Câu chuyện của Paul

Một phần của tài liệu 9 yếu tố cốt lõi thành công 80 20 trong công việc (Trang 143)

Một người chưa từng phải lo lắng về việc giao dịch với các nhà tài phiệt cho vay, đó chính là Paul Judge. Paul là bạn học chung trường Wharton với tôi, tưởng như ông đã theo đuổi một sự nghiệp cổ truyền: lập kế hoạch chiến lược cho công ty Cadbury Schweppes. Năm 1986, Cadbury quyết định bán chi nhánh Foods, chuyên kinh doanh trà Typhoo và mứt Hartley. Paul đã thuyết phục chủ tịch hội đồng quản trị Dominic Cadbury cho phép ông đấu thầu Foods cùng với ban quản trị của nó. Cuộc bỏ thầu này khác thường ở chỗ Paul cùng các giám đốc khác phải xoay xở gom tiền cho công việc kinh doanh của mình mà không cần đến bất kỳ nguồn vốn nào từ các nhà đầu tư hay từ thế chấp tài sản tư hữu (xem Chương 10).

Cuộc đấu thầu của Paul thắng lợi. Trong ba năm sau đó, công ty MBO này hoạt động một cách phi thường dưới thương hiệu mới là Premier. Chi phí chủ yếu được đánh giá trước đây bởi ban giám đốc Foods bất ngờ trở thành giá trị thặng dư cho nhu cầu của Premier. Nhiều sản phẩm mới được triển khai và nhanh chóng giành được thị phần. Lãi suất thuần tăng từ 2,1% năm 1988 lên 8%. Lợi nhuận năm 1985 là 6,6 triệu bảng nhưng sang đến năm 1988 là 31 triệu bảng. Paul và những người đồng sự của ông mua công ty này với giá 97 triệu bảng nhưng bán lại cho Hillsdown - một tập đoàn lớn - với giá 310 triệu bảng vào năm 1989.

Ai đã là người tạo ra giá trị này? Chính Paul và những người bạn của ông! Ai là người được lợi? Paul, bạn của ông và Đại học Cambridge. Một mình Paul đã tạo ra hơn 40 triệu bảng, sau đó ông dùng phần lớn của cải này tài trợ cho Đại học Cambridge xây dựng một toà nhà mới cực lớn mà ngày nay gọi là Phân viện Judge.

Tôi sẽ chẳng bao giờ ngăn cản sự hăng hái của những người có đầu óc kinh doanh như Paul thực hiện việc mua lại một công ty nào đó bằng cổ phiếu hay thành lập một công ty kinh doanh cho riêng mình. Nhìn chung, những biến chuyển này có kết quả tốt đối với nền kinh tế xã hội bởi họ kích thích sự thử nghiệm, họ làm giảm mức độ của sự quân

bình trong nền kinh tế và làm tăng tỷ lệ tăng trưởng của nó. Họ giúp khép lại khoảng trống giữa những người tạo ra của cải và những người được hưởng số của cải đó. Tôi biết rất nhiều người mà cuộc sống của họ đã thay đổi hoàn toàn ngay khi việc mua lại công ty thành công hay thất bại. Điều tuyệt diệu là họ đã làm điều đó trong điều kiện lợi thế không cân xứng.

Nếu kế hoạch kinh doanh thành công, cuộc sống của chúng ta sẽ được cải thiện. Bản thân số tiền có thể không làm bạn hài lòng, nhưng sự mở rộng độc lập về tài chính sẽ giải phóng bạn, giúp bạn có đủ điều kiện để thực hiện những dự án khác. Thậm chí khi công việc kinh doanh thất bại, bạn có thể vẫn có lời. Bạn sẽ học hỏi được nhiều thứ và luôn có thể làm lại từ đầu theo một hướng đi khác - một chiến lược kinh doanh khác, một kiểu tương tự với công việc bạn đã làm trước đây, hay một sự nghiệp hoàn toàn mới. Bạn có thể nghèo hơn trước đây về mặt tài chính nhưng chắc chắn sẽ giàu hơn về kinh nghiệm, và bạn sẽ thấy được giá trị của sự trải nghiệm. Tôi biết rất nhiều người, những người từng thất bại trong lần làm ăn đầu tiên nhưng lại thành công rực rỡ sau đó.

Tuy nhiên, như Rachel, nhiều con người 80/20 đơn giản không thích sự rắc rối, rủi ro, những ràng buộc về mặt pháp luật, và họ mất đi sự hỗ trợ đang có khi tách ra kinh doanh độc lập.

Giải pháp cho điều này là giảm bớt nhu cầu về vốn thông qua việc sử dụng tiền tiết kiệm của bạn và tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè hay những nhà kinh doanh hào phóng. Áp lực khởi đầu một dự án kinh doanh sẽ được giảm xuống.

Hơn nữa, còn có một lựa chọn khác, không phải là phổ quát nhưng có thể sẽ tốt hơn cho những con người 80/20 và cho xã hội: đó là bắt tay với công ty hiện tại của bạn hay công ty khác. Giải pháp kết hợp (như Jerry Bowskill - “lồng nuôi trẻ”, Rick Haller - chia lợi nhuận, hay Barry Jones - cộng tác với công ty) có thể rất hiệu quả nhưng lại làm giảm đáng kể sự phiền phức, rủi ro hay những ràng buộc pháp luật cho bạn.

Một phần của tài liệu 9 yếu tố cốt lõi thành công 80 20 trong công việc (Trang 143)