9. Đóng góp của đề tài
2.3.2. Hoạt động lao động hướng nghiệp
Hoạt động lao động hướng nghiệp rất quan trọng trong công tác giáo dục tại TGD, hướng vào mục tiêu giáo dục các em ý thức, tình yêu, kỹ năng lao động; trang bị cho học sinh những hiểu biết và kỹ năng nghề nghiệp để khi ra trường có điều kiện tìm kiếm việc làm, ổn định cuộc sống. Các TGD cùng phối hợp với các trường dạy nghề tiến hành dạy nghề chính quy cho các em học sinh. Các nghề chủ yếu mà học sinh TGD số 2 học đó là: điện dân dụng, xây dựng, cơ khí, gò gàn, cắt tóc, may mặc và trồng trọt.... Khi tốt nghiệp học sinh được cấp chứng chỉ, được tạo điều kiện thuận lợi, được giới thiệu việc làm.
Hướng nghiệp và dạy nghề trong TGD, không chỉ nhằm chuẩn bị cho học sinh một nghề mình thích để lấy chứng chỉ và thi tốt nghiệp như ở trường phổ thông. Hoạt động hướng nghiệp và dạy nghề trong TGD còn có những đặc điểm sau:
- Những nghề mà học sinh được học là những nghề thích hợp với điều kiện và hoàn cảnh sau này học sinh ra trường, trên cơ sở đã được tính toán cụ thể xu hướng phát triển của những ngành nghề trong hiện tại và tương lai.
- Những nghề mà học sinh được học là những nghề mang tính phổ thông, làm sao để dễ dàng nhất cho nhiều em được học nghề và thực hành nghề, ở đâu các em cũng có thể tìm cho mình được một công việc để sinh sống sau này.
- Trên cơ sở tính toán cả trình độ học vấn và nhận thức của học sinh, thì học sinh được học nghề phù hợp với trình độ văn hoá của các em.
- Trong khi cơ sở vật chất của trường phục vụ công tác giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, thì nhiệm vụ giáo dục lao động hướng nghiệp vẫn được các cán bộ và giáo viên nhà trường quan tâm và coi trọng.
Hiện tại, TGD số 2 cũng như tất cả các trường Giáo dưỡng trong nước đang hình thành một cơ chế hoà nhập cộng đồng cho học sinh, trong đó có sự phối hợp chặt chẽ giữa các TGD, chính quyền địa phương và cơ quan bảo vệ chăm sóc trẻ em các cấp trong việc giải quyết đầu ra cho học sinh, tạo điều kiện cho các em ổn định cuộc sống, tránh nguy cơ tái phạm sẽ xảy ra ở các em.
Qua điều tra tìm hiểu công tác giáo dục lao động hướng nghiệp của TGD số 2, chúng tôi đã khảo sát về hứng thú của học sinh TGD số 2 về các hình thức lao động chủ yếu.
Bảng 2.4: Hứng thú của học sinh TGD số 2 với các hình thức lao động
STT Hình thức lao động Rất thích % Thích % Không thích % 1 Lao động sản xuất 47,73 32,14 21,13 2 Lao động dịch vụ 59,85 31,09 9,06 3 Lao động tự phục vụ 32,23 60,47 20,30 4 Văn nghệ 72,43 19,07 10,50
Qua bảng số liệu cho thấy: Hình thức lao động được các em học sinh TGD số 2 quan tâm nhiều nhất đó là văn nghệ. Tỷ lệ các em rất thích chiếm đến 72,43%, cao nhất trong các hình thức lao động đưa ra khảo sát. Qua trò chuyện với các em, chúng tôi thấy rằng qua hoạt động văn nghệ các em vui sướng thoải mái, nhẹ nhàng khi được tham gia. Tỷ lệ không thích là thấp nhất 10,50%. Trong khi đó, tỷ lệ học sinh rất thích lao động tự phục vụ là thấp nhất, chỉ có 32,23% và lượng không thích chiếm tới 20,30%, tỷ lệ học sinh
thích lao động tự phục vụ chiếm số nhiều nhất là 60,47%. Tìm hiểu cuộc sống của các em chúng tôi thấy điều này có thể lý giải được, bởi do trước khi các em vào TGD thì các em sống chủ yếu là lang thang hoặc không thích lao động tự phục vụ mình, muốn được sai khiến người khác, vì vậy ý thức tự phục vụ bản thân còn chưa được rõ nét. Và tỷ lệ học sinh không thích nhiều nhất thuộc về hình thức lao động sản xuất, tỷ lệ không thích chiếm tới 21,13%, tỷ lệ rất thích hình thức lao động này chiếm 47,73%. Điều này hoàn toàn hợp lý, bởi các em cho rằng lao động sản xuất là những hình thức như chăn nuôi, trồng trọt, làm việc trong các xưởng cơ khí... và những công việc này các em cho là nặng nhọc, vất vả. Có nhiều em trước khi vào TGD ở gia đình hoặc đi lang thang thì chưa biết hoặc không phải làm việc nặng bao giờ, một số thì suy nghĩ thích những công việc nhàn dỗi hơn nặng nhọc.