0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Giáo dục lại

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC VỀ CHỦ NGHĨA NHÂN ĐẠO CỦA A.X.MAKARENKO TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG SỐ 2 NINH BÌNH (Trang 35 -35 )

9. Đóng góp của đề tài

1.4.1. Giáo dục lại

Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: “Giáo dục lại là quá trình giáo dục nhằm xây dựng lại những quan điểm, phán đoán, đánh giá không đúng đắn của người được giáo dục và cải biến những hành vi xấu ở họ. Quá trình giáo dục lại đòi hỏi: 1) Xác định những nguyên nhân cơ bản của những sai lệch trong sự phát triển nhân cách của người được giáo dục. 2) Xác định các con đường và các phương tiện nhằm làm biến đổi những động hình đã hình thành trong hành vi của họ. 3) Tổ chức cho họ tham gia tích cực vào các hoạt động tập thể có ích cho xã hội. 4) Xây dựng hệ thống các yêu cầu, hệ thống kiểm tra và các phương tiện khen thưởng và khuyến khích. 5) Nâng cao trình độ kiến thức. [17.]

Theo tác giả Võ Quang Phúc: “Giáo dục lại là hoạt động có hệ thống nhằm làm lại, rèn lại nhân cách đã hình thành sai lầm.”. Sự sai lầm trong nhân cách là kết quả của sự giáo dục sai lầm và những ảnh hưởng của môi trường xã hội xấu. Ở mỗi người, do ảnh hưởng của hoàn cảnh lịch sử – xã hội cụ thể mà mình đang sống, nhân cách được hình thành theo một kiểu riêng. Vì thế, hoạt động giáo dục lại phải được tiến hành theo nhiều hình thức khác nhau, phù hợp với mức độ sai lầm khác nhau trong nhân cách.

Từ những định nghĩa trên ta thấy giáo dục lại là một quá trình phức tạp đòi hỏi những nỗ lực rất lớn của các nhà giáo dục. Họ phải sử dụng rất nhiều biện pháp phòng ngừa, biện pháp hành chính.... Bởi vì, những con người mà họ tiếp cận và làm việc là những người bị lỗi lầm về nhiều mặt.

Cấu trúc của hoạt động giáo dục lại bao gồm hai yếu tố có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Đó là hoạt động xoá bỏ cái cũ và hoạt động xây dựng cái mới. Việc xây dựng những phẩm chất mới trong nhân cách đòi hỏi phải xoá bỏ những cái cũ, thì những phẩm chất nhân cách mới mới có thể hình thành. Hai dạng hoạt động trên được phản ánh trong hai chữ gắn liền nhau đó là “cải” và “tạo”. Trong đó, “cải” làm thay đổi cái đang hiện có, còn “tạo” là làm ra, xây dựng cái mới. Trong trường hợp nói đến những tác động nhằm hình thành và phát triển nhân cách thì “cải tạo” chính là công tác “giáo dục lại”.

Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều người chưa hiểu được một cách khoa học về “cải tạo” nên thường đánh đồng nó với những điều gì đó nặng nề, thậm chí còn có cả đánh đập, nhục hình....

Quan điểm đó là hoàn toàn sai lầm và xa lạ đối với quan điểm giáo dục lại của chúng ta; nó có ảnh hưởng không nhỏ đến một số nhà giáo dục, làm cho hoạt động của họ không đáp ứng đúng mục đích và yêu cầu của công tác giáo dục Xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, “cải tạo” trong giáo dục là một hoạt động rất cần thiết và nhân đạo đối với sự nghiệp xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, bản thân nó không hề chứa đựng một yếu tố nào xúc phạm đến nhân cách con người. Chỉ có nhận thức và những hành động sai lầm mới gây ra sự xúc phạm nhân cách.

Như vậy, giáo dục lại với ý nghĩa đúng của nó là làm cho con người ý thức đầy đủ về trách nhiệm của mình trước những yêu cầu của xã hội. Giáo dục lại không thể tiến hành đúng đắn, nếu tách khỏi hệ thống giáo dục chung. Nó bổ xung cho giáo dục, giải quyết những nhiệm vụ đặc biệt của giáo dục là khắc

phục những hiện tượng khó dạy. Giáo dục lại không được tiến hành bằng những biện pháp sư phạm biệt lập, bằng hệ thống những tác động giáo dục không đồng bộ của xã hội, gia đình và tập thể trẻ. Sự phối hợp đồng bộ giữa gia đình, nhà trường và xã hội sẽ góp phần ngăn ngừa xuất hiện hiện tượng trẻ em hư.

Chúng ta cần nhận thức đúng đắn mối quan hệ giữa giáo dục và giáo dục lại. Thật sai lầm khi nghĩ rằng giáo dục chuyên tạo ra cái mới còn giáo dục lại chuyên nhiệm vụ xoá bỏ cái cũ. Thật ra, cả giáo dục và giáo dục lại đều bao hàm nhiệm vụ cải tạo cái cũ xây và xây dựng cái mới. Tuy nhiên, công tác xoá bỏ cái cũ và xây dựng cái mới trong giáo dục lại được tiến hành theo những biện pháp đặc biệt hơn.

