện nữa đó là các em chai lì trước những mất mát, đau khổ của người khác

Trong thời gian học tập và rèn luyện ở trường, các em có nhớ về gia đình, nhớ về những người thân yêu, nhiều nhất là mẹ – người yêu thương, chiều chuộng và thoả mãn những yêu cầu của chúng. Biểu hiện của điều này đó là các em có nhu cầu được gọi điện thoại về cho gia đình, viết thư cho gia đình, được gặp gỡ người thân và trong những dịp được nghỉ các em được về thăm nhà, hoặc được thưởng cho về thăm nhà dựa trên cơ sở tu dưỡng, rèn luyện có kết quả tốt.

Đối với quan hệ bạn bè, các em có nhiều bạn. Trò chuyện với các em chúng tôi thấy phần lớn bạn của các em là bạn cùng học, cùng hoàn cảnh. Tuy nhiên tình bạn đó nhiều khi không bền vững. Với nhiều em, tình bạn không phải là sự quan tâm, giúp đỡ nhau mà chỉ là mối quan hệ đồng bọn của nhau. Nếu trong quan hệ với nhau mà xuất hiện xích mích nhỏ cũng rất nhanh các em sẽ coi nhau là kẻ thù, không đội trời chung của nhau.

Khi đã vào trường, nhiều em học sinh có xu hướng kết bạn cùng hoàn cảnh với mình hoặc cùng có tính cách giống mình. Các em sống trong những gia đình bố mẹ ly dị, ly thân hoặc có hoàn cảnh éo le khác, thường khao khát tình cảm đầy đủ của cha mẹ, anh chị em, cùng sự đầm ấm hạnh phúc của gia đình. Vì vậy, trong quan hệ bạn bè những em này thường gắn kết, chơi với nhau một cách rất tự nhiên. Tuy nhiên có một điều đó là: Các em thường mặc cảm, tự ti, có những biểu hiện tính tình thất thường, dễ phát sinh những tiêu cực khi gặp hoàn cảnh không thuận lợi.

Bị chi phối bởi sự nhận thức chưa được đầy đủ và đúng đắn. Tình cảm của các em mang tính bột phát, chưa ổn định.

Để giúp học sinh xây dựng được những tình cảm tốt với nhau và với mọi người xung quanh, các thầy cô giáo và các cán bộ quản lý của nhà trường đã dành nhiều thời gian và công sức để tìm hiểu hoàn cảnh học sinh, gần gũi với học sinh, xây dựng một tập thể lớp, đội vững chắc, khơi gợi trong học sinh những tình cảm tốt. Trong thời gian sống và sinh hoạt tại trường, những biểu hiện lệch lạc về tình cảm của học sinh sẽ dần dần bị xoá bỏ và thay thế vào đó là những tình cảm tích cực.

Một phần của tài liệu vận dụng quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo của a.x.makarenko trong công tác giáo dục tại trường giáo dưỡng số 2 ninh bình (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)