Không nhất thiết phải thành lập một công ty mới thì mới tạo ra được những giá trị khổng lồ thông qua những ý tưởng mới. Những con người 80/20 thường có thể tạo ra giá trị trong chính tổ chức của họ. Một điển hình mà tôi nhớ nhất là vào năm 1986, khi Fritz Landmann bắt đầu một tạp chí mới, Federal Computer Week, khi đang làm việc cho công ty International Data Group. Tờ tạp chí được phát
hành trong vòng hai tháng, có lẽ là một kỳ công chỉ vì Fritz có được hai tài nguyên quan trọng: tiền và sự tự quản.
Bạn có thể nghĩ ra một cuộc phiêu lưu mới mà bạn có thể tự khởi đầu trong phạm vi công ty của bạn không? Đừng lo là họ sẽ không cho phép. Thay vì thế, hãy nghĩ ra ý tưởng, phát triển kế hoạch – tôi sẽ hướng dẫn bạn nên làm thế nào
– và khi đó hãy hỏi họ. Nếu họ thật sự từ chối thì hãy đem ý tưởng của bạn qua một công ty cạnh tranh khác hoặc hãy tự mình bắt đầu.
Rachel: Điển hình của một nhà quảnlý 80/20 lý 80/20
Rachel có những “gen kinh doanh” nào? Cũng như với Zoffany, bà không có một yếu tố cá nhân nào đơn nhất cả, nhưng bà có một sự kết hợp như sau:
_ Am hiểu về các thị trường mục tiêu và những nhãn hiệu có thể trở nên đồng nghĩa với các thị trường này. _Những thiết kế từ các quốc gia đáng chú ý, kể cả Bangladesh, Morocco và Estonia, sử dụng một mạng lưới những người làm việc tự do, thường là từ các trường dạy thiết kế, nhằm thiết kế những kiểu mẫu quần áo đặc biệt cho Rachel.
_Nắm vững kỹ thuật bán hàng ở các gian hàng, tạo nên một mức lợi nhuận biên sai rất cao tính trên từng mét vuông đất thuê.
_Luôn luôn tập trung vào lợi nhuận trên doanh thu và lợi nhuận trên vốn, lưu ý đến từng hoạt động tiểu tiết. _Cách tiếp cận thương mại, quản lý công việc kinh doanh theo ước tính thực tế của giá bán, và vì thế đòi hỏi chi phí sản phẩm phải thấp thì mới có thể phát sinh mức lợi nhuận thực tế cao. Rachel giải thích: “Vì tất cả những đối thủ cạnh tranh của tôi đều nghĩ rằng họ sẽ bán sản phẩm với giá toàn phần nên những khi buộc phải giảm giá hay khuyến mãi, mức lợi nhuận của họ bị ảnh hưởng nặng nề. Chúng tôi thì ngược lại, ngay từ đầu chúng tôi đặt tư tưởng là có thể mình sẽ thất bại và tôi giả sử mình chỉ bán được 40% số quần áo với giá toàn phần mà thôi. Trong số còn lại, tôi giả sử 60% sẽ được bán giảm giá 40%, 33% quần áo
được bán với “giá mão”, còn 7% sẽ không bán được. Thường thì chúng tôi có thể làm tốt hơn thế. Nhưng một tư tưởng như thế có nghĩa là chúng tôi buộc phải tìm cách giảm chi phí sản xuất để có thể duy trì lợi nhuận”. Rachel là một mẫu người luôn luôn tìm cách tiến lên. Mỗi mùa đều đem đến những kiểu mẫu mới, những chủ đề mới,
màu sắc mới từ những nhà thiết kế mới. Mỗi năm đều có một
cuộc chinh phục mới nhằm gia tăng doanh thu bán hàng và giảm bớt chi phí sản xuất.
“Tôi không nói là phải giảm chi phí sản xuất bằng mọi giá”, bà mỉm cười. “Có những giới hạn nhất định. Chính chi phí hàng hóa mới cần phải giảm xuống. Mỗi năm tôi đều bảo các
nhà thiết kế của tôi là giá thành mỗi loại quần áo phải như thế
nào đó sao cho luôn luôn thấp hơn năm trước. Bản thân nhà
thiết kế cũng tham gia vào việc giảm giá, họ không chỉ là những nghệ sĩ chỉ biết vẽ mây trên trời. Chúng tôi lựa chọn vật liệu và tất cả những thứ khác mà bạn không thể tưởng tượng được. Bạn biết đấy, khách hàng luôn muốn có được nhiều hơn và bỏ ra ít hơn. Chúng tôi đã và đang làm điều đó
từ nhiều năm nay rồi”.
5
Tìm kiếm những nguồn lợi nhuậnquan trọng