Hoàn cảnh ra đời trường Giáo dưỡng số 2

Một phần của tài liệu vận dụng quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo của a.x.makarenko trong công tác giáo dục tại trường giáo dưỡng số 2 ninh bình (Trang 50)

9. Đóng góp của đề tài

2.2.1 Hoàn cảnh ra đời trường Giáo dưỡng số 2

Sau khi hiệp định Giơnevơ được kí kết, đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền. Bên này bờ sông Bến Hải trở ra, nhân dân miền Bắc được sống trong hoà bình, độc lập, tự do và bắt đầu xây dựng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh những niềm vui đó thì còn có những vấn đề đặt ra do hậu quả của cuộc chiến tranh. Trong đó có một vấn đề được Đảng và Nhà Nước quan tâm nhiều đó là tình trạng trẻ em mồ côi, trẻ em lang thang cơ nhỡ, trẻ em có hành vi vi phạm pháp luật ngày càng có chiều hướng gia tăng. Từ những năm đầu của thập kỉ

60, những vấn đề về trẻ em lang thang, trẻ em có hành vi phạm pháp đã trở thành một vấn đề khiến xã hội bức xúc, cần được quan tâm giải quyết.

Bước đầu, Chính phủ đã giao cho ngành giáo dục và thương binh xã hội mở các trường Kim Đồng để tiếp nhận, quản lý và giáo dục những trẻ em hư. Thời gian đầu, hoạt động của trường Kim Đồng đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, do tình trạng trẻ em hư ngày càng gia tăng mà những biện pháp và phương pháp giáo dục của trường Kim Đồng không đem lại hiệu quả như mong muốn. Do đó, mô hình trường Kim Đồng đã cho thấy những điểm không phù hợp, đòi hỏi cần phải có một mô hình mới phù hợp và hoạt động có hiệu quả hơn trong công tác giáo dục, quản lý trẻ em có hành vi phạm pháp.

Ngày 18/12/1967 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 217/TTg/NC về việc tổ chức lại các trường giáo dục thiếu niên hư, đổi tên thành trường Phổ Thông Công Nông Nghiệp (PTCNN) – tiền thân của trường Giáo Dưỡng hiện nay - giao cho Bộ Công an tổ chức và quản lý.

Nội dung chủ yếu trong Quyết định 217 là:

- Đổi tên trường giáo dục thiếu niên hư mang tên Kim Đồng thành trường Phổ thông Công Nông Nghiệp, do Bộ Công an thành lập và quản lý. Bộ Giáo dục phụ trách hướng dẫn chương trình giảng dạy văn hoá, cung cấp giáo viên cho loại hình trường này.

- Học sinh được đưa vào trường PTCNN “là những thiếu niên hư từ 9 - 17 tuổi đã từng đi lang thang, trộm cắp nhiều lần, có lối sống sa đọa, trụy lạc đã được gia đình, đoàn thể, nhà trường và chính quyền tận tình giúp đỡ nhiều lần, nhưng không chịu sửa chữa.”

- Nhiệm vụ của trường PTCNN là giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cách mạng, kết hợp chặt chẽ với dạy văn hoá, dạy nghề, nhằm cải biến những thiều niên thanh niên tốt tiến bộ toàn diện, có đạo đức tốt, có trình độ văn hoá, yêu thích lao động, có nghề nghiệp.

Ngày 20/12/1967 Bộ Công an đã ra quyết định số 948/QĐ-CA “Thành lập các trường Phổ thông Công Nông nghiệp do Cục quản lý trại giam trực tiếp quản lý.”. Theo đó, ngày 02/06/1968 trường PTCNN 2 được thành lập và xây dựng tại xã Phong Hải – huyện Bảo Thắng – tỉnh Lào Cai.

Năm 1979, do điều kiện chiến tranh Biên giới diễn ra, thực hiện theo quyết định số 861 di chuyển trường PTCNN 2 từ xã Phong Hải huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai đến đặt tại xã Yên Bình huyện Tam Điệp tỉnh Hà Nam Ninh (nay là huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình).

Năm 1996, Bộ Nội vụ ra quyết định số 199-QĐ/BNV về việc thành lập trường giáo dưỡng do lực lượng Công an Nhân dân quản lí. Theo đó, trường PTCNN 2 đổi tên thành trường Giáo Dưỡng số 2 như hiện nay.

Trải qua biết bao khó khăn và gian khổ, những thầy cô giáo và những cán bộ của trường đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục và quản lý trẻ em hư. Nhà trường đã được Nhà Nước và ngành tặng nhiều danh hiệu như: Huân chương Độc lập Hạng Nhất, Huân chương Chiến công hạng Ba, Huân chương Chiến công Hạng Nhì và Huân chương Chiến công hạng Nhất, Huy chương vì sự nghiệp giáo dục, Bộ Nội vụ Công nhận là Đơn vị Quyết thắng, 4 nhà giáo ưu tú, nhiều chiến sĩ thi đua, chiến sĩ tiên tiến....

Bên cạnh những thành tích đó thì phải kể đến việc các thầy cô giáo và các cán bộ nhà trường đã tận tâm với nghề và giáo dục được hàng vạn trẻ em hư, giúp các em quay trở về với cuộc sống bình thường và trở thành những người có ích cho xã hội như: có rất nhiều em học sinh đã tham gia nhập ngũ bảo vệ Tổ quốc, trong đó có những em đã anh dũng hi sinh, còn rất nhiều em trở về với cuộc sống và đã lao động hết mình cống hiến cho đất nước...

Hơn 40 năm qua đã cho thấy sự trưởng thành lớn mạnh của Trường Giáo Dưỡng số 2, những thành tích mà nhà trường đã đạt được thể hiện tính nhân văn sâu sắc trong quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà Nước cũng như niềm tin vào con người.

Một phần của tài liệu vận dụng quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo của a.x.makarenko trong công tác giáo dục tại trường giáo dưỡng số 2 ninh bình (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)