Câu chuyện của Anton và Jamie

Một phần của tài liệu 9 yếu tố cốt lõi thành công 80 20 trong công việc (Trang 125)

Còn một quan điểm nữa về cách tranh thủ các nhân tài. Có một mối liên hệ giữa những người làm ra tiền trẻ tuổi và những người tương nhiệm nhiều kinh nghiệm hơn, những người có thể rất giá trị. Mối quan hệ giữa người bảo trợ và người được bảo trợ cũng quan trọng không kém, không chỉ trong giới hạn công ty mà còn trải dài qua nhiều mối quan hệ làm ăn. Người trẻ tuổi được chỉ bảo cách khai thác các gen kinh doanh mạnh mẽ, đạt được sự tự tin, và dần dần học được cách tạo ra của cải. Lúc đầu, phần lớn giá trị rơi vào tay người bảo trợ, khi ấy, họ đang tạo ra nhiều giá trị hơn phần họ được hưởng. Đến một lúc nào đó, con người trẻ tuổi ấy hoặc trở thành một phần chính yếu trong công ty đó hoặc có thể ra đi vì một sự nghiệp kinh doanh mới hứa hẹn hơn. Nhưng đó không phải là phần kết của câu chuyện.

Anton và Jamie là những người bảo trợ ban đầu của tôi tại công ty tư vấn LEK. Họ đã khởi đầu sự nghiệp kinh doanh riêng của họ, Anton giữ nhiệm vụ hoàn tất các đơn đặt hàng thương mại trực tiếp, còn Jamie trong vai trò một nhà đầu tư kinh doanh (bạn đã gặp Jamie trong Chương 3). Chúng tôi làm việc sát cánh với nhau và tiếp tục tạo ra lợi nhuận cho nhau. Chúng tôi trao đổi các cơ hội đầu tư, dẫn đến các cơ hội kinh doanh, và quan trọng hơn cả là tìm đến được những người tài năng, những người có thể trở thành nguồn phát sinh của cải cho chúng tôi.

Như hầu hết những con người 80/20, chúng tôi bắt đầu thực hiện một loạt các lợi ích chung mang tính con người với con người, và điều này chắc hẳn sẽ vẫn tiếp diễn mạnh mẽ trong suốt một thời gian dài sau khi ba người chúng tôi thoát khỏi bước ngoặc đáng kể này. Đây là mô hình của sự tạo thành của cải trong nền kinh tế tương lai: một câu lạc bộ những cá nhân giúp đỡ lẫn nhau để tìm ra và khai thác các ý tưởng tạo ra của cải, bất chấp sự liên minh của các

tập đoàn.

Rachel: Điển hình của một nhà quảnlý 80/20 lý 80/20

Một lý do mà Rachel khiến tôi cảm thấy thích thú là bà đã tạo ra của cải nhưng chưa giữ được nó cho mình. Rachel biết mình tạo ra được của cải mặc dù bà luôn tính cẩn thận cả phần của nhóm mình. Vì sao Rachel vẫn chưa bắt đầu được sự nghiệp kinh doanh riêng của mình, hoặc định nghĩa lại các điều khoản hợp đồng với tập đoàn của bà?

Khi tôi nói với bà về chuyện này thì Rachel lại tỏ ra phân vân. Một mặt bà bày tỏ: “Tôi ghét việc mình đang có những công việc rất thành công nhưng lại thuộc về tập đoàn, điều đó chẳng khác nào tôi chẳng thành công gì cả”. Mặt khác, bà lại lưỡng lự khi tôi đề cập đến việc rời bỏ công ty nơi bà đang làm việc.

Năm 2001, bà trở thành một thành viên trong ban quản trị của một công ty nhượng quyền. Ông chủ của Rachel và một công ty cổ phần tư nhân đã đưa ra sáng kiến về công ty MBO. Tuy nhiên, với tư cách là một giám đốc, chịu trách nhiệm hầu hết các tài sản của công ty, Rachel có thể kiếm được khoảng mười triệu đôla sau ba năm nếu như MBO phát triển đúng theo như kế hoạch. Đổi lại, bà phải thực hiện được một dự án đầu tư trị giá 60.000 đôla và chịu trách nhiệm một số bảo đảm về mặt pháp lý.

Rachel vẫn tiếp tục đi cùng MBO, nhưng bà ghét sự bấp bênh và quanh co của quá trình chuyển nhượng tài sản. Cuối cùng, giao dịch này bị thất bại, bởi những lý do hoàn toàn không liên quan đến Rachel hay công việc của bà. Liệu bà có thất vọng không? “Một chút!”, Rachel đáp, “nhưng tôi không bao giờ muốn thực hiện lại quá trình đó một lần nữa”.

“Quản trị các công ty nhượng quyền”, bà nói tiếp, “rất tuyệt vời nếu như tất cả những gì bạn quan tâm chỉ là tiền. Nhưng tôi thì không phải thuộc mẫu người đó. Tôi thích tiền, nhưng tôi đã có đủ rồi. Điều quan trọng với tôi bây giờ là chất lượng của cuộc sống, phần đời làm việc và không

làm việc của tôi. Phần đời làm việc của tôi phụ thuộc vào những người làm việc cùng tôi. Tôi không muốn phải báo cáo cho một nhà tư bản đầu tư nào một lần nữa”.

Tôi thử lần nữa. Mọi thứ Rachel nói có vẻ đúng, nhưng liệu bà có thật sự cảm thấy hạnh phúc với những giao dịch mà bà cùng những người đồng sự của mình có được ngày hôm nay không. Tôi giải thích cặn kẽ số tài sản mà họ đã tạo ra. Tôi so sánh chúng với những gì họ được trả. Liệu có phải họ đang tự đánh lừa mình? Không bàn đến bản chất của đồng tiền, liệu như thế có công bằng không?

“Nhóm của tôi cảm thấy như thế không công bằng. Văn phòng đại diện làm họ khó chịu. Khi họ tuyển dụng một đầu bếp người Pháp nấu ăn trưa, đó chính là điều nặng nề sau cùng. Điều làm người của tôi cảm thấy bực mình là khoản tiền mà một số người của văn phòng đại diện kiếm được, họ nghĩ như thế không công bằng. Mức thưởng thì tốt. Họ có thể kiếm được nhiều hơn ở một chỗ khác nhưng quan trọng là chúng tôi thích làm việc cùng nhau. Hàng triệu, triệu đôla… đó không phải là thứ họ nghĩ họ có thể lấy được. Họ không phải sinh ra là con người của tài chính. Họ không sống vì những cơ hội đó”.

“Hãy nhìn xem, MBO đã thu hút được họ, và họ rất thất vọng khi nó thất bại. Họ cũng bối rối khi không ai từ văn phòng đại diện nói lời xin lỗi. Tôi yên tâm hơn vì tôi cảm thấy đó dường như là trách nhiệm của mình, mọi lợi nhuận phải do tôi tạo ra. Tôi sẽ cảm thấy có trách nhiệm nếu Jason phải thế chấp tài sản và bọn trẻ nhà Jayne học kém và tất cả mọi thứ nếu như có điều gì không hay xảy ra. Những người ở công ty đó không hề tìm đến tôi và giải thích hay giúp tôi yên lòng. Đối mặt với sự chọn lựa giữa các nhà tư bản đầu tư và tình hình hiện tại, tôi vẫn thích hiện tại hơn”.

Tôi nói với Rachel rằng bà vẫn có một chọn lựa thứ ba. Và chúng ta cũng sắp khám phá nó.

Một phần của tài liệu 9 yếu tố cốt lõi thành công 80 20 trong công việc (Trang 125)