Mối liên hệ giữa đầu tư và tăng trưởng vốn bị phá vỡ

Một phần của tài liệu 9 yếu tố cốt lõi thành công 80 20 trong công việc (Trang 173)

trưởng vốn bị phá vỡ

Một số người có vốn kết hợp cùng những con người 80/20 đã tạo ra lợi nhuận kinh tế cao hơn mức trung bình mà các công ty liên doanh đạt được. Một số nhà tư bản bắt đầu tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các dự án kinh doanh nhỏ nhưng siêu lợi nhuận. Từ sau năm 1970, thực trạng này càng trở nên “nóng bỏng” hơn. Mặc dù chỉ một phần nhỏ vốn thuộc sở hữu tư nhân, nhưng chính nguồn vốn này đã tạo ra nhiều lợi ích kinh tế to lớn.

mật thiết với các yếu tố vật chất. Nhiều công ty mới được xây dựng kề bên nguồn cung cấp nguyên vật liệu hay nguồn cung cấp năng lượng. Mãi đến 30 năm trở lại đây, người ta mới nhận ra sự tăng trưởng kinh tế đòi hỏi sự tăng trưởng tương ứng trong hàng hóa và sau đó là vốn. Sau những năm 1970, với vai trò của một nhà tư vấn quản trị trẻ, tôi rút lại suy nghĩ về sự can thiệp của xuất nhập khẩu trong giá trị và tỷ trọng của nền kinh tế.

Bước tiến của nguyên lý 80/20 đã để lại ảnh hưởng đằng sau. Ngày nay, không ai còn quan tâm đến tầm quan trọng của thương mại. Alan Greenspan, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, ước tính tỷ trọng GDP của Mỹ hiện nay xấp xỉ năm 1900 nhưng giá trị của nó đã tăng lên gấp 20 lần.

Cơ sở vật chất và công nghiệp nặng là những ngành đòi hỏi đầu tư nhiều vốn. Công nghiệp nhẹ và dịch vụ thì ít hơn hoặc gần như không cần. Với mỗi đôla bán được, so với 25 năm trước, vốn bỏ ra ít hơn 20% và kết quả là tổng số vốn cần thiết giảm gần 350 tỷ đôla.

Nguyên lý 80/20 đã phá vỡ ràng buộc giữa vốn đầu tư và sức tăng trưởng kinh tế. Giữa năm 1994-2000, hoạt động sản xuất ở Hoa Kỳ tăng 2,8% mỗi năm, nhiều hơn trước đây. Trong đó, lĩnh vực công nghệ thông tin, vốn là một ngành không đòi hỏi đầu tư nhiều vốn, đóng góp hơn phân nửa vào sự tăng trưởng kinh tế đó. Trữ lượng ngân sách cho công nghệ thông tin chiếm ít hơn 1% trong tổng ngân sách Hoa Kỳ. Con số này biểu hiện mối quan hệ 50/1, là con số cực kỳ lý tưởng cho nguyên lý 80/20.

Vốn không phải là nguyên nhân chính dẫn đến sự phát triển kinh tế ngày nay mà đó là công nghệ, ý tưởng và những con người 80/20. Khoa học công nghệ đã tự giải phóng bản thân nó khỏi sự lệ thuộc vào vốn. Nhà kinh tế học Lester Thurow thừa nhận: “Nếu không có thử thách, Bessemer có thể đã không tạo ra được sắt thép”. Con người 80/20 không còn cần những công cụ đắt tiền nữa.

Khái niệm “thương mại” giữa vốn và doanh nghiệp nhỏ cũng thay đổi ít nhiều tùy theo mỗi người. Một số người vẫn còn đánh giá cao tầm quan trọng của vốn, trong khi sức

mạnh thực sự nằm ở ý tưởng và cá nhân sáng tạo. Ngày nay, để phát sinh ra của cải, vốn không còn là yếu tố then chốt nữa. Thay vào đó là sự kết hợp giữa sức mạnh ý tưởng, khả năng sáng tạo của con người và một lượng vốn vừa đủ. Để thành công, vốn không chưa đủ, cái mà ta cần là “vốn cộng”: vốn + ý tưởng, vốn + con người 80/20.

Một phần của tài liệu 9 yếu tố cốt lõi thành công 80 20 trong công việc (Trang 173)