9. Đóng góp của đề tài
3.1.1.2 Nội dung và cách thực hiện biện pháp
Để kết hợp đúng đắn lòng tin và sự tôn trọng đối với học sinh nhà trường trong quá trình giáo dục, tất cả các thầy cô giáo, các cán bộ quản lý nhà trường cần phải quán triệt rằng: các em không phải là những người tù nhỏ mà chỉ là những lỗi lầm cần được khoan dung, vị tha của người lớn và của xã hội.
Vì vậy, khi các em vào trường cần được sự đón tiếp của những cán bộ quản lý một cách nhẹ nhàng, được kiểm tra sức khoẻ, học nội quy và những quy định của nhà trường, sau đó được tham gia một lớp học có tên là: “Kỹ
năng sống”. ở đây, các em được các thầy cô giáo tận tình chỉ bảo những nội dung cụ thể, cách thức để hoà nhập cùng với bạn bè trong trường, cách sống và sinh hoạt tại trường. Tiếp theo đó, học sinh mới được đưa vào các đội để lao động và học tập trên cơ sở đã phân tích đúng những điều kiện, đặc điểm của học sinh.
Trong suốt những khâu đó, cán bộ giáo viên cần phải tập trung nhiều nhất với khâu đón tiếp các em mới đến tại lớp học nội quy, quy chế của nhà trường. Đây là một lớp học bắt buộc đối với tất cả các em khi vào trường, tuy nhiên lớp học này cũng đánh dấu bước đầu tiên mối quan hệ giữa giáo viên, cán bộ quản lý của nhà trường đối với học sinh. Vậy điều cần thiết phải làm ở đây là làm sao tạo cho các em một tâm lý tốt khi tiếp xúc bước đầu này cũng như quá trình học tập và rèn luyện sau này của các em.
Đối với những giáo viên và cán bộ tham gia dạy lớp học nội quy, quy chế cần quán triệt một quan điểm đó là: không định kiến với những lỗi lầm của học sinh. Quá trình tiếp xúc với học sinh làm sao để các em không tự ti mặc cảm về những vi phạm của mình, giúp các em hiểu rằng: đối với các thầy cô trong trường, các em chỉ là những em nhỏ mắc lỗi lầm và cần được giúp đỡ để thay đổi. Giáo viên cũng phải tạo được sự tin tưởng của học sinh đối với mình. Có như vậy mới giúp học sinh xoá bỏ được mặc cảm rằng mình bị đi tù và các em sẽ tự tin hơn khi bước vào những đội cụ thể cùng các bạn tham gia học tập và rèn luyện tốt hơn.
Đón tiếp các em ở các đội là những giáo viên làm công tác chủ nhiệm, những người này giữ vai trò rất quan trọng, bởi họ là những người trực tiếp tham gia sinh hoạt, lao động cùng học sinh. Hàng ngày trong trường luôn có những giáo viên chủ nhiệm trực ban và tham gia sinh hoạt buổi tối, ăn ngủ cùng học sinh tại trường. Việc làm đó đã tạo một sự gần gũi thân thiết giữa học sinh với thầy cô giáo. Bên cạnh đó thì thầy cô chủ nhiệm đội sẽ là những
người đóng vai trò là cha mẹ, tư vấn, quan tâm, động viên những học sinh của mình, giúp các em vượt qua những khó khăn trong cuộc sống để học tập và rèn luyện tốt.
Để làm được điều đó, giáo viên chủ nhiệm đội phải thường xuyên nắm vững tình hình học sinh, những hoàn cảnh, điều kiện gia đình học sinh trong đội của mình. Từ đó, giáo viên có thể biết được những biến động trong gia đình có làm ảnh hưởng đến quá trình học tập rèn luyện của học sinh và giáo viên sẽ đưa ra những tác động kịp thời nhằm động viên khuyến khích học sinh của mình.
Sau đây là một ví dụ điển hình về hiệu quả của biện pháp mà chúng tôi đề xuất trong quá trình nghiên cứu: Em Trần Thế Anh, sinh năm 1993, quê phường Minh Xuân thị xã Tuyên Quang. Vào trường với vi phạm trộm cắp tài sản. Hoàn cảnh gia đình: bố mẹ li dị, Trần Thế Anh ở với mẹ làm nghề tự do. Em đang học lớp 8 và năm học mới sẽ lên lớp 9. Những buổi đầu vào đội em còn những rụt rè sợ sệt vì nghe mọi người truyền tai nhau rằng ở đây phải nghe lời các đại ca khác. Em được sắp xếp vào đội 8 do cô giáo Vũ Thị Quý chủ nhiệm. Nắm được hoàn cảnh của Thế Anh, cô giáo Quý đã thường xuyên động viên, gặp gỡ, nói chuyện nhằm giúp em gạt bỏ được những suy nghĩ tiêu cực khi vào trường. Qua quá trình gặp gỡ, cô Quý nắm vững hơn về nhận thức, về con người của Thế Anh. Từ đó, cô giáo đã tin tưởng và bầu Thế Anh làm đội trưởng đội 8.
Nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và động viên của cô giáo chủ nhiệm, Thế Anh đã dần xoá bỏ những mặc cảm của bản thân, những lo lắng khi vào trường và em đã ra sức phấn đấu học tập và rèn luyện. Kết quả là năm học vừa qua em đã đạt danh hiệu học sinh Tiên Tiến, được các bạn trong đội yêu mến hơn. Một niềm vui nữa đến với em đó là nhà trường xem xét quá trình học tập phấn đấu của em, đánh giá ý thức kỉ luật và tự tu dưỡng bản thân của Thế Anh nên em sẽ được nhà trường xét cho ra trường sớm hơn.
Như vậy, nhờ sự động viên, quan tâm và sự gần gũi của giáo viên chủ nhiệm đội, học sinh có thể thay đổi cách suy nghĩ, cách sống của mình để hoà nhập với môi trường mới và học tập rèn luỵên tốt hơn, có hiệu quả hơn.
Bên cạnh các giáo viên trực tiếp giảng dạy và sinh hoạt cùng học sinh thì cần phải kể đến vai trò của Phòng tư vấn nhà trường. Khi tham gia công tác tư vấn, cán bộ hoặc giáo viên tư vấn cần có thái độ thân tình, cởi mở với học sinh, lắng nghe những tâm sự, những lo lắng băn khoăn của học sinh. Cán bộ tư vấn có nhiệm vụ giữ bí mật những băn khoăn lo lắng của học sinh với những em học sinh khác. Hiệu quả của một ca tư vấn phải làm sao giúp học sinh tìm hiểu được nguyên nhân những lo lắng, xung đột của mình, các em sẽ được nghe giáo viên nói chuyện và khuyên nhủ cách giải quyết. Và cuối cùng là học sinh sẽ ra về với một tâm trạng thoải mái hơn, tích cực hơn.
Giáo viên tư vấn làm việc nghiêm túc và hiệu quả sẽ làm cho công tác giáo dục được đảm bảo, có thể giúp nhà trường ngăn chặn kịp thời những vụ xung đột giữa học sinh. Công tác tư vấn góp phần bổ trợ cho hoạt động giáo dục của nhà trường, tạo được sự an toàn và niềm tin cho học sinh. Do đó, phát triển công tác tư vấn trong TGD cũng chính là một trong những biện pháp kết hợp đúng đắn giữa lòng tin và sự tôn trọng đối với học sinh.
Một yêu cầu đặt ra đối với công tác tư vấn đó là: đội ngũ giáo viên tư vấn của các TGD đều là những giáo viên kiêm nhiệm, không có chuyên môn. Do đó, những giáo viên phụ trách công tác tư vấn cần được đào tạo một cách chính quy.
Trong biện pháp kết hợp đúng đắn giữa lòng tin và sự tôn trọng đối với học sinh thì các giáo viên cần quan tâm hơn đến đó là công tác: Tác động giáo dục cá biệt.
Về bản chất giáo dục cá biệt là việc giáo viên sử dụng biện pháp giáo dục riêng biệt dựa trên sự phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý từng học sinh.
Giáo dục cá biệt không phải là sự diễn ra nhất thời mà nó là một quá trình thống nhất tác động liên tục nhằm giúp cho từng học sinh sửa chữa được tính xấu, hình thành những tính cách tốt. Đầu tiên đó là quá trình tiếp xúc đặc biệt giữa giáo viên và học sinh cá biệt, ở đó giáo viên sẽ lắng nghe học sinh trình bày và giáo viên làm nhiệm vụ giải thích, phân tích để giúp học sinh nhận ra điểm tồn tại của mình, cao hơn nữa đó là học sinh viết bản kiểm điểm cá nhân. Cao hơn nữa là học sinh được đưa đến nhà tu dưỡng 5 ngày, ở đó học sinh sẽ ở một mình tách biệt với các đội. Mục đích của việc đưa đến nhà tu dưỡng là tách học sinh ra khỏi tập thể và những hoạt động tập thể để học sinh tự suy nghĩ. Sau 5 ngày đó học sinh sẽ gặp giáo viên và trình bày kết quả tu dưỡng của mình. Hình thức cao nhất của giáo dục cá biệt là kỉ luật trước toàn trường.
