0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Sự tiếp cận quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo của

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC VỀ CHỦ NGHĨA NHÂN ĐẠO CỦA A.X.MAKARENKO TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG SỐ 2 NINH BÌNH (Trang 49 -49 )

9. Đóng góp của đề tài

2.1. Sự tiếp cận quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo của

A.X.Makarenko ở Việt Nam

Vào những năm 50 của thế kỉ XX, những tư tưởng và quan điểm giáo dục của A.X.Makarenko đã được truyền bá rộng rãi vào Việt Nam qua nhiều con đường như: học tập nghiên cứu, qua phim ảnh hoặc qua việc áp dụng thực tiễn giáo dục của ông vào công tác giáo dục của Việt Nam.

Có nhiều tác giả đã nghiên cứu rất kĩ mô hình giáo dục của A.X.Makarenko. Trong lĩnh vực giáo dục nói chúng, có nhiều nhà giáo dục nghiên cứu và vận dụng những quan điểm giáo dục của ông vào thực tiễn giáo dục Việt Nam như: Hà Thế Ngữ, Võ Quang Phúc, Nguyễn Sinh Huy.... Những năm 80 của thế kỉ XX trường Phổ Thông Công Nông Nghiệp Xuân An đã vận dụng một cách sáng tạo và có hiệu quả những lý luận và thực tiễn giáo dục của A.X.Makarenko để dành được những thành công vang dội trong lĩnh vực giáo dục trẻ em phạm pháp.

Từ những năm 60 của thế kỷ XX, khi các trường PTCNN bắt đầu được thành lập thì những lý luận và thực tế công tác giáo dục của A.X.Makarenko đã được truyền bá rộng rãi đến những người làm công tác giáo dục trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật. Cụ thể, năm 1967 khi quyết định thành lập các trường PTCNN được công bố thì Bộ Nội vụ khi đó đã mở lớp tập huấn tại Thanh Xuân cho những cán bộ nguồn cho công tác giáo dục trẻ vị thành niên phạm pháp. Trong lớp tập huấn được tổ chức, các cán bộ đã được nghe và giới thiệu về thành quả giáo dục lại của A.X.Makarenko, được nghe trình bày về nghệ thuật và những biện pháp giáo dục Makarenko đã sử dụng để lấy tài liệu cũng như kinh nghiệm cho công tác của mình. Sau lớp tập huấn, các cán

bộ được phân về các trường PTCNN với mục đích làm nguồn cán bộ cho đội ngũ giáo viên nhà trường chuyên biệt này.

Từ sự vận dụng của trường Phổ Thông Công Nông Nghiệp Xuân An đến nay những nhà giáo dục vẫn đang tiếp tục nghiên cứu và vận dụng những quan điểm giáo dục của A.X.Makarenko trong việc tạo tập thể, giáo dục trong tập thể, giáo dục bằng tập thể giáo dục trong lao động và giáo dục bằng lao động. Điều đó có ý nghĩa và được các trường Giáo Dưỡng hiện nay nghiên cứu và vận dụng có hiệu quả hơn trong nhiều năm qua.

Từ trong các hoạt động của nhà trường giáo dưỡng đã thấm nhuần lý luận giáo dục của A.X.Makarenko về chủ nghĩa nhân đạo, giáo dục tập thể, giáo dục lao động hướng nghiệp. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, giáo viên của trường giáo dưỡng không những vận dụng những quan điểm giáo dục của A.X.Makarenko mà còn vận dụng một cách sáng tạo mang những đặc điểm riêng trong công tác giáo dục trẻ em hư của Việt Nam.

Tuy nhiên, việc nghiên cứu những quan điểm giáo dục của A.X.Makarenko gắn chặt với việc vận dụng những quan điểm giáo dục đó vào thực tiễn giáo dục trẻ em phạm pháp là một lĩnh vực vô cùng khó khăn phức tạp và đầy thử thách.

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC VỀ CHỦ NGHĨA NHÂN ĐẠO CỦA A.X.MAKARENKO TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG SỐ 2 NINH BÌNH (Trang 49 -49 )

×