Nghĩa của lễ hội Hoàng Công Chất trong đời sống văn hoá của đồng bào Tây Bắc nói chung và đồng bào Thái Mường Thanh

Một phần của tài liệu hoàng công chất từ nhân vật lịch sử đến nhân vật truyền thuyết (Trang 98)

của đồng bào Tây Bắc nói chung và đồng bào Thái Mường Thanh - Điện Biên nói riêng

Lễ hội Hoàng Công Chất ở thành Bản Phủ – Noong Hẹt có một ý nghĩa rất lớn đối với đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Tây Bắc nói chung và đồng bào Thái Mường Thanh nói riêng. Nó là một hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian đặc thù và mang tính tổng hợp cao.Lễ hội chính là môi trường bảo lưu và tái hiện một cách tốt nhất truyền thuyết về Hoàng Công Chất. Lễ hội sinh ra từ lúc nào có lẽ không ai có thể xác định được rõ ràng. Nhưng có một điều chắc chắn rằng: Lễ hội đã trở thành nhu cầu của đời sống tinh thần từ lâu đời. Thông qua diện mạo của lễ hội, người ta có thể tìm về với đời sống tâm linh, tín ngưỡng của nhân dân nơi đây. Sự chuyển di của những yếu tố truyền thuyết, những yếu tố tín ngưỡng có từ xa xưa trong đời sống dân gian vào lễ hội giúp cho lễ hội có sức sống tiềm Èn và liên tục được dân gian hoá. Các nghi thức tế lễ, các lễ vật dâng cóng, các trò chơi trong ngày hội đều nhằm mục đích làm sống lại hình tượng người anh hùng trong lịch sử. Đồng bào các dân téc Tây Bắc nói chung và đồng bào Thái Mường Thanh nói riêng, không mê tín nhưng rất thành kính

về mặt tâm linh, họ tin và tôn thờ Hoàng Công Chất bằng một tấm lòng thiêng liêng cao cả. Mỗi dịp lễ hội, nh mét bức thông điệp cho khát vọng của người dân là làm sao để: Thiên thời - địa lợi - nhân hoà sẽ tạo nên mọi sự tốt đẹp.

Lễ hội thành Bản Phủ được tổ chức hằng năm cũng là dịp để những người dân sau những thời gian làm lụng vất vả được nghỉ ngơi, được vui chơi, giao lưu, giao cảm cùng nhau. Đó cũng là dịp để mọi người già trẻ, gái trai ai cũng tự do tham dự hội hè, có dịp gặp gỡ bạn bè gần xa, được thưởng thức những món ăn đặc biệt của từng dân téc... Lễ hội còn mang lại sự tự do, bình đẳng, dân chủ cho đồng bào các dân téc trong cả nước, miền xuôi cũng như miền ngược, là quá trình đúc kết truyền thống lịch sử, văn hoá xã hội và những nếp sống tài hoa, tình nghĩa xóm làng và tính cộng đồng sâu sắc của cha ông. Đồng thời, thông qua lễ hội để giáo dục lòng yêu nước, tinh thần kiên cường, bất khuất, sẵn sàng chiến đấu hy sinh cho nền độc lập tự do của dân téc: “Thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước,

nhất định không chịu làm nô lệ” (Hồ Chí Minh).

Có thể thấy, lễ hội không phải là sản phẩm của một cá nhân nào mà là sản phẩm của cả tập thể đông đúc, là nhu cầu tinh thần của một cộng đồng. Cộng đồng còn thì lễ hội của họ cũng còn, có khác chăng cũng chỉ là một số biến đổi trong các nghi thức sao cho phù hợp với thời cuộc hơn mà thôi. Chính vì vậy, lễ hội là di sản quý báu của dân téc, nó cần được giữ gìn, truyền lại cho các thế hệ sau. Đó là sức mạnh tinh thần và là tinh hoa văn hoá của dân téc. Cùng với sự thay đổi và phát triển của đất nước, lễ hội sẽ mãi mãi mang ý nghĩa vô cùng tích cực, góp phần vào việc kế thừa truyền thống dân téc và tiếp thu những yếu tố mới là cho sự thống nhất giữa Chân, Thiện, Mỹ được thể hiện rõ ràng trong mọi sinh hoạt của xã hội ta. Từ đó biết gạt bỏ những cái lỗi thời, cản trở sự tiến bộ, phản khoa học, phản nhân văn để tăng cường mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người, củng

