Hoạt động bổ trợ giáo dục

Một phần của tài liệu vận dụng quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo của a.x.makarenko trong công tác giáo dục tại trường giáo dưỡng số 2 ninh bình (Trang 76)

9. Đóng góp của đề tài

2.3.3 Hoạt động bổ trợ giáo dục

Hoạt động bổ trợ giáo dục đó là những hoạt động văn hoá, văn nghệ, thế dục thể thao, các hội thi năng khiếu, thi tìm hiểu....

Trẻ em phạm pháp vẫn là những đối tượng cần được giáo dục một cách toàn diện, cần được quan tâm về mọi mặt của đời sống tinh thần. Chính vì vậy, TGD số 2 luôn luôn đề cao công tác xây dựng các hoạt động bổ trợ giáo dục phù hợp. Mục đích của hoạt động bổ trợ vừa nhằm tạo những điều kiện tốt để phát huy tối đa hiệu quả của các hoạt động giáo dục khác, mặt khác vừa có tác dụng làm giải quyết những vấn đề về đời sống tinh thần của học sinh, đồng thời phát hiện những năng khiếu bên trong của các em.

Không chỉ quan tâm đến công tác dạy văn hoá, dạy nghề, TGD số 2 còn đặc biệt quan tâm đến đời sống tinh thần của các em học sinh. Cụ thể, trong phòng của mỗi đội đều được bố trí một chiếc Tivi, mục đích để học sinh kịp thời nắm bắt những thông tin ngoài đời sống, thoải mái về tinh thần. Đồng thời, mỗi tháng học sinh đều được viết thư, điện thoại và được gặp gỡ người thân. Thậm chí, với những em có kết quả học tập và rèn luyện tốt còn được

nhà trường tổ chức cho đi thăm quan như một hình thức khen thưởng đặc biệt, hoặc cho về thăm gia đình... Đó cũng là những cố gắng của các thầy cô giáo, các cán bộ quản lý nhà trường trong quá trình tạo dựng môi trường thuận lợi cho việc học tập và rèn luyện của học sinh.

Để tổ chức tốt các hoạt động bổ trợ, những cán bộ quản lý kết hợp với giáo viên phát động phong trào thi đua trong toàn trường, giữa các đội với nhau. Văn phòng Đoàn, Đội thường xuyên tổ chức các hội thi thể dục thể thao chào mừng các ngày lễ lớn như 26/3; 30/4 – 1/5; 20/11... Bên cạnh đó, nhà trường còn tổ chức các hội thi tìm hiểu, thi năng khiếu, trong đó có rất nhiều những sản phẩm của các hội thi năng khiếu được nhà trường trưng bày ở khu vực trang trọng nhất trong phòng Truyền thống.

Kinh phí để nhà trường tổ chức các hoạt động bổ trợ như trên thường là kết quả lao động của học sinh, một phần là do cán bộ giáo viên nhà trường đi xin tài trợ. Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động cho học sinh bị hạn chế bởi lý do kinh tế.

Một phần của tài liệu vận dụng quan điểm giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo của a.x.makarenko trong công tác giáo dục tại trường giáo dưỡng số 2 ninh bình (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)