Câu chuyện của Olivo

Một phần của tài liệu 9 yếu tố cốt lõi thành công 80 20 trong công việc (Trang 44)

Olivo Boscariol là một người Pháp sinh tại Ý. Anh sống ở Paris và làm nghề phục chế ảnh. Khi cậu con trai đầu lòng ra đời, vợ chồng anh cần một ngôi nhà lớn hơn nên họ quyết định chuyển đến Provins, một thị trấn nhỏ cổ xưa. Dù họ rất thích cuộc sống tại đây nhưng cũng có một điều bất tiện: không ai có nhu cầu phục chế ảnh cả.

Olivo liền tìm một công việc khác và cuối cùng anh kiếm được một chân gác đêm tại viện bảo tàng của địa phương. Những đêm không ngủ tại đây, anh dần bị cuốn hút vào những viên gạch lát sàn từ thời Trung cổ của viện bảo tàng. Anh không biết gì về gốm sứ cả, nhưng sau ba lần tìm cách xin phép chính quyền địa phương, cùng với sự hỗ trợ của công ty Saint Gobain, một công ty kinh doanh đa hàng hóa, anh đã lập nên một cơ sở sản xuất thủ công những viên gạch lát sàn sao chép mẫu mã của những viên gạch thời Trung cổ. Tuy nhiên, lệnh cho phép của chính quyền nói rõ rằng anh chỉ được thuê các nhân công, cũng như anh, trên mức thấp nhất của trợ cấp thất nghiệp.

Đó là năm 1992. Hiện nay, doanh nghiệp của Olivo đã xuất khẩu gạch sang Mỹ và Anh, cũng như có những hợp đồng lớn cho các tòa cao ốc ở khắp nơi trên nước Pháp.

Dù việc kinh doanh rất thành công và gặt hái được nhiều lợi nhuận nhưng đó vẫn không phải là mối quan tâm chính của Olivo. “Tôi yêu thích chính bản thân những viên gạch”, anh nói, “và tôi biết doanh nghiệp của tôi chỉ phản ánh những việc mà tôi có thể làm tốt nhất. Điều tôi hài lòng nhất ngày nay là tôi có thể giúp những người thất nghiệp và gia đình họ kiếm được công ăn việc làm. Tôi tìm kiếm những người mà mọi người khác cho là những kẻ thất

nghiệp rỗi hơi, nhưng tôi biết họ có thể trở nên thích thú với các viên gạch. Nếu họ thích những viên gạch, tôi biết họ có thể làm tốt công việc”.

Olivo rất nhiệt tình giúp đỡ những người thất nghiệp tuyệt vọng. “Hơn 9 năm qua”, ông bảo tôi, “doanh nghiệp của tôi đã cứu được 50 người như thế”. “Cứu” là một từ hơi nặng, nhưng thật sự đúng như thế. Ông nói: “Thường thì họ làm việc với tôi khoảng hai hay ba năm, học hỏi kinh nghiệm rồi ra đi. Nhiều người trong số họ bắt đầu những doanh nghiệp nhỏ của riêng mình. Tôi luôn cầu mong họ sẽ làm những việc mà tôi đang làm, sử dụng những người đang “mất hết hy vọng” vào những công việc mà họ ưa thích và sản phẩm của họ cũng đem đến niềm vui cho nhiều người khác”.

Có lẽ vì sự sắp xếp Trung cổ này, Olivo đã khiến tôi nhớ lại những người sáng lập ra trật tự nhà nước cổ đại. Họ cũng tập trung vào 20% đỉnh năng lực của mình, theo đuổi niềm đam mê và cứu lấy những người khác. Ngày nay, chúng ta xếp họ vào loại những doanh nhân phi lợi nhuận. Việc xếp loại như thế nào không quan trọng. Điều quan trọng là những người như Olivo, Benedict, Francis và Dominic đã tạo ra những cái mới và giá trị, phản ánh tầm nhìn và bản chất cá nhân của chính họ.

Một phần của tài liệu 9 yếu tố cốt lõi thành công 80 20 trong công việc (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)