Hoàn cảnh gia đình học sinh TGD số 2

Một phần của tài liệu vận dụng quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo của a.x.makarenko trong công tác giáo dục tại trường giáo dưỡng số 2 ninh bình (Trang 66)

9. Đóng góp của đề tài

2.2.3.4.Hoàn cảnh gia đình học sinh TGD số 2

Các em học sinh TGD số 2 là những đối tượng vi phạm pháp luật nhiều lần. Chúng từng gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, cướp giất, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, buôn bán ma tuý, giết người, hiếp dâm, phá hoại công trình Quốc gia,.... Phần lớn các em có hoàn cảnh gia đình khó khăn: bố mẹ không có việc làm hoặc việc làm không ổn định; nguồn sống của gia đình bất chính; có em thì mất bố, mất mẹ, hoặc mất cả bố lẫn mẹ; bố mẹ li dị, ly thân;

ở những gia đình đông con, kinh tế thuộc diện đói nghèo; cha mẹ để các em lang thang, ....và nhiều em không được đi học. Một số em sống trong cảnh gia đình có bố mẹ hoặc anh chị có tiền án tiền sự, tù tội. Các em phải chịu cảnh nghèo về kinh tế cùng môi trường giáo dục không thuận lợi.

Tuy vậy, có những nghịch lý là có nhiều em sống trong hoàn cảnh gia đình khá giả, bố mẹ buôn bán hoặc làm kinh tế, bố mẹ làm cán bộ công chức...nhưng sự quan tâm và quản lý các em cũng không đầy đủ, không đúng cách, nuông chiều quá mức hoặc quá khắt khe với các em. Vì vậy, hoàn cảnh gia đình của học sinh TGD số 2 rất đa dạng, bên cạnh những gia đình có hoàn cảnh khó khăn hoặc những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thì vẫn có những em có hoàn cảnh gia đình đầy đủ về kinh tế, về những điều kiện sinh hoạt và học tập.

Bảng 2.3: Hoàn cảnh gia đình học sinh TGD số 2

Hoàn cảnh gia đình TGD số 2 Không có việc làm ổn định 60% Mất bố 14% Mất mẹ 16% Mất cả bố lẫn mẹ 10% Bố mẹ li dị, li thân 27% Đông con 56% Kinh tế khó khăn 60%

Qua bảng số liệu cho thấy: Số em học sinh xuất thân từ những gia đình không có việc làm ổn định, gia đình kinh tế khó khăn và những gia đình đông con là chủ yếu (chiếm tổng số trên 50%). Đây có thể hiểu là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng trẻ em phạm pháp.

Do xuất thân từ những gia đình đông con, nên việc giáo dục con cái của những bậc cha mẹ cũng bị hạn chế và yếu kém, mà đông con thì thường rơi vào tình trạng những gia đình không có công ăn việc làm ổn định, rồi hệ luỵ

của đông con là kinh tế khó khăn. Chính những điều đó làm cho các em phải tự thân kiếm sống, phải lang thang... rồi dẫn đến những hành vi phạm pháp.

Bên cạnh những em xuất thân từ những gia đình có kinh tế khó khăn thì còn có những em có gia đình đặc biệt như: mất cả bố lẫn mẹ (chiếm 10%), mất bố (chiếm 14%) hoặc chỉ mất mẹ (chiếm 16%), hoặc bố mẹ li dị, li thân (chiếm 27%). Những hoàn cảnh đặc biệt đó cũng đã đẩy đưa các em một cách khách quan đến những vi phạm pháp luật.

Nhìn vào những con số đó cho thấy, do thiếu sự quan tâm của gia đình, mà đặc biệt là của cha mẹ là một nguyên nhân quan trọng trong việc đưa các em đến với những hành vi phạm pháp. Từ việc thiếu sự quan tâm chăm sóc của cha hoặc mẹ đã làm cho các em mất đi sự giáo dục đầy đủ của gia đình, có những cách nhìn nhận về cuộc sống thiếu đúng đắn. Cũng có em từ đó sinh ra chán nản rồi bỏ đi lang thang, đua đòi theo chúng bạn và làm những việc mà pháp luật không cho phép.

Tuy nhiên, còn có những em sống trong hoàn cảnh gia đình hoàn toàn bình thường, thậm chí kinh tế khá giả, bố mẹ là công chức nhưng vẫn bị đưa vào TGD, điều đó được lý giải bởi sự thiếu quan tâm của cha mẹ đến việc giáo dục con cái hoặc có những phương pháp giáo dục chưa hiệu quả: quá khắt khe với các em hoặc quá nuông chiều buông lỏng các em.

Kết quả điều tra 100 trẻ em phạm pháp ở TGD số 2 cho thấy: có 25% gia đình nuông chiều con quá mức, đặc biệt người mẹ nuông chiều con gấp 10 lần người bố. Số trẻ bị gia đình đối xử hà khắc, nặng nề roi vọt là 45%; 65% các em không được sự quản lý và chăm sóc của gia đình.

Gia đình – cái nôi giáo dục với trẻ đầu tiên là một môi trường giáo dục rất quan trọng đối với trẻ. ở trong gia đình, các em được tiếp nhận sự quan tâm chăm sóc và giáo dục của cha mẹ, ông bà, anh chị em. Gia đình sẽ đặt nền móng đầu tiên trong nhân cách của con người, nếu như cái nôi giáo dục đó không đầy đủ hoặc không thực hiện đúng trách nhiệm của nó thì việc giáo dục trẻ cũng trở nên khó khăn.

Một phần của tài liệu vận dụng quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo của a.x.makarenko trong công tác giáo dục tại trường giáo dưỡng số 2 ninh bình (Trang 66)