cố niềm tin và hi vọng vươn tới tương lai. Có thể nói, lễ hội truyền thống nói chung và lễ hội thành Bản Phủ nói riêng đã, đang và sẽ mãi là nhu cầu thiết thực trong đời sống tinh thần của con người, vẫn mãi là cứu cánh của đời sống trần tục, tạo ra sức mạnh tinh thần để con người vượt qua mọi gian khổ của cuộc đời, vươn lên xây dựng cuộc sống trong tương lai tốt đẹp hơn. Đó là sức mạnh của niềm tin và hy vọng.

*/. Tiểu kết

Tây Bắc là vùng đất hội tụ và lưu giữ các giá trị văn hoá truyền thống của nhiều dân téc. Điều này có thể thấy được phần nào thông qua lễ hội thành Bản Phủ, một lễ hội có giá trị rất lớn về mặt tâm linh đối với đồng bào Tây Bắc nói chung và đồng bào Thái Mường Thanh - Điện Biên nói riêng.

Cùng với sự phát triển của xã hội, sự giao lưu văn hoá giữa các dân téc là điều tất yếu xảy ra, nó ảnh hưởng đến cách thức tổ chức lễ hội còng nh các hoạt động hội. Song không vì thế mà lễ hội thành Bản Phủ lại mất đi nét độc đáo của một lễ hội vùng Tây Bắc. Bởi lễ hội chính là cuộc sống được tái hiện dưới hình thức “tế lễ” và “trò diễn”, đó là cuộc sống lao động và chiến đấu của cộng đồng cư dân. Cuộc sống đó đã được “Thăng hoa”, được liên kết và quy tụ lại thành thế giới “tâm linh”. Đó là thế giới, là cuộc sống thứ hai thoát ly tạm thời thực tại để đạt tới hiện thực lý tưởng mà ở đó mọi thứ đều trở nên đẹp đẽ lung linh, siêu việt và cao cả.

Đến với lễ hội thành Bản Phủ chính là cuộc hành hương trở về với truyền thống đạo lý “uống nước, nhớ nguồn”, tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với công lao to lớn của người anh hùng nông dân Hoàng Công Chất và đó cũng là dịp cho ta ôn lại truyền thống lịch sử oanh liệt của cha ông ta trong công cuộc chống xâm lăng trong suốt bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước.

C. Kết luận.

1. Điện Biên là một tỉnh miền núi phía Tây Bắc Tổ quốc. Mảnh đất và con người Điện Biên được hình thành từ lâu đời, cùng trong cái nôi của đại gia đình dân téc Việt Nam gồm nhiều dân téc anh em sinh sống. Vùng đất này vừa có núi non hùng vĩ, vừa có cánh đồng rộng thẳng cánh cò bay, cảnh yêu, người mến. Đây cũng là cửa ngõ biên cương của Tổ quốc, bởi vậy ở thời đại nào nó cũng có một vị trí hết sức quan trọng về mặt chiến lược quân sự. Điều đó góp phần tạo nên truyền thống yêu nước đã đựơc hun đúc từ ngàn đời của nhân dân nơi đây. Sự phát triển của lịch sử các dân téc Điện Biên gắn với mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội và truyền thống đoàn kết đấu tranh chống thiên tai cũng như chống kẻ thù từ bên ngoài xâm nhập, trong đó người Thái là lực lượng nòng cốt. Không chỉ tham gia tích cực vào quá trình dựng nước và giữ nước của dân téc, đồng bào các dân téc Mường Thanh - Điện Biên còn đóng góp một nền văn hoá đậm đà bản sắc với những tín ngưỡng, phong tục, lễ hội, trò chơi dân gian và đặc biệt là một kho tàng văn học dân gian giàu giá trị với đầy đủ mọi thể loại.

