0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Đặc điểm về hành vi

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC VỀ CHỦ NGHĨA NHÂN ĐẠO CỦA A.X.MAKARENKO TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG SỐ 2 NINH BÌNH (Trang 63 -63 )

9. Đóng góp của đề tài

2.2.3.3. Đặc điểm về hành vi

Trong những năm gần đây, tình hình phạm tội của trẻ em vị thành niên có xu hướng ngày càng gia tăng. Trẻ vị thành niên không chỉ phạm những tội đơn giản như trộm cắp tài sản, gây rối trật tự công cộng, phá hoại tài sản Quốc gia, phá hoại tài sản công dân nữa mà còn có xu hướng gia tăng về mức độ vi phạm. Hiện nay, TGD số 2 tiếp nhận trẻ em vào trường với rất nhiều hành vi phạm pháp nghiêm trọng so với lứa tuổi thanh thiếu niên như: giết người, cướp của, hiếp dâm, buôn bán ma túy, cưỡng đoạt tài sản.... Điều đó cho thấy, ở người lớn có những vi phạm tội gì, trẻ em cũng có những tội như vậy.

Chúng tôi tiến hành thu thập số liệu từ hồ sơ giáo vụ của TGD số 2 về những hành vi phạm pháp của học sinh trước khi vào TGD và thu được bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.2: Tình trạng vi phạm pháp luật của học sinh TGD số 2 (Tổng tính đến tháng 4/ 2010 là 678 học sinh)

Hành vi Số lƣợng học sinh Tỷ lệ %

Trộm cắp tài sản 564 83,16

Cố ý gây thương tích 2 0,3

Gây rối trật tự công cộng 55 8,1

Hiếp dâm 6 0,9

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản 11 1,62

Cướp giật 6 0,9

Giết người 4 0,6

Phá hoại công trình Quốc gia 9 1,32

Cưỡng đoạt tài sản 14 2,05

Buôn bán ma tuý 6 0,9

Phá hoại tài sản công dân 1 0,15

Qua bảng số liệu thống kê chúng ta thấy: những hành vi phạm pháp của học sinh TGD số 2 có rất nhiều loại, trong đó tập trung chủ yếu vào một số loại tội phạm như sau: Hành vi Trộm cắp tài sản (chiếm tới 83,16%). Đây là mức độ thấp nhất trong các hành vi phạm phạm của học sinh nhà trường. Con số đó cho thấy hành vi phạm pháp đó mới chỉ là khởi đầu của một nhân cách suy thoái. Bên cạnh đó là hành vi Gây rối trật tự công cộng (chiếm 8,1%), hành vi cưỡng đoạt tài sản đứng vị trí thứ 3 (chiếm 2,05%). Trên đây là những hành vi phạm pháp xuất hiện ở trẻ vị thành niên mà chúng ta có thể giải thích được nguyên nhân tại sao. Tuy nhiên ở học sinh TGD số 2 còn mắc phải những hành vi mà tưởng chừng chỉ xuất hiện ở người lớn như: lừa đảo chiếm đoạt tài sản (chiếm 1,62%), hành vi cướp giật (chiếm 0,9%), hành vi giết người (chiếm 0,6%), buôn bán ma tuý (chiếm 0,9%)...

Những con số không lớn nhưng cũng đủ để chúng ta nhận thấy sự phức tạp, đa dạng trong các loại hình tội phạm xuất hiện ở lứa tuổi mà lẽ ra chỉ biết ăn

và biết học. Những vi phạm đó của học sinh cũng cho thấy sự bất lực của gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác giáo dục các em. Nó đặt ra một vấn đề cấp thiết đó là cần có sự giáo dục đặc biệt của những cơ quan chức năng.

Những ngày đầu tiên các em vào trường, các tật xấu vẫn được tái diễn như những hành vi: trộm cắp, hút thuốc, quan hệ nam nữ không lành mạnh, thậm chí còn có những hành vi đánh lộn, tìm mọi cách để trốn trường.... Đó là những hành vi rất bình thường của những em mới bước chân vào môi trường giáo dục mới.

Tuy nhiên trong thời gian sống ở trường, các em còn truyền đạt cho nhau những hành vi, những mãnh khoé, những thói quen xấu mà các em đã có được trong thời kì sống lang thang, trộm cắp, lừa đảo ở ngoài đời. Có vi phạm bị phát hiện thường các em lẩn trốn rất nhanh hoặc cãi bay cãi biến với các thầy cô giáo và những cán bộ quản lý của nhà trường. Thậm chí còn có những em ranh mãnh hơn đó là tạo hiện trường giả để trốn tội.

Với những học sinh có hành vi đánh nhau, gây rối trật tự công cộng có bản chất rất hung tợn liều lĩnh, những lúc bình thường thì rất sợ đau nhưng khi đã vào cuộc ẩu đả thì rất kiêu hùng, tỏ ra dũng cảm xông pha. Thậm chí có nhiều em biết tạo ra những loại vũ khí rất hiểm hóc từ những dụng cụ, đồ dùng cá nhân bình thường. Đối với những học sinh có “máu anh hùng” như trên các em thường dùng những biện pháp bạo lực để giải quyết những mâu thuẫn nhỏ trong cuộc sống và trong sinh hoạt.

Về việc nói dối của trẻ vị thành niên phạm pháp cũng rất ranh mãnh, khôn khéo. Để gia đình và những người xung quanh không ngờ được hành vi của chúng thì chúng khôn khéo tạo ra điệu bộ, nói năng chuẩn mực, còn khi bị phát hiện thì tỏ ra ân hận hối cải. Khi viết thư về gia đình thì chúng kể lể kho khăn để gia đình thương hại, chúng còn tỏ ra là người đã có sự tiến bộ. Trước mặt giáo viên chúng lấy lòng rất tinh tế, tỏ ra lễ phép, tiến bộ để mong được giao những công việc nhẹ nhàng hơn.

Những học sinh TGD số 2 là những học sinh có “trình độ phạm pháp” được gọi là “chuyên nghiệp”. Với nhiều loại hành vi phạm pháp thì học sinh cũng có nhiều thủ đoạn lừa đảo chuyên nghiệp đã được học từ cuộc sống phạm tội bên ngoài. Đến khi vào trường, các em còn tiếp tục đem những thủ đoạn đó ra dùng với các bạn cùng trường, thậm chí còn sử dụng với những giáo viên, cán bộ công tác trong trường.

Có một cách phân loại mà những học sinh trong TGD số 2 tự đặt ra cho mình đó là: chúng cho những học sinh ngỗ ngược là dũng cảm, bao che cho nhau là trung thành, đối với những học sinh chịu khó rèn luyện thì cho là nhát gan và thường chế giễu những em học sinh có thái độ tích cực trong học tập, rèn luyện và tu dưỡng.

Từ thực tế đó các nhà giáo dục ở TGD số 2 đã tiến hành phát hiện, cô lập làm phân hoá hoặc thủ tiêu những ảnh hưởng tiêu cực từ phía những đối tượng nguy hiểm đối với học sinh toàn trường. Đây là một biện pháp rất quan trọng trong quá tình xây dựng tập thể đội, tập thể học sinh toàn trường nhằm hạn chế sự lây lan những hành vi, những thủ đoạn phạm pháp của học sinh với nhau.

Để tìm hiểu đặc điểm hoàn cảnh gia đình học sinh có ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển nhân cách của các em, chúng tôi tiến hành tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh TGD số 2.

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC VỀ CHỦ NGHĨA NHÂN ĐẠO CỦA A.X.MAKARENKO TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG SỐ 2 NINH BÌNH (Trang 63 -63 )

×