Mục đích, ý nghĩa biện pháp

Một phần của tài liệu vận dụng quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo của a.x.makarenko trong công tác giáo dục tại trường giáo dưỡng số 2 ninh bình (Trang 102)

9. Đóng góp của đề tài

3.1.3.1Mục đích, ý nghĩa biện pháp

Mục đích của biện pháp giáo dục bằng tình cảm nhằm

Tác động và làm thay đổi nhiều nhất về mặt tình cảm của học sinh, từ đó ảnh hưởng đến nhận thức cũng như thái độ và hành vi của học sinh.

Tạo dựng được mối quan hệ tốt đẹp giữa giáo viên và học sinh nhằm đạt được kết quả giáo dục cao nhất.

Xây dựng được đời sống tình cảm tích cực cho học sinh với bản thân, bạn bè và cuộc sống.

Ý nghĩa của biện pháp tác động bằng tình cảm

Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, muốn hoàn thành nhiệm vụ giáo dục được Đảng và Nhà nước giao phó, các thầy cô giáo, cán bộ giáo viên TGD có thể dùng đến những hình luật, điều luật khắt khe với học sinh. Nhưng muốn giáo dục triệt để nhất, muốn học sinh tâm phục, khẩu phục thì phải dùng nhân cách, tình cảm của chính người làm công tác giáo dục. Trước hết dùng tình cảm, tình thương để giữ các em ở lại TGD, không trốn trường trong quá trình học tập và rèn luyện, đó là một ý nghĩa to lớn của biện pháp giáo dục bằng tình cảm.

Nhìn vào hoàn cảnh của những học sinh được đưa đến nhà trường, các thầy cô giáo đều nhận thấy rằng: các em hầu hết đều không được sự quan tâm đúng mực của gia đình, của nhà trường và xã hội. Đặc biệt sự thiếu thốn về tình cảm và giáo dục gia đình đã dẫn các em đến với sự sai lầm. Chính vì vậy, biện pháp giáo dục được sử dụng phổ biến và quan trọng nhất ở TGD đó là tác động vào tình cảm của học sinh để cảm hoá những nhân cách lệch lạc, đưa nó trở lại là một nhân cách bình thường.

Với những học sinh ở TGD thì việc giáo dục bằng những phương pháp mạnh sẽ không mang lại hiệu quả cao. Điều cơ bản vì các em có cuộc sống

bên ngoài tự do, đôi khi tính chất giang hồ đã có trong con người các em nên việc sử dụng đòn roi chỉ làm cho các em thêm không thích cuộc sống mới ở đây và tìm cách trốn trường. Do đó, việc sử dụng những biện pháp tác động vào đời sống nội tâm của các em sẽ làm ngấm dần những tác động giáo dục một cách hiệu quả nhất.

3.1.3.2 Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Chúng ta cần phải khẳng định rằng: việc giáo dục, dạy những trẻ em bình thường vào khuôn phép đã khó, việc dạy những đứa trẻ ở TGD càng khó hơn. Nhưng nếu biết sử dụng hợp lý các biện pháp giáo dục bằng tình cảm thì chắc chắn hiệu quả giáo dục sẽ được nâng cao.

Với đặc điểm học sinh của TGD đều là những em ngang tàng, hống hách, nhưng về bản chất do nhiều nguyên nhân. Trong số những nguyên nhân dẫn trẻ vào TGD có nguyên nhân từ sự thiếu quan tâm của cha mẹ, thầy cô giáo, gia đình và xã hội. Những học sinh ấy cũng cần được sự quan tâm, động viên, bao bọc của người lớn.

Hiểu được những gì học sinh của mình cần, các thầy cô giáo phải sử dụng biện pháp tác động vào tình cảm của học sinh. Những tác động vào tình cảm ở đây có thể hiểu với nhiều nghĩa: giáo viên dùng tình cảm của mình tác động đến học sinh hoặc giáo viên dùng tình cảm, nhân cách của mình tác động đến tình cảm của học sinh...

Nội dung tác động tình cảm đến học sinh rất phong phú.

Giáo viên có thể tác động đến lĩnh vực tình cảm của học sinh như: thường xuyên nắm bắt tình hình học sinh, giáo viên có thể nhận biết được những biến cố từ phía gia đình học sinh làm cho các em buồn chán, có những suy nghĩ tiêu cực. Với những trường hợp đó, giáo viên phải thường xuyên nói chuyện, tâm sự cởi mở với học sinh, đưa ra những lời khuyên, những lời động

viên hợp lý giúp học sinh xoá bỏ những suy nghĩ tiêu cực, vui vẻ và tin tưởng vào cuộc sống hơn.

Với những em học sinh thiếu sự quan tâm của cha mẹ (mất cha, mất mẹ hoặc cha mẹ li dị), khi vào trường các em thường có cảm giác tự ti, giáo viên có thể sử dụng chính công tác chủ nhiệm của mình, quan tâm hơn đến những học sinh ấy, có thái độ thân tình như những người cha mẹ thực sự để dần dần xoá bỏ mặc cảm tự ti cho các em.

