Làm cách nào sử dụng những công ty khác?

Một phần của tài liệu 9 yếu tố cốt lõi thành công 80 20 trong công việc (Trang 162)

PA.

Bài học thực tế: Hãy bắt tay với các tập đoàn lớn hơn, nơi mà bạn có thể sử dụng chính sức mạnh của họ để chống lại họ. Nhìn chung, các doanh nghiệp trẻ luôn thu được nhiều lợi nhuận hơn từ việc hợp tác này và có thể “còn hơn thế nữa”. Chính vì vậy, các tập đoàn lớn nên cố gắng đàm phán một số điều khoản công bằng trong việc phân chia cổ phần đối với các doanh nghiệp nhỏ này. Nhưng là một con người 80/20, bạn nên biết cách từ chối các thỏa thuận bất lợi này, cố giữ cho giao dịch chỉ dựa trên sự phân chia doanh thu và lợi nhuận để dễ bề chấm dứt hợp đồng về sau.

Liên minh rất hữu ích nhưng không phải là mãi mãi. Vì thế, chúng ta chỉ nên “đính hôn” chứ đừng bao giờ “kết

hôn”.

Làm cách nào sử dụng những công tykhác? khác?

1. Xác định những thành phần thiếu sót trong những thị trường bị bỏ quên.

Trong quá trình tìm hiểu để chọn ra một hướng kinh doanh khả thi dựa trên sự hiểu biết về các công ty lớn hơn, bạn nên cố gắng nghĩ tới những thành phần thiếu sót mà các công ty đó đã bỏ quên. Các công ty “trưởng thành” 9/10 thường gặp phải những bài toán hóc búa như: họ có nhiều hàng hóa, cơ sở sản xuất, có khả năng xâm nhập thị trường, nhưng lại thiếu tư duy để giải quyết hết mọi vấn đề cùng lúc. Nếu bạn có thể tìm thấy những mảnh nhỏ bị bỏ quên trong trò chơi ráp hình này, xem như bạn đã sẵn sàng cho một cuộc phiêu lưu mới rồi đó.

Theo các nhà phân tích kinh tế, “thị trường bỏ quên” chính là những cơ hội có khi rất thực tế và dễ nhận thấy,

nhưng chưa ai có sáng kiến thực hiện một việc gì đó táo bạo nhằm điền vào những chỗ trống ấy. Và chỉ có con người mới làm được điều này.

Con người có vốn kiến thức riêng, những kiến thức hoàn toàn có thể là cơ sở cho một ý tưởng mới ra đời. Tuy nhiên vốn kiến thức này không được tận dụng vì con người thường không đủ sáng suốt để nghĩ ra một ý tưởng kinh doanh trong một hoàn cảnh nhất định. Như F.A Hayek – nhà kinh tế học người Úc đã giải thích vào năm 1945, do kiến thức cá nhân không được khai thác đầy đủ, nên nền kinh tế đã không phát triển nhanh như nó có thể:

“Điểm mấu chốt trong một trật tự kinh tế hợp lý là những kiến thức hữu dụng trong từng hoàn cảnh mà ta phải sử dụng không bao giờ tồn tại tập trung với nhau. Trái lại, chúng được mỗi người sở hữu một cách riêng lẻ, phân tán, đôi khi đó lại là những kiến thức kém toàn vẹn và mâu thuẫn lẫn nhau. Vấn đề kinh tế cấp bách của xã hội hiện nay là làm sao đảm bảo cho các nguồn lực hữu dụng nhất đã có có thể đến được với từng thành viên trong xã hội nhằm tận dụng được toàn bộ kiến thức xã hội chứ không phải chỉ của cá nhân mỗi người.”

Việc có nên kết hợp hiểu biết của mình vào nguồn tài nguyên kinh doanh đã có của tập đoàn mà bạn sáp nhập vào hay không hoàn toàn tùy thuộc ở bạn.

Như trường hợp của Plymouth Gin, các đồng sự của tôi đã biết cách cứu sống một thương hiệu đang “hấp hối”. Những nhà quản trị của Allied Domecq dù có những kỹ năng này hay không, họ cũng đã không muốn sử dụng chúng. Đây chính là một thành phần bị bỏ sót, những người đồng sự của tôi đã phát hiện ra yếu tố này và giờ đây nó không còn bị bỏ quên nữa.

Cũng như khách sạn thứ 2 và thứ 3 mà Zoffany mua lại thuộc hệ thống khách sạn danh tiếng – Trust House Forte. Họ bán chúng cho Zoffany với giá rất rẻ vì nó không còn khả năng sinh lợi nhiều nữa. Trust House Forte hoạt động xung quanh khu bảo tồn trong một thị trấn nhỏ, ít du khách, nhu cầu trong thị trấn lại không đủ cho hai khách sạn này

hoạt động. Thành phần bị bỏ quên ở đây đơn giản chính là những doanh nhân địa phương. Zoffany đã huấn luyện các nhà quản trị của họ cách tìm kiếm nguồn khách hàng tiềm năng này. Ước lượng trên doanh thu và số vốn đạt được, khách sạn này là hai trong số những khách sạn có lợi nhuận cao nhất ở Anh.

Thiết nghĩ, việc đưa ra một giải pháp sẵn có cho những tập đoàn đang hoạt động chắc chắn sẽ hấp dẫn hơn nhiều so với việc bạn phải bắt đầu một cái gì đó chưa định hình. Bạn không cần phải phát minh ra một công thức mới, đơn giản hơn, bạn chỉ cần mượn nó – các tài nguyên sẵn có trong những công ty khác. Nó giống như một gói súp nhỏ, thay vì thêm nước, bạn chỉ cần thêm ý tưởng hay một ít kỹ năng thiếu sót nào đó là có thể dùng được.

Hãy thử làm một bài tập sau: Viết tên tất cả các tổ chức lớn mà bạn biết vào bên trái một tờ giấy. Chính giữa, xác định những điểm mà họ thiếu sót - đó là các hoạt động kinh doanh họ có thể làm nhưng đã không làm hoặc có làm nhưng chưa hiệu quả. Nếu yếu tố đó là một trong những gì bạn đang có hoặc có thể tìm được bằng cách hợp tác với ai khác, khi đó bạn hoàn toàn có thể bắt đầu một dự án kinh doanh mới.

Khi đã có danh sách các công ty như vậy, hãy tiếp cận xem nó có thể cung cấp những gì bạn cần không. Nếu có, bạn có thể thuê họ (với mức giá cố định hoặc chia doanh thu), mua lại hoặc “bắt tay” cùng kinh doanh với công ty đó. Tóm lại, sự lựa chọn các hình thức này tùy thuộc vào những gì bạn mong muốn. Thuê sẽ tốt hơn mua hẳn vì nó ít rủi ro và tiết kiệm vốn cho bạn hơn, và việc mua lại sẽ tốt hơn hợp tác nếu bạn không muốn phải “hy sinh” một phần lợi nhuận sau này của mình cho nó.

Để lựa chọn cách tiếp cận một công ty khác, hãy nghĩ xem bạn có thể “giúp đỡ” nó như thế nào và phần lợi nhuận mà bạn kiếm được trong tổng lợi nhuận của nó sẽ là bao nhiêu. Bạn không cần cố nghĩ xem ai sẽ thu được lợi nhuận nhiều hơn từ việc hợp tác này. Bạn luôn luôn có những sự chọn lựa khác.

Một phần của tài liệu 9 yếu tố cốt lõi thành công 80 20 trong công việc (Trang 162)