phải những tập đoàn lớn
Trong thế kỷ XX, nguyên lý 80/20 chủ yếu được sử dụng bởi những tập đoàn lớn để củng cố vị trí độc tôn của họ trong những thị trường được lựa chọn. Trong bất cứ một thị trường nào, luôn luôn có chưa tới 20% tổng số công ty chiếm đến 80% giá trị thị trường. Về cơ bản, mỗi thị trường toàn cầu có khoảng 2 hoặc 3 nhà sản xuất chiếm ưu thế tại Mỹ, và 1 hoặc 2 từ các nước khác. Ví dụ, thị trường xe hơi chủ đạo tập trung vào Ford, General Motors và Chrysler, với Toyota là một đối thủ nước ngoài chính. Người ta thường nghĩ rằng nguyên lý 80/ 20 sẽ thiên về sự tập trung và kích thước tập đoàn.
Tôi cũng không tránh khỏi giả định này. Khi tôi xuất bản cuốn Nguyên lý 80/20 vào năm 1997, cuốn sách áp dụng nguyên lý 80/20 cho công việc và cho con người, nhưng không phải cho con người trong công việc. Phần áp dụng nguyên lý 80/20 trong công việc nói về các nhà quản trị áp dụng nguyên tắc này cho lợi ích của tập đoàn hay công ty họ. Phần áp dụng nguyên lý 80/20 cho con người nhằm khuyến khích chất lượng cuộc sống và hiệu quả cá nhân chứ không phải nhằm phát triển một doanh nghiệp với cá nhân là trung tâm.
Với cuốn Con người 80/20, chúng ta bước sang một thế giới khác. Ở đây, một người có thể xoay chuyển một thị trường hiện hữu bằng cách tập trung vào một phần nhỏ trong đó – phần đem lại lợi nhuận nhiều nhất. Thay vì một công ty độc quyền thị trường, chúng ta tìm kiếm 20% hữu lợi nhất có khả năng phát sinh 80% lợi nhuận. Chúng ta có thể tìm thấy 20% (hoặc 5% hay chỉ 1%) số khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên, khu vực địa lý, sản phẩm và hoạt
động… đem lại lợi nhuận cao nhất. Ví dụ: Nếu toàn bộ lợi nhuận của bạn phát sinh từ việc đóng nhãn sản phẩm thì tại sao phải quan tâm đến việc sản xuất, phân phối hay tiếp thị làm gì?
Điều gì xảy ra trong thế giới mới này? Các thị trường cất cánh. Những gì trước kia chỉ là một thị trường nay có thể trở thành hàng chục hoặc hàng trăm, theo đúng nghĩa đen. Tuy nhiên, đa số lợi nhuận được tạo ra chỉ ở một số, hoặc có thể chỉ một hay hai, thị trường này.
Intel và Microsoft có thể kiếm được lợi nhuận ở nhiều thị trường, nhưng họ lại tập trung vào việc sản xuất chip và phát triển phần mềm, chừa lại tất cả những công việc nặng nhọc khác – đại đa số khổng lồ của hoạt động vật lý và đầu tư trong thị trường máy tính – cho các công ty khác.
Vì những tay chơi mới không cần tham gia mọi sản phẩm hay mọi hoạt động nên họ có thể lựa chọn những sân chơi tốt nhất cho mình. Một thiểu số hoạt động nhỏ có thể đem lại đa số lợi nhuận. Và như vậy nguyên lý 80/20 không hề ủng hộ những nhà độc tài cũ quy mô lớn hay những tập đoàn già cỗi mà ngược lại, nó nghiêng về những cá nhân bắt đầu các doanh nghiệp mới.
Tất cả những sự đầu tư nhỏ bé này có giá trị như thế nào, khi một cá nhân khôn ngoan có thể áp dụng nguyên lý 80/ 20 cùng một số vốn rất nhỏ để nắm bắt những điểm nóng trong một thị trường? Đầu tư trở thành một cái bẫy. Một công ty lớn và cơ cấu của nó trở thành nghĩa vụ chứ không phải tài sản. Nguyên lý 80/20 mở cửa với tất cả các thế giới mới, đặc biệt và ưu tiên cho những công ty nhỏ, những công ty mới, và trên hết là cho các cá nhân.
Bản chất của nguyên lý 80/20 là nó bao quát toàn bộ khán đài – ở mức trung bình – và tìm ra những chỗ ngồi tốt nhất trong khán đài đó. Nó tìm kiếm những mảnh vụn nhỏ nhất có thể nhưng lại mang giá trị lớn nhất có thể. Trong kinh doanh, mảnh vụn nhỏ nhất của sự sáng tạo giá trị trở thành những cá nhân giàu trí tưởng tượng – và giá trị lớn nhất có thể có được nhờ cá nhân đó, thường là thông qua công ty hay tập đoàn mà người đó sở hữu.