Với đề tài: Truyền thuyết và lễ hội đền thành Bản Phủ ở Noong Hẹt -

Điện Biên, chóng tôi mong muốn đóng góp thêm một tiếng nói để giới

thiệu và khẳng định về diện mạo văn hoá dân gian của vùng đất này.

2. Luận văn đã giới thiệu một cách khá đầy đủ về cuộc khởi nghĩa cùng với hệ thống truyền thuyết về Hoàng Công Chất ở Điện Biên. Đồng thời chúng tôi cũng chỉ ra những đặc điểm cơ bản của hệ thống truyền thuyết này:Truyền thuyết Hoàng Công Chất là truyền thuyết lịch sử. Các tác giả dân gian đã thêu dệt và lưu truyền những câu chuyện về người anh hùng của họ theo đúng đặc trưng nội dung và thi pháp nghệ thuật của thể loại truyền thuyết dân gian. Hình tượng Hoàng Công Chất – người anh hùng nông dân khởi nghĩa – là sự kết tinh truyền thống yêu nước đã hình

thành từ thuở xa xưa của dân téc. Kết cấu chuỗi, một kiểu kết cấu đặc biệt của truyền thuyết lịch sử, đã tạo cho truyền thuyết Hoàng Công Chất có tính chất mở. Với kiểu kết cấu này, hình tượng Hoàng Công Chất hiện lên ở nhiều góc cạnh với nhiều tầng ý nghĩa. Nhân dân đã thêu dệt những yếu tố thần kì lấp lánh xung quanh cuộc đời và sự nghiệp của người anh hùng bằng những truyền thuyết với mục đích tôn vinh, ngợi ca. Cũng chính những truyền thuyết dân gian Êy đã làm cho hình ảnh người anh hùng Hoàng Công Chất có sức sống bền lâu trong tâm thức dân gian, làm tăng thêm lòng biết ơn thành kính, sự khâm phục của các thế hệ nhân dân đối với vị anh hùng đã có công giải phóng, mở mang bờ cõi, đem lại sự thịnh trị cho đồng bào Thái nói riêng và đồng bào các dân téc Mường Thanh nói chung. Đặc biệt, với những chi tiết thần linh, kỳ ảo về nguồn gốc xuất thân, những hành trạng phi thường của nhân vật đã tạo nên sức mạnh và niềm tin vào sự phù hộ che chở của những bậc tiền bối trong tâm linh người dân.

Luận văn đã đi sâu phân tích những mô típ nổi bật của hệ thống truyền thuyết Hoàng Công Chất để thấy rõ được hình tượng Hoàng Công Chất – vị anh hùng dân téc – luôn sống mãi trong sự ngưỡng mộ và sự yêu mến của dân gian. Tìm hiểu truyền thuyết về Hoàng Công Chất trên phương diện kết cấu và các mô típ là một trong những thao tác quan trọng để tìm hiểu truyện cổ dân gian nói chung và tiểu loại truyền thuyết lịch sử nói riêng. Chính thao tác này giúp cho việc xác định con đường hình thành, tồn tại, kết nạp thêm những chi tiết mới, yếu tố mới trong quá trình ứng tác dân gian mang đậm dấu Ên vùng văn hoá trong tác phẩm văn học dân gian. Thông qua việc xây dựng hình tượng nhân vật anh hùng, truyền thuyết Hoàng Công Chất đã thể hiện tinh thần đoàn kết các dân téc, phản ánh sự nghiệp đấu tranh anh hùng bất khuất của nhân dân nơi đây.

