Vốn ngày nay ít gây trở ngại cho những con người 80/20 hơn

Một phần của tài liệu 9 yếu tố cốt lõi thành công 80 20 trong công việc (Trang 172)

những con người 80/20 hơn

Mặc dù ngày nay các nhà tài phiệt đôi khi cũng mù quáng như các công tước Anjou, Medina-Sedonia, các bá tước vùng Medina-Celi trước đây cũng như các nhà tư vấn tài chính đa phần xuất thân từ tầng lớp vương tôn quý tộc, nhưng thực tế tôi phải nói rằng vẫn còn đó những tin tức tốt lành cho những con người 80/20.

Việc tìm nguồn vốn hiện nay đã dễ dàng hơn trước kia rất nhiều bởi sự phân chia lại nguồn vốn cho những cá nhân sáng tạo. Hơn nữa, ngày nay, người ta cần ít vốn hơn để có thể bắt đầu một dự án kinh doanh hứa hẹn nhiều tiềm năng lợi nhuận to lớn.

Dưới thời Đế chế La Mã, cơ cấu kinh tế không được tổ chức hướng tới đầu tư vào khoa học kỹ thuật. Cũng như tất cả các xã hội tiền hiện đại khác, nền kinh tế của Đế chế La Mã chủ yếu tập trung vào quân đội, chính trị, tập trung đẩy mạnh nông nghiệp, và trong thời kỳ sắp sụp đổ lại quay sang tập trung vào tôn giáo tín ngưỡng.

Lịch sử nhân loại cho thấy khi được đầu tư vào những dự án kinh doanh triển vọng thì với 20% vốn ban đầu bạn có thể tạo ra hơn 80% lợi nhuận. Tuy nhiên, hiện nay, mức độ tập trung vào các dự án kinh doanh nhỏ lại cao hơn bao giờ hết và mức tăng trưởng của thế giới cũng vậy.

Sự tăng trưởng sản xuất ngày càng trở nên ít phụ thuộc vào vốn hơn. Trong nhiều thập kỷ qua, sự phát triển kinh tế phải được đầu tư đúng mức, sự đầu tư đúng mức lại đòi hỏi phải có nhiều vốn. Giữa thế kỉ XIX, Karx Marx phát minh ra chủ nghĩa tư bản – một nền kinh tế chủ yếu tập trung xung quanh vốn.

Trong những năm 1850-1970, sự phát triển trở nên khó khăn hơn cho những doanh nghiệp nhỏ. Đây là thời của các công ty liên doanh, các tổ chức bề thế. Nguồn vốn ngày càng khan hiếm và quy tụ về tay các tập đoàn lớn mạnh.

Nguồn cung cấp ngân sách trong các tập đoàn kinh doanh vượt ra khỏi phạm vi cá nhân và gia đình. Trong khi

phần lớn các doanh nghiệp vào thế kỉ XIX chỉ ở cỡ vừa, cỡ quốc gia và công ty gia đình, thì sang thế kỉ XX, hoạt động kinh doanh được mở rộng trên nhiều quốc gia và có sự liên minh tài chính. Các tập đoàn này được điều hành bởi một số nhà quản trị - những người không phải chủ sở hữu tài sản. Vai trò của thương gia ít quan trọng hơn nhà quản trị, vai trò của cá nhân ít quan trọng hơn tập thể.

Nhiều nhà quan sát sắc sảo cho rằng tầng lớp thương nhân đã hết thời. Nhà kinh tế học vĩ đại Joseph Schumpeter, năm 1942 đã viết một đoạn kết buồn cho tầng lớp thương nhân.

“Chức năng xã hội (của các doanh nghiệp nhỏ) đang mất dần tầm quan trọng và có khuynh hướng ngày càng giảm thêm … Bản thân sự đổi mới đang đi vào lối mòn. Khoa học kỹ thuật phát triển tạo ra đội ngũ chuyên gia có khả năng kiểm soát được mọi vấn đề. Yếu tố “cảm tính” trong thương mại đang dần mất đi và thay vào đó là tính khoa học và sự chủ động. Thói quan liêu bao cấp không chỉ “xóa xổ” các công ty nhỏ và vừa, mà còn làm điêu đứng tầng lớp thương nhân… Giai cấp tư sản không chỉ mất đi nguồn thu nhập mà còn mất cả một điều vô cùng quan trọng khác - vị trí trong xã hội”.

Sức mạnh của nguyên lý 80/20 phát triển cho thấy vốn ngày càng tách khỏi mối quan hệ với các tập đoàn to lớn của nó trước đây.

Một phần của tài liệu 9 yếu tố cốt lõi thành công 80 20 trong công việc (Trang 172)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)