Mừng hôm nay! Trống hội vang lên
Trời đất Điện Biên ngút ngàn linh khí Nay giỗ Hoàng Công Chất
Cả Điện Biên vui ngày lễ hội Rộn rã trống chiêng
Tưng bõng cờ xí Rực sáng đất trời
Cờ đỏ sao vàng, cờ hội tung bay Ngược xuôi rộn rã
Sông Nậm Rốm bồi đắp phù sa Hồ Pa Khoang đem nguồn nước mới
Cho Điện xoay chiều, cho lúa Mường Thanh hai vụ tốt tươi Tạo nòn, Nang nòn sừng sững ngàn xưa
Nhìn lại hơn hai thế kỷ
Đoàn kết ngược xuôi Hoàng Công Chất dựng xây Độc lập Êm no công ơn Đảng, Bác Hồ.
Nhí linh xa! Thế kỷ Mười tám Hoàng Công Chất Anh hùng áo vải Quê Thái Bình Nuôi dưỡng chí trai
Cùng tướng Ngải, tướng Khanh Ngược xuôi đoàn kết
Bền lòng, vững chí Trận đánh Pú Vằng
Bắt tướng giặc Phạ Chảu Tín Toòng Làm bạt vía lũ quân giặc Phẻ
Giải phóng Mường Thanh đất trời biên giới Đoàn kết anh em
Xuôi ngược một nhà
Xây đắp nên thành Bản Phủ Làm khiếp vía lũ giặc hung tàn Tự hào thay
Keo Chất áo nâu Dũng cảm thay
Tướng Ngải, tướng Khanh Nối tiếp theo
Trang sử hào hùng Hai trăm năm sau
Trận đại thắng Điện Biên. Thế mới biết!
Cha ông ta thuở trước Lấy yếu chống mạnh Lấy Ýt địch nhiều
Lấy đạo nghĩa để thắng hung tàn Lấy chí nhân để thay cường bạo Nước giàu không chỉ quân lương Dân mạnh còn nhờ đạo lý
Coi sơn hà xã tắc là thiêng Lấy độc lập tự do làm quý. Tiếp bước!
Con cháu nay có Đảng dẫn đường Mở mang kinh tế xoá đói giảm nghèo Con đường giàu mạnh
Vững bước đi lên
Cuộc sống văn minh, gia đình văn hoá Các dân téc
Ngược xuôi đoàn kết Yêu thương nhau Nh anh em một nhà Chung quả bầu
Gắn bó mãi nh keo sơn Vì sự nghiệp nâng cao trí tuệ Theo Bác Hồ dựng xây kinh tế Để muôn đời
Giữ vững đất biên cương
Trước anh linh hương hồn tiên tổ Thắp nén nhang tỏ lòng tôn kính.
Sau đó, chủ tế hoá chúc văn ngay tại chỗ trong tiếng trống chiêng và tiếng nhạc trầm hùng. Cuối cùng, quan viên và dân chúng lễ tạ dâng hương tại bia tưởng niệm. Lúc này khách thập phương mới được vào đền thắp hương làm lễ. Khi cuộc đại tế kết thúc, nhân dân thụ léc tại đền trong không khí vui vẻ, đầm Êm.
Có thể thấy, tế lễ trong lễ hội hiện đại đã có những thay đổi đáng kể. Thời gian lễ hội đã rút ngắn, tất cả đều tổ chức vào ban ngày, lễ vật dâng lên đền đơn giản hơn trước đây rất nhiều, song lại thêm nhiều nghi thức lễ. Qua các lễ thức, đã thể hiện rõ đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của đồng bào các dân téc Tây Bắc. Từ đạo lý đó, nhân dân đã khái quát hoá và siêu linh hóa các vị anh hùng đã có công với dân, với nước. Vì vậy, vị trí của các vị anh hùng đó đã chiếm phần quan trọng trong tâm linh của mỗi người dân. Đồng thời, qua những lễ nghi tưởng niệm long trọng và trang nghiêm đó cũng bộc lé những khát vọng, những mong muốn tốt lành đối với cộng đồng các dân téc.