Vì vậy, chúng ta thấy rằng: giáo dục lại đạt kết quả trong trường hợp, nếu công tác giáo dục lại có kế hoạch đúng đắn và dựa vào cơ sở khoa học. Hệ thống giáo dục lại phải bao gồm tất cả các lĩnh vực của cuộc sống và hoạt động của trẻ, nhằm đảm bảo cho việc giáo dục lại có kết quả. Hệ thống giáo dục lại đòi hỏi sự tác động qua lại của tất cả các mặt và các tổ chức, trong đó tác động ảnh hưởng chính đến trẻ là tập thể. Song, việc giáo dục lại sẽ không thể tiến hành có hiệu quả nếu trẻ không khát khao trở nên tốt hơn, sự tự ý thức giáo dục của trẻ.

Giáo dục lại theo quan điểm giáo dục xã hội chủ nghĩa là giáo dục trong tổ chức hoạt động: tổ chức hoạt động của mỗi thành viên trong tập thể và của tập thể, tổ chức việc thực hiện yêu cầu và hoài bão của con người. Chúng ta không thể giáo dục được ý chí cộng sản, lòng dũng cảm cộng sản, tính mục đích cộng sản nếu không có những sự luyện tập đặc biệt trong tập thể. Không phải phương pháp tác động tay đôi tay năm, không phải phương pháp ôn hoà và im lặng, không phải phương pháp phản kháng bình yên, mà là tổ chức hoạt động giáo dục trong tập thể, tổ chức những yêu cầu đối với con

người, tổ chức những hoài bão hiện thực, sống động, có mục đích của con người cùng với tập thể. Giáo dục trẻ là giáo dục trong hoạt động và bằng hoạt động; và theo Makarenko, điều đó có nghĩa là phải biết lựa chọn trong cuộc sống đa dạng của trẻ các sự kiện, các tình huống phù hợp với mục đích giáo dục và đưa trẻ vào các sự kiện, các tình huống như là nhiệm vụ mà cuộc sống

đề ra, tổ chức cho trẻ thực hiện các nhiệm vụ đó. Ông đã từng viết: “Các bạn

hãy thử đề ra một cách nghiêm túc, chân thành, nhiệt tình mục đích giáo dục con người dũng cảm. Khi đó không nên hạn chế trong các cuộc nói chuyện mang tính chất cứu linh hồn. Không nên đóng cửa sổ thông gió, bọc ấm đứa trẻ trong chăn và kể cho nó nghe những chiến công của Paparin.... Không thể giáo dục được con người dũng cảm nếu không đặt họ vào những điều kiện không thể thể hiện lòng dũng cảm; trong sự kiềm chế, trong lời nói thẳng thắn công khai, trong sự thiều thốn nào đó, trong sự nhẫn lại, trong sự can đảm.” [22. Tr 12]

Ở Việt Nam, quá trình giáo dục lại được tiến hành tại các Trường Giáo Dưỡng (TGD), dưới sự quản lý trực tiếp của Bộ Công an. Loại hình TGD là một loại hình trường chuyên biệt, đối tượng giáo dục lại của TGD là những trẻ em có độ tuổi từ 12 đến dưới 18 tuổi, có những hành vi vi phạm pháp luật thường xuyên đã được gia đình và xã hội giáo dục những không thay đổi.

Hiện nay, tại nước ta có 4 TGD bao gồm:

- Trường Giáo dưỡng số 2 thành lập ngày 2/6/1968. Hiện nay trường đóng tại huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Trường có nhiệm vụ tiếp nhận những em học sinh từ khu vực miền Trung trở ra.

- Trường Giáo dưỡng số 3 thành lập ngày 28/6/1977. Hiện nay trường đóng tại xã Hoà Phú, huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng. Trường có nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý, giáo dục trẻ em phạm pháp của các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

- Trường Giáo dưỡng số 4 thành lập ngày 10/8/1977. Hiện nay trường đóng tại xã An Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

- Trường Giáo dưỡng số 5 thành lập năm 1998. Hiện nay trường đóng tại xã Lương Hoà, huyện Bến Lức, tỉnh Long An.

Các TGD có nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý và giáo dục học sinh theo những điều luật dành riêng cho hệ thống TGD. Tại đó, học sinh được chăm lo đầy đủ mọi mặt về đời sống, Nhà nước cấp cho học sinh theo những chế độ về ăn uống, mặc, ở, sinh hoạt, học tập, lao động, thăm gặp người thân ... theo quy định của pháp luật.

Hoạt động của các TGD được tiến hành trên 4 mảng cơ bản: Giáo dục văn hoá; hướng nghiệp và dạy nghề; các hoạt động bổ trợ; hoạt động y tế hậu cần.

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC VỀ CHỦ NGHĨA NHÂN ĐẠO CỦA A.X.MAKARENKO TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG SỐ 2 NINH BÌNH (Trang 35 -35 )

×