Biện pháp giáo dục cá biệt vừa mang tính chất thể hiện sự tôn trọng và tin tưởng cao nhất ở học sinh vừa thể hiện sự đòi hỏi cao của cán bộ, giáo viên và nhà trường đối với quá trình học tập, tu dưỡng của các em. Công tác giáo dục cá biệt đòi hỏi giáo viên phải là những người có uy tín, có kinh nghiệm và kiên quyết.
Học sinh vào TGD không phải tất cả đều yên tâm học tập, rèn luyện nhanh chóng tiến bộ để được ra trường. Trong số đó, một số em có ý nghĩ và thực hiện hành động trốn trường. Nhà trường đã có những biện pháp giáo dục và tác động nhằm ngăn chặn hành động trốn trường của học sinh, tuy nhiên với những em ngoan cố điều đó vẫn xảy ra. Nhưng những trường hợp trốn trường chỉ sau một vài ngày các em sẽ được đưa quay trở lại nhà trường và được tiến hành công tác giáo dục cá biệt. Hoặc có nhiều em quen với cuộc sống anh chị ở bên ngoài nên vào trường vẫn thường xuyên giở trò du côn đánh nhau trong trường cũng là những đối tượng được giáo dục cá biệt. Đó là
những đối tượng thuộc diện “Cứng đầu, cứng cổ” theo cách nói của các thầy
mình và thay đổi một cách tích cực, học tập rèn luyện chuyên tâm hơn, từ bỏ những suy nghĩ và những hành động, thói quen xấu của mình. Công tác giáo dục cá biệt được thực hiện có hiệu quả sẽ làm cho hiện tượng trốn trường giảm đáng kể, sự việc học sinh đánh nhau trong trường cũng hạn chế, tạo được tâm lý an toàn và yên tâm cho tất cả học sinh nhà trường.
Bên cạnh tác động giáo dục cá biệt thì giáo viên chủ nhiệm còn sử dụng tập thể đội của mình với tư cách là một tác động giáo dục có hiệu quả đối với nhiều học sinh và mang tính chất rộng rãi nhất. Trong các đội, học sinh được sinh hoạt với nhau hàng ngày, hàng tuần giáo viên chủ nhiệm sẽ tham gia sinh hoạt cùng đội vào chủ nhật. Trong đó, giáo viên sẽ đánh giá kết quả đạt được của tuần học tập và lao động trước, những tấm gương tiên tiến và tốt của tuần đó được giáo viên biểu dương trước tập thể đội. Trong những buổi sinh hoạt đó, giáo viên chủ nhiệm sẽ làm nhiệm vụ nhận xét khách quan và chính xác nhằm xác định những người nào đi ngược lại lợi ích của tập thể, từ đó trong tập thể đội sẽ đưa ra những biện pháp tác động nhằm giúp những bạn có nhiều hạn chế của tuần trước sẽ tiến bộ ở tuần tới. Biện pháp giáo dục tập thể còn được các giáo viên dạy văn hoá sử dụng trên lớp học và Ban giám hiệu sử dụng trong các buổi chào cờ đầu tuần của học sinh. Để những tác động của tập thể đến cá nhân học sinh có hiệu quả, giáo viên phải biết sử dụng linh hoạt tập thể của mình, tác động đúng lúc và đúng cách, tuỳ thuộc vào đối tượng mà tập thể cần tác động.
Tuy nhiên công tác giáo dục cá biệt và giáo dục tập thể không phải giáo viên nào cũng làm giống nhau. Hiệu quả của tác động giáo dục cá biệt và giáo dục tập thể phụ thuộc vào năng lực và uy tín của từng giáo viên.
Chính trong các hoạt động giáo dục đó, thầy cô giáo và cán bộ quản lý nhà trường sẽ thể hiện với các em một quan điểm giáo dục mang tính nhân đạo sâu sắc. Luôn luôn yêu thương học sinh, tin tưởng vào sự tiến bộ của học
sinh và đi kèm với sự yêu thương đó là tôn trọng những tâm tư, tình cảm của các em, tôn trọng những gì mang tính cá nhân. Nhưng điều đó không có nghĩa là buông xuôi mọi việc theo những suy nghĩ chủ quan không chính đáng của học sinh mà ngày càng yêu cầu cao hơn với sự tiến bộ của các em.
Có nhận thức sâu sắc việc phải kết hợp đúng đắn lòng tin và sự tôn trọng học sinh trong quá trình giáo dục giáo viên mới tìm tòi, phát hiện các biện pháp giáo dục phù hợp với học sinh của mình. Ngược lại, chính sự yêu thương, tôn trọng và yêu cầu ngày càng cao với học sinh ở người giáo viên đã tạo sự nhất quán trong quan điểm giáo dục của mỗi thầy cô.