Đặc điểm nhân cách đối tượng giáo dục lại

Một phần của tài liệu vận dụng quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo của a.x.makarenko trong công tác giáo dục tại trường giáo dưỡng số 2 ninh bình (Trang 42)

9. Đóng góp của đề tài

1.4.2.2 Đặc điểm nhân cách đối tượng giáo dục lại

Người chưa thành niên vi phạm pháp luật được đưa vào trường Giáo dưỡng có những đặc điểm phát triển bình thường về mặt sinh học như những trẻ em cùng tuổi nhưng ở những trẻ phạm pháp có chung những đặc điểm sau đây về nhân cách:

- Sự vi phạm pháp luật của trẻ lặp đi lặp lại nhiều lần. Trẻ trở thành nguồn gây bệnh vì những mức độ sai lầm trong nhân cách và sự ảnh hưởng đến những trẻ em bình thường khác.

- Năng lực phát triển theo chiều hướng có hại: trong lúc năng lực lao động bình thường không phát triển, thì các hoạt động phạm pháp như trộm cắp, gây rối, cướp giật... lại phát triển.

- Tính cách đạo đức vị kỉ, tôn thờ đồng tiền, sống theo kiểu cá lớn nuốt cá bé.

Câu hỏi đặt ra mà nhiều người quan tâm nghiên cứu đó là: nguyên nhân nào làm cho trẻ hư?

Trong xã hội, luôn luôn xuất hiện những hiện tượng mang tính chất nan giải khó giải quyết. Xã hội phong kiến cũ có tồn tại hiện tượng trẻ mồ côi, trẻ lang thang, cho đến xã hội tư bản chủ nghĩa đã phát triển cao hơn cũng vẫn tồn tại những hiện tượng đó, thậm chí nhiều hơn và gay gắt hơn nữa. Nguyên nhân có thể hiểu vì sự gia tăng sự giàu có của một số ít người, nó dẫn đến hiện tượng thất nghiệp, sự bần cùng hoá của công nhân và các tầng lớp nhân dân nghèo trong xã hội. Tuy nhiên, không chỉ những nước tư bản mới có trẻ em hư. Trong xã hội chủ nghĩa, bên cạnh những thành tựu đạt được có ý nghĩa về mặt xã hội thì nó vẫn còn tồn tại những nhược điểm, hạn chế của thời kì quá độ. Đó là một yếu tố khách quan của quá trình phát triển của lịch sử xã hội, giải quyết được vấn đề trên là một quá trình lâu dài và phức tạp.

Các nhà giáo dục học và tâm lý học xã hội chủ nghĩa nhìn nhận vấn đề hoàn toàn khác: tâm lý trẻ mang tính chất biến động. Như vậy, hạnh kiểm của

con người là hiện tượng có thể thay đổi và lúc đó đặt ra nhiệm vụ cho các nhà tâm lý là tìm hiểu và xác định xem sự thay đổi đó phụ thuộc vào cái gì và nó phụ thuộc như thế nào?

Điều đó cho thấy, trẻ hư không phải sinh ra đã hư, thật ra những trẻ hư cũng không khác gì những trẻ em bình thường. Vì vậy, chúng cần được giáo dục như đối với những trẻ phát triển đầy đủ về thể lực và tinh thần. Tìm hiểu nguyên nhân trẻ hư chúng ta thấy, trước hết chúng là những trẻ bình thường, có những nét di truyền bình thường. Nó có điểm khác với những trẻ khác ở chỗ: nó bị bỏ rơi về giáo dục và không được phát triển hoàn toàn về mặt tinh thần. Chính vì vậy, công tác giáo dục trẻ hư phải được tiến hành như đối với những đứa trẻ phát triển đầy đủ về mặt thể lực và tinh thần.

Theo quan điểm của các nhà giáo dục học tiến bộ thì những khuyết điểm và nhược điểm trong giáo dục gia đình và giáo dục nhà trường là nguyên nhân cơ bản gây ra hiện tượng trẻ hư.

Theo A.X.Makarenko, ông cho rằng: “Tôi đã không còn quan tâm đến

những vấn đề uốn nắn lại, không quan tâm đến cái gọi là những kẻ phạm pháp nữa, vì tôi đã thấy rằng chẳng có những “kẻ phạm pháp” đặc biệt nào cả, chỉ có những con người đang rơi vào một tình trạng hiểm nghèo. Tôi hiểu rất rõ rằng nếu khi còn nhỏ tôi rơi vào tình trạng như vậy, thì tôi cũng sẽ như các em thôi. Và bất kì một em nhỏ bình thường nào bị ném ra hè phố không ai giúp đỡ, không có xã hội, không có tập thể, không có bạn bè, không có kinh nghiệm, thần kinh kiệt quệ, không có tương lai – thì mỗi em nhỏ bình thường cũng sẽ xử sự như những em đó.” [20. Tr. 125-126]

Như vậy, có thể thấy có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật của trẻ em. Nhưng nguyên nhân cơ bản phải kể đến đó là sự quan tâm, giáo dục của gia đình. Trong công tác giáo dục lại, các nhà giáo dục đều phải xác định rõ ràng trẻ hư nghĩa là những đứa trẻ bình thường, do hoàn

cảnh mà bị gián đoạn quan hệ với người khác. Vì vậy, phải tăng cường việc thiết lập các mối quan hệ của chúng với một tập thể nhất định. Trong một tập thể tốt, những tác động giáo dục sẽ có hiệu quả hơn và giúp trẻ hư hình thành những mối quan hệ thuận lợi trong một thời gian ngắn. A.X.Makarenko đã coi điều đó có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công tác giáo dục của mình.