Với những học sinh thường xuyên vi phạm, chống đối lại với thầy cô giáo... người giáo viên phải sử dụng biện pháp tác động ngấm dần dần. Những học sinh có bản tính thường xuyên phá phách, vi phạm và chống đối sẽ không thể ngày một ngày hai có sự thay đổi tích cực ngay được. Còn một số học sinh từ chối sự thân thiện, giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên thường không muốn đón nhận những tác động giáo dục tích cực. Do đó, muốn thấy được sự thay đổi ở học sinh người giáo viên phải sử dụng biện pháp tác động bằng tình cảm của mình, bằng nhân cách của mình một cách lâu dài.

Trên đây là một số điển hình về việc có thể sử dụng thành công biện pháp tác động bằng tình cảm nhằm làm thay đổi thái độ, hành vi và nhận thức của học sinh.

Người giáo viên sử dụng biện pháp tác động bằng tình cảm trước hết, giáo viên phải dùng chính tình cảm của mình. Đó chính là việc không định kiến với lỗi lầm của học sinh, yêu thương học sinh như con của mình, luôn

luôn lắng nghe, thông cảm, kiên trì và nhẫn lại trong công tác, trong mỗi lần

tiếp xúc và xử lý những vi phạm của học sinh. Sau đó, giáo viên phải sử dụng nhân cách người thầy giáo của mình. Một người thầy nắm bắt, thông hiểu chuyên môn nghiệp vụ, có đạo đức tốt, có uy tín với học sinh sẽ là những người thầy được học sinh cảm phục và tin yêu. Các thầy cô giáo phải từ bỏ những suy nghĩ rằng mình sẽ ra lệnh cho học sinh, đánh đập học sinh... đó là những biện pháp không đem lại hiệu quả giáo dục đối với học sinh TGD.

Tình cảm, trước hết phải xuất phát từ cái tâm bên trong của con người. Nếu người giáo viên không có tình cảm với học sinh thì sẽ không thể yêu thương học sinh như con, người giáo viên không có tình cảm với nghề sẽ không thể gắn bó lâu dài và không thể tích cực tìm tòi những biện pháp giáo dục có hiệu quả. Do đó, trước hết người giáo viên phải giáo dục bằng cái tâm của chính mình. Một đòi hỏi nữa, đó là giáo viên phải làm một cách thực sự, không giả tạo với học sinh. Người giáo viên nói với học sinh thì phải làm được, và phải là một tấm gương cho học sinh trong cuộc sống, trong lao động. Học sinh dù là vi phạm pháp luật cũng rất nhạy cảm với thầy cô giáo, nếu thầy cô không tác động bằng tình cảm thật của mình, không dùng con người thật của mình thì học sinh sẽ không tin tưởng.

Sau đây là một ví dụ điển hình về việc sử dụng thành công biện pháp tác động về tình cảm của thầy, cô giáo trong TGD số 2: Nguyễn Văn May vốn là một đứa trẻ bị bỏ rơi ở ga tàu. Một người hảo tâm đi qua nhặt được đem về nuôi. Năm anh lên 10, người mẹ nuôi mất. May lưu lạc khắp Hà Nội, Hải Phòng, làm đủ nghề để sống. Dần dần, May kết giao với đám anh chị, tham gia các vụ trộm cắp, móc túi, cướp giật. 14 tuổi, May bị bắt, được đưa vào trường. Tình cảm gia đình, tình thương của các thày cô đã cảm hoá May, giúp em nhận ra nẻo sáng. Sau 2 năm, May ra trường, lủi thủi trở lại Hà Nội được mấy ngày, anh bắt xe lộn lại khóc với thầy Nguyễn Quang Sử, nguyên là hiệu trưởng nhà trường, xin được ở lại. Dù theo quy định là không được phép nhưng thương May, các thầy để May ở lại. Anh được ở lại trường, được học lái xe, được các thầy lo cho việc cưới vợ và cho mượn đất làm nhà. Đến nay, anh đã có một gia đình đầm ấm với 2 cô con gái kháu khỉnh. May coi các thầy, cô ở trường như cha, mẹ đã sinh ra anh.

Để dùng biện pháp tác động vào tình cảm của học sinh có hiệu quả thì thầy, cô giáo phải là những người nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, có đạo

đức, có trách nhiệm với công tác. Tiếp đó, giáo viên phải thông hiểu, nắm bắt được đặc điểm tâm lý, hoàn cảnh của học sinh, thông cảm với các em, không định kiến với những lỗi lầm của các em, yêu thương học sinh, coi các em như những đứa con của mình. Một điều cơ bản là giáo viên phải dùng chính cái tâm của mình để giáo dục học sinh.

Một phần của tài liệu vận dụng quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo của a.x.makarenko trong công tác giáo dục tại trường giáo dưỡng số 2 ninh bình (Trang 102)