3. Vượt qua bao thời gian, bao sự thăng trầm của lịch sử, truyền thuyết về Hoàng Công Chất vẫn mãi khắc sâu trong tâm linh, kí ức của

những người dân sống trên mảnh đất Điện Biên lịch sử. Cùng với truyền thuyết, lễ hội cũng có vai trò rất lớn trong việc thể hiện tấm lòng biết ơn và tưởng nhớ công lao của các vị anh hùng. Luận văn đã đi sâu mô thuật phần lễ và phần hội một cách khá chi tiết, cụ thể. Đồng thời cũng chỉ ra được sự biến đổi từ lễ hội truyền thống đến lễ hội hiện đại cả về quy mô và tính chất, tuy nhiên các nghi lễ ở đây cũng có những nét đặc sắc riêng gắn liền với địa phương, với dân téc. Luận văn cũng chỉ ra mối quan hệ biện chứng, hữu cơ giữa truyền thuyết và lễ hội. Chúng luôn có mối liên hệ mật thiết, bổ sung và hỗ trợ cho nhau trong việc tạo dung và phản ánh hình tượng người anh hùng. Tìm hiểu lễ hội truyền thống ở Noong Hẹt - Điện Biên, ta thấy rằng truyền thuyết đã in đậm bóng dáng trong lễ hội thông qua các nghi lễ và trò diễn. Chỉ tiếc rằng các nghi lễ truyền thống đã Ýt nhiều bị mai mét trong lễ hội hiện đại. Tuy nhiên, lễ hội Hoàng Công Chất ở thành Bản Phủ – Noong Hẹt ngày nay được tổ chức hàng năm vào tháng hai âm lịch vẫn rất tưng bõng, náo nhiệt. Lễ hội vừa có nét chung của lễ hội truyền thống đồng thời cũng có nhiều nét đặc trưng riêng hết sức độc đáo trong cách tiến hành nghi lễ và các trò diễn, đó là sự đan xen kết hợp giữa nghi thức miền xuôi và nghi thức miền ngược.

Quá trình nghiên cứu truyền thuyết và lễ hội ở đền thành Bản Phủ Noong Hẹt - Điện Biên đã bổ sung cho chúng tôi rất nhiều tri thức về văn học dân gian nói riêng và văn hoá, văn nghệ dân gian nói chung, đặc biệt là văn hoá văn nghệ Mường Thanh - Điện Biên. Từ đó càng làm tăng thêm lòng yêu mến quê hương và quý trọng vốn văn hoá truyền thống của dân téc.

Hoàng Công Chất là niềm tự hào của các dân téc Điện Biên. Tìm hiểu truyền thuyết và lễ hội về Hoàng Công Chất, ta vừa thấy được cuộc đời, sự nghiệp của người anh hùng dân téc này, vừa thấy được toàn bộ bức tranh về đời sống kinh tế, xã hội, lịch sử Việt Nam thời bấy giê. Để nghiên cứu được tất cả những vấn đề này một cách sâu sắc toàn diện hơn, chắc chắn sẽ

cần thêm rất nhiÒu thời gian và công sức. Nếu có dịp được quay trở lại vấn đề này ở hướng nghiên cứu tiếp theo, chóng tôi sẽ mở rộng phạm vi nghiên cứu truyền thuyết - lễ hội Hoàng Công ChÊt không chỉ ở tỉnh Điện Biên mà còn ở nơi Hoàng Công Chất đã sinh ra (Vò Thư - Thái Bình), và truyền thuyết ở những nơi nghĩa quân Hoàng Công Chất đã đi qua. Hy vọng với hướng nghiên cứu này, sẽ đưa ra được những kết luận mới, những cái nhìn toàn diện sâu sắc hơn, đáp ứng được sự ngưỡng mộ của nhân dân cả nước nói chung, đồng bào các dân téc Điện Biên nói riêng, đối với người anh hùng dân téc Hoàng Công Chất.

Một phần của tài liệu hoàng công chất từ nhân vật lịch sử đến nhân vật truyền thuyết (Trang 98)