Câu chuyện của Bill

Một phần của tài liệu 9 yếu tố cốt lõi thành công 80 20 trong công việc (Trang 159)

Trở lại những năm 80, Bill - một con người 80/20 - điều hành một công ty nhỏ với lợi nhuận cũng rất khiêm tốn. Ông làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Ông gặp khó khăn trong việc xác định hướng thành công trong vô số định hướng của công nghệ phần mềm. Do đó ông đã chia nhỏ đội ngũ nhân viên của mình thành nhiều nhóm, nhóm làm việc với DOS, nhóm làm OS/2, nhóm khác thì làm SCO Unix, một số khác làm ứng dụng Mac, phần còn lại phát triển phần mềm riêng cho chính công ty của ông. Dường như ông không có lòng tin chắc chắn vào bất kỳ một định hướng nào có thể giúp ông thắng được các đối thủ to lớn hơn mình.

Sau đó, Bill đã khéo léo thực hiện từng bước. Vào lúc sự nghiệp đang ở cao trào, ông mang công ty nhỏ bé của mình ra đánh cược khi liên minh hợp tác với IBM. Bill đưa ra thỏa thuận rằng công ty của ông sẽ phát triển phần mềm trên máy tính cá nhân cho IBM, nhưng không có giới hạn trong việc sử dụng các phần mềm đó cho những máy tính khác. Quyết định sử dụng “cấu trúc mở” đã giúp IBM đạt được sự tăng trưởng phi thường trong doanh số trên máy tính cá nhân. Với hoạt động kinh doanh công nghệ phần mềm, dù tổng doanh thu thấp nhưng lợi nhuận thu được chiếm tỉ lệ rất cao trong đó, đây quả là một món lợi hấp dẫn cho doanh nghiệp. Chính sự hợp tác giữa Bill và IBM đã làm dịu lại vấn đề trên. Sau bước chuyển đó, Bill Gates đã nhận ra bước ngoặc có thể đưa ông trở thành người giàu nhất hành tinh.

IBM cuối cùng cũng nhận ra sự kỳ diệu ấy dù muộn màng. Lẽ ra họ phải nhận thấy rằng trong sự liên minh ấy, Microsoft thật sự là kẻ có lợi hơn IBM rất nhiều. IBM đã quá tập trung vào công việc kinh doanh nội bộ mà bỏ quên các

đối tác của mình. Nếu họ nhất định xem việc mua lại một phần lớn Microsoft như một điều kiện trong hợp đồng liên minh thì Bill đã không thể từ chối. Có lẽ bởi vì Microsoft là một công ty quá nhỏ để có thể làm bận tâm một tập đoàn thành công như IBM.

Bill Gates là ví dụ điển hình cho một hệ quả tất yếu. Cũng như sự kiện Allied Domecq bán Plymouth Gin cho những con người 80/20 một lần nữa cho thấy các công ty lớn và trưởng thành đã giao dịch với những dự án kinh doanh nhỏ bé, tầm thường nhưng mang lại nhiều triển vọng to lớn cho chủ sở hữu nó về sau. Nói cách khác, các tập đoàn lớn dường như thích được khai thác bởi những kẻ mới mẻ và nhỏ bé.

Rachel: Điển hình của một nhà quảnlý 80/20 lý 80/20

Người bạn của chúng ta - Rachel - đã sử dụng những công ty khác để sản xuất phần lớn sản phẩm, dịch vụ mà công ty của bà cung cấp. Dự án được thực hiện bởi những nhà thiết kế cá nhân hay các công ty nhỏ bên ngoài. Mọi hoạt động sản xuất đều được hoàn thành bởi “thành phần thứ ba”. Việc buôn bán trong cửa hàng được coi sóc bởi người của Rachel, mặc dù cửa hàng đó thuộc sở hữu và chịu sự điều hành của các công ty khác. Rachel gặp nhiều hạn chế trong việc lặp lại hệ thống, thực hiện chiến lược kinh doanh cũng như giao dịch trực tiếp với khách hàng.

Rachel có thể tự làm những việc đó một mình với chính công ty của bà. Vấn đề quan trọng duy nhất chỉ là thương hiệu sản phẩm mà người chủ đã để lại cho bà khi khởi nghiệp. Song, cũng như tấm gương của Plymouth Gin, chừng đó là đủ để Rachel có thể gầy dựng sự nghiệp từ một thương hiệu “chết”. Bất chấp sản phẩm đó gần như không còn tiếng tăm gì trên thị trường, bà đã xây dựng thêm ba thương hiệu hàng hóa khác từ trong đống hỗn độn ấy.

Rachel đồng ý rằng: “Những gì mà tôi cần bây giờ là sự đảm bảo và sự tự tin để trở thành thành viên của một tập đoàn lớn. Tôi nhận thức được rằng tốt nhất là mình không

nên dựa vào nguồn lực của công ty đó hay cách thức hoạt động của nó. Tôi phải xây dựng một đội ngũ nhân viên riêng và phải dựa trên chính thực lực của mình, cũng như những đơn hàng nhắm vào các công ty bên ngoài. Tôi cho rằng mình đang khai thác các công ty khác và tất nhiên có thể hoàn thành việc đó dựa trên chính khả năng tài chính của mình - nếu chúng tôi có lòng tin và sự quyết tâm.”

Một phần của tài liệu 9 yếu tố cốt lõi thành công 80 20 trong công việc (Trang 159)