Câu chuyện của Donna và Jeff

Một phần của tài liệu 9 yếu tố cốt lõi thành công 80 20 trong công việc (Trang 137)

Sức mạnh của các chuyên gia trong công ty tư vấn hay ngân hàng đầu tư được sánh ngang với những gì mà các nhà quản trị có thể làm cho những doanh nghiệp thông thường, miễn là họ nhận thức được giá trị mà mình cung cấp. Điển hình là câu chuyện của Jeff và Donna Dubinsky, những người sáng lập ra máy điện tử cá nhân PalmPilot.

Jeff và Donna yêu thích việc kiếm tiền. Năm 1995 Jeff và Donna dừng chân tại tập đoàn US. Robotics với 44 triệu đôla khởi điểm.

Ban đầu mọi việc diễn ra tốt đẹp. “US. Robotics để chúng tôi điều hành Palm một cách độc lập. Họ giống như ngân hàng của chúng tôi hơn là một người chủ,” Donna cho biết. Trước sự ngạc nhiên của nhiều nhà tư bản, PalmPilot phất lên như diều gặp gió. Nhưng sau đó, những bất lợi của việc sáp nhập với một tập đoàn khác bắt đầu xuất hiện. Năm 1996, US. Robotics rơi vào tay tập đoàn 3Com. 3Com muốn lấy lại quyền điều hành PalmPilot như một cách thống nhất quyền lực. Jeff và Donna mất đi quyền tự trị, và dĩ nhiên kèm theo đó là một phần đáng kể lợi nhuận khi 3Com nghĩ đến việc bán đi PalmPilot.

Điều này làm bùng nổ chiến tranh tâm lý giữa Jeff- Donna và Eric Benhamou, CEO của 3Com. Jeff và Donna xin được tách PalmPilot ra nhưng Eric không đời nào ưng thuận (năm 1998, PalmPilot là tiêu điểm sáng giá nhất trong tập đoàn 3Com). Tuy nhiên, Eric cũng ý thức được rằng Jeff và Donna nắm giữ nhiều “con bài” tốt hơn và họ luôn có thể xây dựng một đối thủ cạnh tranh lại PalmPilot bất cứ lúc nào.

Thật vậy, năm 1999, họ thành lập Handspring. Eric đồng ý cấp giấy phép cho họ sử dụng hệ thống Palm, vì thật ra ông cũng không còn chọn lựa nào khác. Donna nói: “3Com phải chọn lựa giữa việc để chúng tôi sử dụng lại hệ thống Palm hoặc chúng tôi sẽ tự xây dựng lại một hệ thống tương tự khác. Và họ biết sẽ khôn ngoan hơn nếu họ dùng chúng tôi như những người cộng tác hơn là những đối thủ cạnh tranh.”

Handspring được thành lập nhằm mục đích tạo ra một sản phẩm thay thế rẻ và tốt hơn Palm. Và như tôi đã đề cập ở trên, họ đang thực hiện việc đó với một sự phô trương rầm rộ.

Chúng ta có thể học được gì từ Jeff và Donna? _Thật sai lầm khi giam cầm những con người 80/20 trong một tập đoàn mà họ không có quyền điều khiển cũng như không có quyền sở hữu những gì liên quan trực tiếp đến công việc của họ. Điều này hoàn toàn không có lợi cho cả đôi bên.

_ Bất chấp mọi hoàn cảnh, những cá nhân sáng tạo như Jeff và Donna luôn nắm trong tay lợi thế. Khi một cá nhân sáng tạo nào đó quyết tâm giữ lại phần giá trị do chính họ tạo ra thì công ty sẽ mất đi phần giá trị đó. Một tập đoàn lớn có thể mua được ý tưởng, sản phẩm và bằng phát minh sáng chế, nhưng nếu những nhân viên nòng cốt ra đi, sự phát triển cũng sẽ đi theo.

_ Một thỏa thuận “hai chiều” giữa những con người sáng tạo và tập đoàn của họ theo kiểu Jeff-Donna làm thường kết thúc có lợi cho đôi bên. Nhưng những người sáng tạo phải có được quyền tự trị cũng như một điều khoản công bằng trong chính công việc của họ.

Một phần của tài liệu 9 yếu tố cốt lõi thành công 80 20 trong công việc (Trang 137)