3.2.2. Phần hội
Nếu nghi lễ là một hệ thống tĩnh có tính quy phạm nghiêm ngặt, được cử hành tại đền thì trái lại, hội là một sinh hoạt dân dã phóng khoáng, ai cũng bình đẳng tham dù vui chơi. Ngày nay, lễ hội thành Bản Phủ vẫn tiếp tục kế thừa những hoạt động hội như trong lễ hội truyền thống. Tuy nhiên, do thời gian mở hội chỉ còn 2 ngày (ngày 24 và 25 tháng 2 âm lịch), vả lại thời gian dành cho các nghi thức tế lễ nhiều hơn. Do vậy, một số hoạt động
hội như trò chơi Tómaklẹ, chọi gà, đấu vật, leo cột mỡ đã không được thưc hiện, chỉ còn một số trò chơi dân gian trong hoạt động hội ngày nay như: Tung còn, kéo co, bắn tên, múa hát cồng chiêng và có thêm một số trò chơi khác: Chơi cờ, thi văn hoá Èm thực các dân téc.
*/. Thi văn hoá Èm thực các dân téc
Mỗi dân téc chọn một đội, nấu các món ăn của dân téc mình trong một khoảng thời gian nhất định. Lực lượng tham gia chủ yếu là các mẹ, các chị, các món ăn chủ yếu được chế biến từ các sản vật của địa phương như: các món ăn được chế biến từ Hoa Ban – một đặc sản của miền Tây Bắc; món cá nướng thể hiện tấm lòng hiếu khách của đồng bào Thái Điện Biên. Đặc biệt là món xôi đồ của người Thái, nếu ai đã một lần nếm thử chắc sẽ còn nhí mãi hương vị đậm đà của nó… Sau khi hoàn thành tác phẩm, ban giám khảo sẽ đi thưởng thức và chấm điểm, đội thắng sẽ có thưởng. Cuộc thi thể hiện tài nấu nướng của đồng bào các dân téc, đồng thời bảo tồn, phát triển văn hoá Èm thực các dân téc.
*/. Chơi cờ biển
Chơi cờ là một trò chơi mang tính trí tuệ cao được mọi người tham gia đông đúc, đặc biệt là các bậc trí thức không kể tuổi tác. Bàn cờ được vẽ bằng vôi trắng, quân cờ là một cái biển, trên biển có viết tên quân cờ bằng chữ Hán. Biển đó được gắn vào một thanh sắt có chân.
Tham gia đấu cờ là những “tay cờ” nổi tiếng trong làng bản, ngoài ra còn có những đấu thủ cờ ở những nơi khác tới để tranh giải. Trọng tài của cuộc đấu cờ do làng mời, các cụ có tiếng là cao cờ và có uy tín trong làng. Trọng tài bắt thăm để xếp từng đôi đấu với nhau, mỗi đôi được đấu ba ván để phân thắng bại, nếu ai thua hai ván liền thì trọng tài cho bãi cuộc và cứ nh vậy từng đôi đấu với nhau cho đến hết lượt. Đến đợt hai gồm những người thắng ở đợt một, và đợt ba gồm những người thắng ở đợt hai thi đấu với nhau.
Chơi cờ là sự tổng hợp của lý trí, trí tuệ, mưu lược, thái độ, cử chỉ, tâm lý người chơi... Đó chính là điều hấp dẫn lôi cuốn người xem. Thế cờ cũng là thế sống, hơn nữa là vận nước, là cuộc đấu chính trị đầy căng thẳng. Trong dân gian có biết bao truyền thuyết về đấu cờ, có lẽ chơi cờ cũng là cách để Hoàng Công Chất luyện quân. Vì vậy, lễ hội tưởng niệm ông đều tổ chức đấu cờ (trước đây lễ hội Hoàng Công Chất không chơi cờ mà là tổ chức đánh bạc).
Mấy năm trở lại đây, tại Thái Bình – nơi sinh ra người anh hùng dân téc Hoàng Công Chất - còng tổ chức lễ hội để tưởng niệm ông. Lễ hội được thể hiện theo nghi lễ miền xuôi, cũng có tế lễ và một số hoạt động hội.