Như vậy, có nhiều nguyên nhân khiến trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật song thường tập trung ở một số nguyên nhân chủ yếu sau:

- Sự nghèo túng và cách sống của những gia đình đông con. Phần lớn các em học sinh TGD số 2 sống trong gia đình nghèo, đông anh chị em.

- Sự thiếu trách nhiệm và tình thương của cha mẹ đối với nhau và đối với con cái. Đa số các gia đình có con vào TGD là những gia đình chỉ tập trung lo kiếm tiền sinh sống hoặc thờ ơ với việc dạy bảo con cái.

- Quan điểm giáo dục và phương pháp giáo dục của gia đình chưa đúng cách (có thể quá khắt khe, nghiệt ngã, hoặc quá nuông chiều; dùng nhục hình; dùng tiền thay cho tác động giáo dục). Cha mẹ chưa phải là tấm gương mẫu mực trong gia đình cho con cái học tập.

- Ảnh hưởng xấu của môi trường nơi đứa trẻ học tập và lao động.

- Ảnh hưởng từ các tệ nạn xã hội của người lớn và của chính trẻ em (ma tuý, mại dâm, phim ảnh không lành mạnh....). Sự kích động lôi kéo của bọn phạm tội và người lớn. Trong số nhiều em học sinh của TGD số 2 được trò chuyện trao đổi thì có nhiều em bị ngay chính những người thân trong gia đình của mình đào tạo đi bán ma tuý lẻ. Trên đây là một số nguyên nhân chủ yếu đưa trẻ em đến con đường vi phạm pháp luật.

* Nhận thức

Sự phát triển trí tuệ của thiếu niên có biến đổi về chất. Chính lúc đó, sự cố gắng cao nhất, cùng niềm tin của trẻ được xác lập, tính cách của trẻ được hình thành. Nếu trước đây học tập được quy định bởi những mối quan hệ cơ bản của trẻ với thầy cô giáo, bởi lòng mong muốn của trẻ làm sao cho xứng

đáng với lời khen của người lớn và bạn cùng tuổi có nhiều ý nghĩa, thì đến tuổi thiếu niên quá trình tìm hiểu khám phá cuộc sống có ý nghĩa lớn lao hơn. Trẻ muốn biết nó học để làm gì; bây giờ nó có thể áp dụng kiến thức ở đâu và ngày mai nó sẽ giữ vị trí như thế nào trong tập thể?

Tuổi thiếu niên có tính hoài nghi riêng của nó. Nhận thức của các em về nhiều vấn đề còn thiếu và thấp, không đúng với những chuẩn mực đạo đức hiện nay. Các em nhận thức về khái niệm đạo đức, thật thà, trách nhiệm, tình bạn...không rõ ràng, không đầy đủ hoặc sai. ở chúng không có niềm tin đạo đức vững chắc và tình cảm đạo đức không sâu sắc. Các em không có một hệ thống động cơ đạo đức, do đó không thể chống lại những ảnh hưởng xấu và dẫn đến có thể có những hành vi phạm pháp. Mục đích sống của các em chưa được định hướng đúng đắn, các em còn có những quan niệm sai lệch về tình yêu, sống ích kỉ. Trong đó có nhiều em trơ tráo, chúng phạm pháp nhưng tin là mình làm như thế là đúng hoặc chúng có thể kể về tội ác của mình một cách lạnh lùng, thản nhiên.

* Tình cảm

Tình cảm là thái độ của con người đối với sự thoả mãn hay không thoả mãn những nhu cầu của con người. Nó chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống tâm lý của con người. Nó là động cơ thúc đẩy con người hoạt động.

Học sinh của TGD là những đối tượng gây cho gia đình những đau khổ, buồn bực cùng cực, thất vọng. Các em gần như không có cảm xúc, không mảy may rung động và chai lì trước những mất mát, đau khổ của người khác. Đây là một điểm nổi bật trong nhân cách của học sinh TGD.

Trong thời gian học tập và rèn luyện ở TGD, các em có nhớ về gia đình, nhớ về những người thân yêu, nhiều nhất là mẹ – người yêu thương, chiều chuộng và thoả mãn những yêu cầu của chúng. Đối với quan hệ bạn bè, các em có nhiều bạn. Tuy nhiên tình bạn đó nhiều khi không bền vững. Đối

với nhiều em, tình bạn không phải là sự quan tâm, giúp đỡ nhau mà chỉ là mối quan hệ đồng bọn của nhau. Nếu trong quan hệ với nhau mà xuất hiện xích mích nhỏ cũng rất nhanh các em sẽ coi nhau là kẻ thù, không đội trời chung của nhau.

Các em sống trong những gia đình bố mẹ ly dị, ly thân hoặc có hoàn cảnh éo le khác, thường khao khát tình cảm đầy đủ của cha mẹ, anh chị em, cùng sự đầm ấm hạnh phúc của gia đình. Các em thường mặc cảm, tự ti, có những biểu hiện tính tình thất thường, dễ phát sinh những tiêu cực khi gặp hoàn cảnh không thuận lợi

Tình cảm của các em mang tính bột phát, chưa ổn định. Nó bị chi phối bởi sự nhận thức của các em chưa được đầy đủ và đúng đắn.

* Hành vi

Tình hình phạm tội của trẻ vị thành niên trong những năm gần đây diễn ra rất phức tạp. Tính chất, mức độ phạm tội của đối tượng này ngày càng nghiêm trọng và có xu hướng hình thành băng nhóm để hoạt động phạm tội; hành vi phạm tội nguy hiểm không thua kém những hành vi phạm tội của người lớn. Các hành vi trộm cắp tài sản công dân, cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng là những hành vi mà trẻ vị thành niên phạm nhiều nhất.

Trẻ vị thành niên phạm pháp có tính chuyên nghiệp, thường có nhiều thủ đoạn học được từ bọn đàn anh, đàn chị trong giới giang hồ. Quan niệm sống, cách sống của chúng mang những đặc trưng của bọn lưu manh. Khi vào trường, rất tự nhiên chúng câu kết với nhau, tin nhau một cách mù quáng, xun xoe nịnh bợ bọn đàn anh có máu mặt và rất hống hách, áp đảo những kẻ yếu hơn. Do đó, có nhiều em vào trường rồi còn mang tâm trạng lo sợ bị bắt nạt, bị hành hung bởi mình vào sau hoặc mình còn non yếu....

TIỂU KẾT CHƢƠNG MỘT

Makarenko là một nhà giáo dục toàn diện cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Di sản về giáo dục của ông đã, đang và sẽ được nhiều thế hệ những nhà giáo dục trên thế giới nghiên cứu và ứng dụng vào thực tiễn.

Trong hệ thống những quan điểm giáo dục của Makarenko, quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo đã bao trùm toàn bộ hệ thống tư tưởng giáo dục của ông. Cho đến ngày nay những tư tưởng về giáo dục con người mang đậm tính nhân văn của ông vẫn luôn được các nhà giáo dục trên thế giới đi sâu nghiên cứu.

Quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo theo cách đặt vấn đề và cách thực hiện của Makarenko bao gồm có 3 nội dung cơ bản:

+ Cách đánh giá con người: là một luận điểm quan trọng trong toàn bộ

quan điểm về chủ nghĩa nhân đạo của Makarenko. Trước hết đó là cái nhìn,

cách đánh giá đúng đắn đối với con người, nhất là con người trong trường hợp phạm tội bất hạnh. Makarenko cho rằng “không có thái độ đúng đắn, khoa học đối với con người thì cũng có nghĩa là không có được điều kiện chủ quan cơ bản để thành công trong công tác giáo dục”.

+ Yêu thương con người, tin vào con người, nhìn thấy ưu điểm ở con người: được Makarenko thể hiện trong suốt cuộc đời hoạt động giáo dục của mình. Chúng không tồn tại như là một lý thuyết mà còn tồn tại ngay trong bản thân con người Makarenko, xuất phát ngay từ trong trái tim, ý thức của ông đã có. + Cách đòi hỏi con người và tôn trọng đối với con người: Theo quan niệm của ông, khi nhà giáo dục đặt ra những yêu cầu, những đòi hỏi đối với người học thì ngay trong lúc đó nhà giáo dục đã bày tỏ chân thật nhất sự tôn trọng người học.

Giáo dục lại là một quá trình giáo dục luôn đi kèm cùng với quá trình giáo dục nói chung, nó có tác dụng bổ trợ cho những tồn tại của quá trình giáo dục. Quá trình giáo dục lại được tiến hành chuyên biệt tại các TGD. Chính vì

vậy, công tác giáo dục lại có những đặc điểm riêng khác với quá trình giáo dục nói chung. Đối tượng giáo dục lại có những đặc điểm chung về nhân cách khác với những học sinh bình thường của các trường phổ thông bên ngoài.

Hệ thống những vấn đề trên chính là cơ sở phương pháp luận để vận dụng xây dựng các phương pháp và tổ chức thực hiện các biện pháp trong quá trình giáo dục học sinh TGD

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC TẠI TRƢỜNG GIÁO DƢỠNG SỐ 2

Một phần của tài liệu vận dụng quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo của a.x.makarenko trong công tác giáo dục tại trường giáo dưỡng số 2 ninh bình (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)